Hoa thạch lựu phổ biến trên toàn thế giới với vẻ đẹp độc đáo và giá trị tuyệt vời. Không chỉ hoa mà hầu hết các bộ phận trên cây hoa này đều có thể ứng dụng để làm thành các bài thuốc Đông y với hiệu quả điều trị cao. Hãy cùng Hoàng Yến Group tìm hiểu chi tiết thông tin để biết cách thức trồng loài hoa này tại nhà nhé!
Hoa thạch lựu là hoa gì?
- Tên gọi khác: Lựu hạnh, hải lựu, bạch lựu, lựu chùa tháp, thạch lựu bì.
- Tên trong khoa học: Punica granatum L.
- Tên trong y dược: Pericarpium punicae granati.
- Họ: Lựu.
Loài hoa thạch lựu được xác định có nguồn gốc từ các nước Tây Á. Tuy nhiên, sau đó đã được di thực, trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, giống hoa này thường được trồng chủ yếu để lấy quả cũng như làm cảnh.
Cây hoa là thuộc dạng thực vật thân nhỏ, chiều cao trong khoảng từ 4 – 6m. Phần vỏ cây sần sùi và có dạng nâu xám. Một số cành có thể xuất hiện gai. Phần rễ cây gỗ, có hình trụ. Vỏ rễ thường có màu nâu đỏ, phía bên trong sẽ có màu vàng nhạt hình trụ. Lá cây mọc dạng đối xứng với nhau. Phần mặt lá dạng mỏng, bóng nhẵn, cuống lá dạng ngắn.
Hoa thạch lựu mọc đơn và cũng có thể mọc thành nhiều cụm ở ngọn cành. Mỗi bông hoa thường sẽ có 5 – 6 cánh có màu đỏ chói hay trắng nhị bầu. Hoa cũng có chứa nhiều nhị bầu, ô chứa nhiều noãn được xếp chồng lên nhau. Thông thường, hoa sẽ nở rộ vào mùa hè. Cây hoa sẽ có quả màu cam hoặc đỏ. Kích thước quả thường bằng nắm tay. Cây thường rất sai quả vào tháng 7 – 8 hàng năm.
>>> Xem thêm: Hoa trạng nguyên loài hoa của thành công, may mắn, thuận lợi
Công dụng của hoa lựu hạnh
Hoa lựu hạnh có nhiều công dụng, giá trị trong đời sống. Các bạn có thể tận dụng để có thể đáp ứng được tối ưu nhu cầu của mình.
Trong trang trí
Cây hoa lựu hạnh được sử dụng phục vụ cho hoạt động trang trí không gian vô cùng đẹp mắt. Loại hoa này có nhiều ý nghĩa có thể xua đuổi được tà ma, vận xui cũng như thu hút thêm may mắn, tài lộc đặc biệt vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.
Hơn thế nữa, hoa và lá của cây cũng có công dụng tốt trong hoạt động thanh lọc không khí. Hai bộ phận này vừa có thể hút được bụi, khí dầu trong không khí. Nhờ vậy, góp phần mang tới một bầu không khí trong lành cho các gia đình.
Đối với hoạt động chữa bệnh
Ngoài trang trí, làm đẹp cảnh quan hoa thạch lựu còn có giá trị vô cùng hữu ích trong hoạt động chữa bệnh.
Trong y học cổ truyền
Trong Y học cổ truyền, loại cây hoa lựu hạnh được ví như loại thuốc quý. Hầu như các bộ phận có trên cây hoa đều được sử dụng để chiết xuất thành các bài thuốc có giá trị:
- Vỏ cây hoa có vị chua và chát, tính ấm, có thể khử trùng, chỉ huyết hay sáp trường hiệu quả.
- Vỏ rễ và rễ vị đắng, chát, tính ôn có thể sử dụng để sát trùng, trừ sán, sáp trường cũng như chỉ đới hiệu quả
Theo nhiều nghiên cứu y khoa, trong vỏ, rễ cây cũng có chứa thành phần pelletierin có chứa độc tính. Bởi vậy, hai bộ phận này sẽ thường sử dụng phần vỏ rễ, thân tươi vừa mới được thu hoạch. Bởi trong vỏ, có chứa hàm lượng pelletierin ở dạng muối tannat ít có chứa độc cho cơ thể người. Nếu như dùng vỏ khô thì cần tiến hành ngâm khoảng vài giờ trong nước trước khi thực hiện pha chế.
