Cách ủ vỏ cà phê làm phân bón

Cách ủ vỏ cà phê làm phân bón

Ủ vỏ cà phê làm phân bón. chế phẩm cách ủ phân từ vỏ cà phê. Humic là gì. vật liệu phương pháp ủ. thực nghiệm trên cây cà phê

HoangYen.Group đưa đến các bạn bè, ủ vỏ cà phê làm phân bón còn giúp tạo ra các chất chống ôxi hóa và kháng khuẩn, giúp bảo vệ cây trồng khỏi các bệnh hại và tăng cường sức đề kháng của chúng. Vì vậy, việc sử dụng vỏ cà phê làm phân bón không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí và bảo vệ môi trường mà còn mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp và cây trồng.

Tóm tắc ủ vỏ cà phê làm phân bón

Ủ vỏ cà phê làm phân bón là một quá trình tái chế vỏ cà phê để tạo thành phân bón hữu cơ. Quá trình này bao gồm việc lấy vỏ cà phê từ các quán cà phê hoặc các nhà máy chế biến cà phê, sau đó sàng lọc để loại bỏ các tạp chất và chất độc hại. Sau đó, vỏ cà phê được ủ trong một môi trường ẩm ướt và khí hậu ấm áp trong vòng 6 đến 12 tháng. Quá trình ủ giúp phân hủy các chất hữu cơ trong vỏ cà phê và tạo ra một loại phân bón giàu dinh dưỡng cho cây trồng. Phân bón từ vỏ cà phê được sử dụng để cải thiện đất và tăng cường sự sinh trưởng của cây trồng một cách tự nhiên và bền vững.

Vỏ cà phê bao gồm hàm lượng chất hữu cơ cao, rất thích hợp cho việc sản xuất phân hữu cơ. Quy trình ủ hoai hiện nay thường tốn nhiều thời gian. Gây thất thoát các chất khoáng trong phân. Khi được ủ với chế phẩm E.M. Phân hữu cơ từ vỏ cà phê có thể sử dụng được sau 6 tuần ủ. Hàm lượng acid humic đạt 12,45 % trọng lượng khô, cao hơn 2,8 % so với ủ bằng chế phẩm Trichoderma.

Khi bón cho cây cà phê, năng suất trái trung bình không thay đổi. So với sử dụng phân vô cơ và phân hữu cơ ủ với chế phẩm Trichoderma.

Tỉ lệ đậu trái cà phê sau 6 tháng bón phân đạt 17,1 chùm/ cành.

Khi bón bằng phân vô cơ 14,9 chùm/cành

Phân hữu cơ từ vỏ cà phê được ủ với Trichoderma 15,8 chùm/ cành.

Ủ vỏ cà phê làm phân bón
Ủ vỏ cà phê làm phân bón

Giới thiệu về ủ vỏ cà phê làm phân bón

Chất mùn chứa nhiều loại acid hữu cơ như acid humic, acid fulvic, acid fugavic… goi chung là acid mùn. Trong khi đó, với khối lượng dồi dào và hàm lượng chất hữu cơ cao (chiếm trên 80 % trọng lượng chất khô) vỏ quả cà phê là nguồn nguyên liệu rất thích hợp để sản xuất phân hữu cơ.

So sánh với các sản phẩm nông nghiệp khác, ủ vỏ cà phê làm phân bón được để sản xuất phân bón có chứa một lượng lớn cafein và tanin. Đây là hai thành phần có tác dụng ức chế hoạt động phân giải chất hữu cơ của các vi sinh vật thông thường, làm cho quá trình phân hủy vỏ cà phê trở nên chậm hơn so với các sản phẩm khác. Do đó, vỏ cà phê có thể giữ được tính hữu dụng trong thời gian dài hơn.

Những nghiên cứu ban đầu trên quy mô phòng thí nghiệm đã chứng minh khả năng mùn hóa nhanh chóng của chế phẩm E.M . Ngoài ra, sự có mặt của các chủng vi sinh vật trong chế phẩm E.M khi bón vào đất sẽ giúp cây trồng hấp thu các chất khoáng hiệu quả hơn. Tăng khả năng chống chịu với các vi sinh vật gây bệnh.

Từ những kết quả thu được bước đầu, chúng tôi đã giới thiệu với các bạn cách ủ vỏ cà phê bằng chế phẩm E.M và bón cho cây cà phê.

