Hoa dương tử kinh là hoa gì?
- Tên gọi khác: Hoa móng bò, hoa móng ngựa.
- Tên trong khoa học: Bauhinia blakeana.
- Tên trong tiếng Anh: Henry Blake.
- Họ: Đậu – Fabaceae.
- Chi: Bauhinia – Chi Ban.
Hoa dương tử kinh được tìm thấy tại một vùng đảo gần bờ biển tại Hồng Kông bởi nhà nghiên cứu thực vật học nổi tiếng thế giới Henry Blake. Về sau, hoa được đặt theo tên của nhà thực vật học này. Người Hồng Kông thường gọi là lá thông minh hay thông minh diệp, biểu tượng cho sự thông minh, giỏi giang. Cho tới năm 1908, giống hoa này đã được Cục Thực vật và Lâm nghiệp Hồng Kông công bố về sự tồn tại cũng như phát triển.
Mặc dù được tìm thấy từ năm 1880, nhưng tới năm 1965 hoa này mới được Hồng Kông phê chuẩn làm biểu tượng của quốc gia. Vào năm 1997, hoa cũng được in trên lá quốc kỳ màu đỏ tươi và bông hoa thông minh diệp đặt ở chính giữa.
Ngoài ra, hoa cũng được xuất hiện trên các huy hiệu, đồng Dollar của đất nước. Năm 1967, giống hoa này đã được du nhập vào Đài Loan và cũng được đặc biệt coi trọng, trở thành biểu tượng của thành phố Gia Nghĩa (Đài Loan).
Đến Hồng Kông, các bạn có thể thấy một tượng đài hoa được đúc bằng vàng ngay tại Trung tâm hội nghị triển lãm, hướng ra vịnh Victoria đã trở thành điểm check in nổi tiếng hàng đầu tại đặc khu.
>>> Xem thêm: Xao xuyến sắc vàng hoa Mimosa loài hoa quý tại Đà Lạt
Đặc điểm cây hoa móng bò
Hoa móng bò thuộc cây thân gỗ, ưa sáng, ưa ánh nắng. Khi du nhập vào nước ta rất phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng nên phát triển mạnh mẽ, hoa đẹp, được rất nhiều người yêu thích.
Cây hoa dương tử kinh có độ cao trung bình trong khoảng từ 3 – 7m. Lá cây dạng lưỡng thùy, to, dày, nhìn giống như những cánh bướm hay hình trái tim với chiều dài khoảng từ 7 – 10cm, rộng khoảng từ 10 – 13cm. Mùa hoa thường bắt đầu từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau.
Thoạt nhìn những cánh hoa móng bò có nhiều điểm khá giống với hoa ban vùng Tây Bắc nước ta. Hoa kích thước lớn từ 12 – 15cm. Màu hoa có tone màu đỏ hồng giống với hoa mộc lan nhưng phong phú hơn với đa dạng các màu như: Hồng nhạt, tím nhạt, hồng ánh tía,…Hương hoa đặc trưng với mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu.
Cây hoa còn được gọi là cây vô sinh, bởi cây không có khả năng kết quả, tạo hạt. Đây là một trong những điểm vô cùng thú vị và còn là sự bí ẩn của giống hoa mà nhiều nhà khoa học còn phải đau đầu.
Ý nghĩa của hoa dương tử kinh
Hoa móng bò được chọn làm quốc hoa của đất nước Hồng Kông, bởi vậy loài hoa này ẩn chứa ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với con người xứ cảng:
Trong đời sống
Không phải ngẫu nhiên trong số vô vàn loài hoa, dương tử kinh lại được tôn trọng và chọn làm biểu tượng của một quốc gia. Giống hoa mang vẻ đẹp trang nghiêm, mạnh mẽ, biểu trưng cho một sức sống mạnh mẽ, tinh thần tự lực, tự cường của người dân.
Không chỉ mang ý nghĩa tinh thần cao cả, giống hoa dương tử kinh này còn biểu trưng cho sự bất tử, trường tồn vĩnh cửu với thời gian. Điều này cũng gắn liền với tình yêu đôi lứa, nguyện gắn bó dài lâu, bền vững theo năm tháng.Cùng nhau vượt qua được mọi gian khó trong cuộc đời.
Loài hoa cũng đại diện sự thông minh, sáng tạo. Người ta sẽ ép thành hoa khô hay kết thành các lẵng hoa ấn tượng để khích lệ, động viên tinh thần học tập cho các học sinh. Qua đó, mong muốn việc học tập sẽ có được những kết quả tốt đẹp.