Ngoài ra, hai bộ phận vỏ rễ, vỏ thân của hoa thạch lựu cũng được ứng dụng để làm thuốc ngậm để chữa đau răng. Vỏ quả khi hạ thổ cũng có thể được dùng làm thuốc chữa kiết lỵ.
Trong y học hiện đại
Trong y học hiện đại cây hoa lựu hạnh có công dụng điều trị các chứng bệnh:
- Chống xuất huyết: Dịch chiết từ vỏ rễ cây hoa có tác dụng đẩy nhanh quá trình đông máu.
- Kháng khuẩn: Nước sắc từ vỏ lựu có thể ức chế được vi khuẩn Escherichia coli, Bacillus dysenteriae,….
- Chống oxy hóa: Vỏ lựu có chứa nhiều các hoạt chất có thể chống oxy hóa. Từ đó, loại bỏ được các gốc tự do có thể gây hại cho tim. Đồng thời, trì hoãn tiến trình gây lão hóa. Bên cạnh đó, giảm nguy cơ gây ung thư cũng như loại bỏ được các độc tố tích tụ bên trong cơ thể.
Theo nhiều nghiên cứu y khoa tại Anh cũng đã chứng minh được cây hoa thạch lựu này có thể hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, Parkinson. Hoạt chất Punicalagin chiết xuất từ vỏ lựu có tính chất chống oxy hóa, có thể ức chế quá trình viêm gây sưng bên trong tế bào não. Qua đó, có thể ngăn chặn được những nguy cơ làm tổn thương các tế bào một cách tối ưu.
Thực phẩm
Hoa lựu hạnh còn có thể sử dụng để làm vị thuốc tốt cho sức khỏe thông qua việc chế biến thành những món ăn rất hấp dẫn. Theo đó, các bạn có thể kết hợp hoa với sườn heo và các gia vị để xào. Món ăn này có tác dụng rất hiệu quả đối với các phụ nữ có kinh nguyệt không đều.
Ngoài ra, nếu muốn phòng cảm lạnh các bạn cũng có thể sử dụng hoa cùng với bách hợp để xào. Khi bách hợp có màu trong suốt sẽ có được công dụng vô cùng hiệu quả.
>>> Xem thêm: Tổng hợp thông tin hoa mộc lan và những công dụng tuyệt vời
Cách trồng hoa lựu hạnh
Có thể nhận thấy loài hoa lựu hạnh có nhiều công dụng cũng như giá trị trong đời sống. Theo kinh nghiệm gieo trồng từ những người trồng hoa lâu năm tại Group Mua Bán Trồng Hoa Đà Lạt ❤️ thì giống hoa này tương đối dễ trồng, dễ chăm sóc. Các bạn hoàn toàn có thể tự mình trồng cũng như chăm sóc cây thạch lưu ngay tại nhà để mang về may mắn cũng như tài lộc trong mùa Xuân này.
Cây hoa thạch lựu này có thể vừa trồng bằng hạt hoặc cũng có thể trồng bằng cách chiết nhánh đều cho kết quả ra hoa, quả tương đương. Tuy nhiên, phương thức chiết nhánh được đánh giá phổ biến cũng như được ưa chuộng hơn bởi cây sẽ cho ra rễ nhanh hơn. Đối với phương án này, người trồng nên thực hiện vào thời điểm mùa xuân để cho kết quả tối ưu nhất.
Để tiến hành, các bạn cần chọn một cành cây khỏe khoảng 2 năm tuổi. Sau khi cắm được nửa tháng thì cành sẽ mọc rễ. Nếu chọn cách thức tách gốc thì có thể thực hiện vào thời điểm tháng 4 mỗi năm. Đây là lúc cây ra lộc. Các bạn cần chọn được cành khỏe nhất để có thể thực hiện cách thức tách gốc.
Chăm sóc cây hoa thạch lựu
Hoa lựu hạnh vốn là loại cây hoa rất dễ trồng cũng như chăm sóc. Tuy vậy, nếu như muốn có được một chậu hoa đẹp, nở ra nhiều hoa, sai quả các bạn cần chú ý tới việc quan tâm cũng như chăm sóc cây sao cho hợp lý để trồng cây được một cách hiệu quả nhất.
Về ánh sáng, nước tưới
Hoa lựu hạnh ưa nắng, nhiệt độ cao. Bởi vậy, khi trồng cần chú ý cho cây ra những nơi có đầy đủ ánh nắng. Nếu nhiệt độ quá thấp, cây hoa sẽ chết. Cùng với đó, cây sẽ không thích hợp ở những nơi có nhiệt độ quá thấp. Loài cây hoa chịu được úng, không chịu được khô hạn. Vì thế, các bạn cần chú ý tới độ ẩm cho cây bằng cách thường xuyên tưới nước để đảm bảo duy trì độ ẩm tối ưu.