So sánh

Đối với một khối ủ được thực hiện đúng kĩ thuật, thời gian hoai mục thường mất khoảng 2,5-3 tháng. Ở một số địa phương. Người dân đã sử dụng chế phẩm Trichoderma để ủ hoai. Nhưng hiệu quả cũng không ổn định, do loài nấm này không thể phát triển được khi nhiệt độ đống ủ tăng cao. Một chế phẩm E.M bao gồm các chủng Streptomyces sp., Bacillus sp. và Aspergillus sp. Được thử nghiệm sản xuất nhằm mục đích rút ngắn thời gian ủ vỏ cà phê làm phân bón. Các chủng vi sinh hữu ích này vừa có khả năng phát triển tốt trên nguồn nguyên liệu vỏ cà phê. Chịu được nhiệt độ cao của đống ủ vừa có khả năng sản sinh ra các hoạt chất ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh trong đống ủ.

Phương pháp ủ vỏ cà phê làm phân bón
Phương pháp ủ vỏ cà phê làm phân bón

Vật liệu và phương pháp ủ vỏ cà phê làm phân bón

Vật liệu

  • Vỏ cafe tươi.
  • Chế phẩm sinh học E.M Thành phần trong 1 g sản phẩm chứa Bacillus sp. (108 CFU/g);Streptomyces sp. (108 CFU/g); Aspergillus sp. (108 bào tử/g).

Phương pháp

Trộn đều 1000 kg vỏ cà phê, 200 kg phân bò khô với 50 kg phân lân (super lân). Trải nguyên liệu ủ thành từng lớp dày khoảng 10 cm. Hòa tan các loại chế phẩm sinh học vào nước sạch theo liều lượng sử dụng rồi phun đều lên bề mặt từng lớp nguyên liệu.
Cân đối độ ẩm của khối ủ khoảng 60%. Trộn đều và gom thành đống cao khoảng 1m.
Dùng bạt phủ kín khối ủ, sau 7-10 ngày tiến hành đảo trộn đều khối ủ. Đánh giá khối ủ sau các khoảng thời gian 14, 28, 42, 49 và 56 ngày. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: nhiệt độ đống ủ, pH đống ủ, hàm lượng acid humic.

Kết luận ủ vỏ cà phê làm phân bón

Humic

Hoạt động của nhiều loại vi sinh vật khác nhau trong chế phẩm E.M. Đã giúp cho hàm lượng acid humic gia tăng đều đặn và đạt giá trị cao nhất sau 6 tuần ủ, đạt 12,45 %. Sau ủ vỏ cà phê làm phân bón , hoạt động của các vi sinh vật trong khối ủ chậm lại, thể hiện qua nhiệt độ của các khối ủ giảm dần, nên hàm lượng acid humic không thay đổi khi ủ với thời gian lâu hơn.

Chế phẩm E.M

Kết quả thí nghiệm cho thấy việc sử dụng chế phẩm E.M do Trường Đại học Thủ Dầu Một cung cấp có thể rút ngắn thời gian ủ hoai của vỏ cà phê. Chúng ta có thể sử dụng phân hữu cơ từ vỏ cà phê được ủ theo quy trình có bổ sung chế phẩm E.M sau ít nhất 42 ngày. Điều này đem lại nhiều lợi ích cho các xí nghiệp sản xuất phân hữu cơ từ vỏ cà phê. Giúp rút ngắn thời gian ủ và giải phóng mặt bằng nhanh chóng hơn..

Thực nghiệm

Hỗn hợp vỏ cà phê khi được ủ với chế phẩm E.M. Do Trường Đại học Thủ Dầu Một nghiên cứu sản xuất cho hiệu quả cao hơn so với khi ủ bằng chế phẩm Trichoderma. Sau 6 tuần ủ, hàm lượng acid humic trong khối ủ đạt 12,45 % trọng lượng khô, pH 5,03 và nhiệt độ khối ủ đạt 44 oC.

Quy trình ủ vỏ cà phê làm phân bón
Quy trình ủ vỏ cà phê làm phân bón

Ủ bằng nấm trichoderma được không?

Được nhé, cũng rất hiệu quả.

Thời gian ủ bao lâu?

Đạt chuẩn là 6 tuần, tuy nhiên không đủ quy trình, cách thức, thì lâu hơn 1 tí.