Trong phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, giống hoa móng bò thường tượng trưng cho sức mạnh, vươn lên khó khăn, cố gắng hết mình. Đồng thời, mong cầu về một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc cũng như luôn mạnh khỏe trong cuộc sống.
>>> Xem thêm: Hoa muồng hoàng yến loài hoa nữ hoàng của xứ sở chùa Vàng
Công dụng của hoa móng bò
Có nhiều công dụng được tìm thấy trong những cánh hoa móng bò. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là lợi ích chữa bệnh vô cùng hữu ích:
Trang trí, làm đẹp cảnh quan
Cây hoa với phần tá lá dài, to nên được trồng chủ yếu để tạo bóng mát, tạo cảnh quan công cộng. Qua đó, vừa giúp tạo được bóng mát vừa, làm cảnh quan đô thị xanh tươi hơn. Đặc biệt hơn cả, cây hoa còn giúp hỗ trợ thanh lọc không khí, mang tới bầu không khí trong lành, tỏa hương thơm mát, sạch sẽ và vô cùng dễ chịu.
Thuốc chữa bệnh
Ngoài việc trồng hoa dương tử kinh tại nơi cảnh quan đô thị, cây móng bò còn được sử dụng để chế biến thành dược phẩm. Các bộ phận của cây để có thể chế biến thành các loại thuốc cụ thể như sau:
Hoa
Hoa của cây phơi khô, pha với nước sôi uống để điều trị một số các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa. Hoặc các bạn cũng có thể sắc để uống, trị các bệnh có liên quan tới gan, phổi hay đường hô hấp như viêm nhiệt, viêm phế quản,…
>>> Xem thêm: Hoa thạch lựu không hổ danh quốc hoa của xứ sở bò tót
Vỏ cây
Vỏ cây được dùng ép lấy nước trị giun sán rất tốt. Ngoài ra, bộ cũng có thể hạn chế được tình trạng lở loét, vết thương hở. Nhờ vậy, giúp cho vết thương nhanh lành hơn bao giờ hết.
Lõi thân cây
Theo các nghiên cứu có chỉ ra, phần lõi của thân cây có chứa hàm lượng lớn tanin, trị bệnh lỵ amip, cầm máu rất tốt. Đặc biệt, có thể giảm được độc tố của rắn độc. Chiết xuất từ vỏ cây có thể an thần, giảm đau, hạ nhiệt rất tốt.
Rễ cây
Phần rễ của cây hoa dương tử kinh có dịch chiết khô thyrocap được chứng minh có thể giảm thiểu tình trạng bệnh cho người mắc bệnh bướu cổ. Trong cây còn chứa nhiều hợp chất như: Astragalin, lutein, bibenzyl,… ở nhiều quốc gia. Người ta sử dụng cây để trị bệnh tim thông qua cách thức nấu lá, hoa, cành móng bò với nước để làm nước uống hàng ngày.
Lá cây
Trong Đông y, lá của cây hoa dương tử kinh thường có tính bình, vị nhạt, trị tiêu chảy, chữa ho, nhuận tràng. Người ta thường phơi khô lá cây rồi sắc thành nước uống mỗi ngày, mỗi ngày 2 lần trước mỗi bữa ăn.
Ngoài ra, có một giống cây móng bò với tên gọi là champion (dây móng bò). Đây là một dạng cây dây leo, có thể lên tới vài mét. Trong Đông y, đây là thảo dược hiệu quả cho những người mắc bệnh trĩ, với vị đắng nhẹ, tính bình, chỉ thống, trấn tĩnh, tán ứ, chữa đau dạ dày, đau lưng,…rất hiệu quả.
Nước hoa, tinh dầu
Hoa của dương tử kinh có mùi thơm nên đã được nhiều nhà sản xuất điều chế thành nước hoa cũng như tinh dầu. Hương nước hoa từ hoa móng bò được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao.
Thực phẩm
Trong thực phẩm, loại cây móng bò thường được sử dụng làm chất tạo màu, tạo vị cho các món ăn tự nhiên và an toàn.
Cách trồng cây dương tử kinh
Cách thức nhân giống phổ biến của cây hoa dương tử kinh đó là phương thức gieo hạt. Ngoài ra, các bạn cũng có thể lựa chọn cây giống để trồng với chiều cao cây trung bình khoảng từ 25cm trở lên. Trước khi gieo trồng cần:
– Chuẩn bị:
- Hạt giống: Chọn hạt giống có chất lượng tốt, không mắc sâu bệnh.