Về cách thức bón phân
Sẽ không thể có được những chậu hoa thạch lựu đẹp, sai hoa, trĩu quả như mong muốn nếu các bạn không lưu ý tới cách thức bón phân. Sau khi trồng trong chậu khoảng 1 – 2 tuần, các bạn có thể dùng phân dynamic (khoảng nửa bát con) nhét tại quanh miệng chậu.
Tiếp đó khoảng 1 tháng, người trồng có thể tiếp tục bón phân NPK (16 – 16 – 8) với liều lượng khoảng 2 muỗng cafe/chậu/lần/tháng. Chú ý nếu trồng cây trong chậu không cần bón phân quá nhiều mà cần bón đúng định kỳ và nên pha loãng khi tưới.
Về cách thức phòng bệnh
Hoạt động trồng cây lựu hạnh cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề mầm bệnh thường gặp ở cây hoa như rầy mềm, rệp tấn công. Hãy quan sát kỹ nếu nhận thấy các biểu hiện nhẹ thì có thể dùng giẻ lau sạch.
Nếu như cây mắc bệnh nặng cần dùng thuốc bảo vệ thực vật phun sương vào thời điểm sáng sớm trước khi nắng lên. Chú ý không phun tưới vào trong gốc cây sẽ khiến cây dễ bị chết. Tiếp đó vài ngày thực hiện tưới nước rửa lại. Như vậy, rầy rệp sẽ bị bong vỡ phấn trắng và chết.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng hoa mai địa thảo và chăm sóc hiệu quả
Hình ảnh hoa thạch lựu
Một số những hình ảnh về hoa lựu hạnh đẹp mắt chắc chắn sẽ khiến các bạn ngỡ ngàng! Hãy cùng chiêm ngưỡng ngay thông qua những bức ảnh dưới đây nhé!
Lời kết
“Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”
Những bông hoa thạch lựu đỏ rực như những đốm lửa đã trở thành hình ảnh gắn liền với đời sống con người Việt Nam. Ở Tây Ban Nha, hoa lựu hạnh rất được tôn quý khi xuất hiện trên quốc huy của quốc gia này đỏ tươi như ánh mặt trời. Hy vọng với những thông tin được Hoàng Yến Group cập nhật trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài hoa độc đáo này.
Hỏi đáp về hoa lựu hạnh
Một số những câu hỏi về hoa lựu hạnh mang tới cho các bạn những thông tin vô cùng hữu ích về giống cây hoa độc đáo này. Cùng tham khảo nhé!
Hoa thạch lựu nở vào mùa nào?
Hoa lựu hạnh được ví như loài hoa của mùa hè. Đây là cây dạng thân gỗ, quả có nhiều hạt, hoa màu đỏ thường nở vào thời điểm mùa hè hàng năm.
Hoa thạch lựu mộc là gì?
Thạch lựu mộc là một quan niệm trong phong thủy, tướng số. Đây là một trong sáu nạp âm của hành Mộc. Các bạn có thể hiểu là cây lựu đá, thuộc hành Mộc nhưng có chất đá.
Thạch lựu mộc là dạng cây thân thấp, thân gỗ vô cùng cứng cáp, có thể sinh trưởng tại các vùng núi đá. Bởi vậy, cây hoa thường có sức sống tốt, mãnh liệt và thường được ứng dụng để sử dụng làm cảnh.
Người có mệnh này là các tuổi Tân Dậu, Canh Thân. Những người thuộc mệnh này thường có tính cách mạnh mẽ, gan dạ, dám làm dám chịu. Họ cũng là người thông minh vô cùng lanh lợi và có được khả năng giao tiếp tốt.
Lưu ý gì khi dùng các bài thuốc từ hoa lựu hạnh
Những bài thuốc được chiết xuất từ hoa lựu hạnh hiện đang được sử dụng rất nhiều trong đời sống. Tuy nhiên, để đảm bảo được tối ưu hiệu quả các bạn cần chú ý:
- Không dùng rễ thạch lựu với những phụ nữ đang trong quá trình mang thai hay sức khỏe yếu.
- Vỏ của rễ cây thường có độc tính nên không dùng cho người mắc bệnh dạ dày.
- Không dùng thuốc từ hoa lựu hạnh cùng với các loại thuốc điều trị chứng tăng huyết áp.
Vân Nguyễn 18/11/2023