- Đất trồng: Đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng, độ pH duy trì trong khoảng từ 5 – 6. Tiếp tục trộn đất với phân chuồng hoai mục, trấu để làm đất trồng cây.
– Thực hiện:
- Bước 1: Sau khi mua được hạt giống cây hoa người trồng nên ngâm trong nước ấm khoảng 2h. Tiếp trồng hạt trên đất đã chuẩn bị.
- Bước 2: Cho hạt vào trong đất, tưới nước thường xuyên cho hạt có đủ độ ẩm để nảy mầm.
- Bước 3: Sau khi mầm đã lớn thành cây con thì đánh cây ra trồng ở bầu đất để dễ dàng chăm sóc. Khi cây con được khoảng 1 năm tuổi các bạn có thể mang đi trồng cố định.
- Bước 4: Đào hố trồng cây với kích thước phù hợp với bộ rễ của cây. Trước khi trồng cần bón lót phân chuồng + vôi bột để cung cấp thêm dinh dưỡng và cân bằng được độ chua của đất.
- Bước 5: Thực hiện tưới đẫm nước cho cây hồi phục cũng như quen dần với môi trường sống mới.
Cách chăm sóc cây hoa móng bò
Cách thức chăm cây hoa dương tử kinh thực tế không quá khó. Người trồng chỉ cần lưu ý tới một số những vấn đề sau:
Tưới nước
Do nhu cầu độ ẩm của hoa tương đối thấp nên có thể tưới cây khoảng 2 ngày/lần. Nếu trong thời tiết trời mưa liên tục thì có thể ngừng tưới, cho cây thoát nước kịp thời.
Lưu ý không tưới quá nhiều nước, cây sẽ dễ ngập úng, thối gỗ do tình trạng thoát nước không kịp.
Bón phân
Một năm trồng cây hoa dương tử kinh chia thành 4 đợt bón thúc giúp cây phát triển, nhanh cho ra hoa sớm:
- Đợt 1: Từ tháng 2 – 4 bón thêm phân đạm, NPK (16:16:8), 2 tuần thực hành 1 lần.
- Đợt 2: Từ tháng 4 – 6 bón thêm phân Super lân, ure cho cây.
- Đợt 3: Từ tháng 6 – 10 bón thêm phân hữu cơ, phân KLC thúc đẩy cho cây ra hoa.
- Đợt 4: Từ tháng 10 – 12, cung cấp phân hữu cơ, phân chuồng cho hoa.
Tỉa cành
Khoảng 2 tháng người trồng nên thực hiện cắt tỉa bớt cành sát gốc, cành khô mọc vượt hay những cành bị sâu bệnh tấn công. Từ đó, giúp cho cây phát triển khỏe mạnh hơn. Đồng thời, tạo được kiểu theo ý muốn.
Phòng sâu bệnh hại
Chú ý thường xuyên kiểm tra được tình trạng cho cây đặc biệt là khi cây chuẩn bị ra hoa, dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Khi phát hiện sâu bệnh cần loại bỏ những cành bị nhiễm để tránh được tình trạng bệnh lây lan. Đồng thời, chú ý thường xuyên phun các loại thuốc bảo vệ thực vật, diệt nấm rệp giúp bảo vệ cây tránh được sâu bệnh hại tấn công.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về giống hoa dương tử kinh. Những giá trị, công dụng tuyệt vời từ hoa chắc hẳn là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho các bạn có được lựa chọn cho trang trí không gian vô cùng ấn tượng.
Câu hỏi về dương tử kinh
Một số những câu hỏi được Hoàng Yến Group tổng hợp về giống hoa các bạn có thể tham khảo lựa chọn để cùng nắm bắt nhé!
Cây hoa móng bò hợp với mệnh nào?
Trong quan niệm về ngũ hành, cây hoa dương tử kinh là giống cây màu xanh, màu mang tới sự may mắn cho người mệnh Thủy. Vậy nên, giống hoa này đặc biệt phù hợp với những người mệnh Thủy. Tuy nhiên, cây hoa cũng không quá kén tuổi nên ai cũng có thể trồng giống cây hoa này.
Cây móng bò bao lâu ra hoa?
Móng bò ra hoa sớm ngay từ thời điểm cây còn nhỏ. Hoa thường nở quanh năm. Tuy vậy, sau mỗi lần hoa tàn cây sẽ yếu dần. Quả dạng quả đậu thuôn dài. Khi quả còn non sẽ chuyển sang màu xanh, chuyển màu nâu khi chín.
Vân Nguyễn 11/01/2024