Giới thiệu về cây hoa gạo
- Tên gọi khác: Bông gạo, cây gạo, mộc miên, hồng miên, pơ – lang (người Tây Nguyên).
- Tên trong khoa học: Bombax ceiba.
- Họ: Bombacaceae – Gạo.
Loài hoa có nguồn gốc từ khu vực Ấn Độ, vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Sau này, qua quá trình du nhập giống hoa này đã tới với nhiều nước khu vực châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia,… Đây là cây hoa đặc trưng của mọi vùng quê nước ta (đặc biệt là khu vực miền Bắc), được coi là biểu tượng của tuổi thơ.
Theo nhiều tài liệu lịch sử còn ghi lại, hoa mộc miên đã từng được vua Triệu Đà tặng cho vua của nhà Hán (Trung Quốc) ở thế kỷ 2 TCN. Ở đất nước tỷ dân, loài hoa màu đỏ này chính là biểu tượng của các tỉnh Quảng Châu, Cao Hùng. Tại đây, người dân thường gọi cây hoa này là anh hùng thụ.
Cây hoa chủ yếu sinh trưởng phổ biến tại các vùng đất thấp, nhiệt đới ẩm trong khoảng nhiệt độ từ 25 – 40 độ C. Vì là giống cây cổ thụ nên khả năng phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt tự nhiên như: Sương giá, nhiệt độ thấp hay cao, chịu được ngập úng tốt.
Cây thường sinh trưởng nhanh khi còn nhỏ. Người trồng chỉ cần tập trung chăm sóc cây khi đạt từ 2 – 5 năm tuổi. Lúc này, chỉ cần thực hiện việc tưới nước cho cây.
>>> Xem thêm: Dùng hoa lộc vừng chơi Tết cho năm mới an khang, phát tài
Đặc điểm của hoa mộc miên
Cây hoa mộc miên là giống cây thân gỗ, chiều cao trung bình của giống hoa này trong khoảng từ 10 – 15m, mọc dạng thẳng đứng. Thân cây thường có nhiều gai, có công dụng ngăn chặn côn trùng, có thể tấn công và đẻ trứng. Mặc dù là giống thân gỗ như thân của cây hoa thường khá mềm, giòn. Vỏ của cây thường có chứa nhiều chất bổ dưỡng, có thể khai thác để chế tạo được thuốc.
Hoa của cây thường có màu đỏ rực, 5 cánh mọc đều nhau, xòe rộng. Hoa có thể mọc đơn độc hay thành chùm. Đài hoa có dạng hình chén thường có 3 thùy, đường kính trung bình trong khoảng từ 3 – 5cm.
Nhụy của cây hoa mọc thẳng tắp, màu đỏ vàng ở đầu. Hoa thường nở vào thời điểm mùa xuân, rụng lá vào thời điểm mùa đông. Khi hoa nở, cả vùng rực đỏ sắc hoa vô cùng bắt mắt và hấp dẫn.
Cành cây hoa mọc ngang nên phần tán lá thường rộng, vỏ của cây có màu nâu, có gai. Lá của cây hoa có màu xanh thâm, hình dạng kép chân vịt, rụng lá vào thời điểm mùa khô. Lá thường mọc chét tại cuống, lá có thể dài tới 20cm.
Khi hoa tàn thì quả cũng xuất hiện. Quả của cây có chiều dài trung bình khoảng 13cm, có màu xanh nhạt khi còn non, chuyển dần sang màu nâu khi chín.
>>> Xem thêm: Vẻ đẹp của hoa Tulip “Nàng công chúa” của các loài hoa
Hoa gạo có màu gì?
Do đặc điểm và nơi sinh trưởng mà giống cây mộc miên thường được chia thành các loại hoa khác nhau. Trong đó, chủ yếu phân loại dựa vào màu sắc. Trong số đó hoa đỏ vẫn là màu hoa được biết tới nhiều nhất. Có một số loại khá hiếm, có giá trị cao:
Hoa gạo đỏ
Đây là giống hoa thường gặp nhất, được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Cây hoa có màu đỏ rực rỡ, thường nở vào thời điểm cuối xuân, đầu hạ. Hoa có 5 cánh, to, bản dày, mọc thành cụm ở các nhánh cây. Quả khi chín sẽ chuyển sang màu đen và tách quả thành 5 mảnh. Ở bên trong hạt có chứa nhiều hạt, sợi bông nhỏ và mềm.
Giống hoa mộc miên thường dễ sống, dễ trồng trên các loại đất thịt, đất cát phù sa ngọt.
Hoa gạo màu vàng
Giống hoa này không được trồng phổ biến, trở thành một điểm nhấn đặc biệt khi nhắc tới cây hoa mộc miên. Cũng giống như các cây gạo đỏ, hoa vàng là cây thân lớn, mọc thẳng, cành khẳng khiu, được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới. Lá của cây thường rụng vào mùa đông, đơm hoa vào cuối xuân, đầu hạ (tháng 3 tới nửa đầu tháng 4).
Hoa thường nở đẹp nhất trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tuần. Sau đó, hoa sẽ tàn, rơi rụng dần. Màu hoa vàng mang tới cho không gian xung quanh một sắc màu tươi tắn và tràn đầy năng lượng.
Hoa gạo trắng
Đây là giống hoa có màu trắng khá hiếm gặp. Hoa có màu trắng tinh khôi. Tuy nhiên, phần nhựa cây lại có màu đỏ. Màu hoa mang vẻ đẹp mộc mạc, tinh khiết rất quý hiếm.
Cây hoa dạng thân gỗ, chiều cao có thể lên tới 15 – 20cm. Vỏ cây màu nâu, gai sần sùi ở thân. Hoa có kích thước to, có 5 cánh, các cánh hoa vừa dày vừa to, nở khi giao mùa, từ xuân sang hạ.
>>> Xem thêm: Rực rỡ những cánh hoa cát tường khoe sắc giữa trời Xuân
Sự tích cây hoa mộc miên
Trong kho tàng dân gian còn truyền lại câu chuyện về loài hoa mộc miên. Chuyện kể rằng, ở bản nọ có chàng trai nghèo yêu cô sơn nữ xinh đẹp. Tới ngày cả hai kết duyên thì trời đổ mưa lớn. Cơn lũ đã cuốn đi ngôi nhà cùng lễ vật của chàng trai.
Dân làng đã bàn nhau trồng cây nêu để chàng lên trời hỏi sự tình. Trước khi đi, anh chàng đã trao cho cô gái băng vải đỏ, mỗi đầu có tua 5 cánh để thể hiện lời thề thủy chung.
Khi đến Thiên đình, chàng đã hỏi rõ sự tình vì sao trần gian mưa nắng thất thường. Vì thần Sấm xao nhãng trong công việc nên đã chuẩn tấu giữ chàng trai ở lại để giúp việc. Kể từ đó, bầu trời được nâng lên cách xa mặt đất, người hạ giới không thể lên được nữa.
Về phần chàng trai, ở lại làm thần Mưa ngày ngày nước mắt tuôn rơi vì nhớ người yêu. Cô gái dưới hạ giới ngày ngày trèo lên cây nêu ngóng người yêu. Một lần, Ngọc hoàng vi hành xuống hạ giới đã cho cô một điều ước. Cô gái đã ước biến thành cây hoa thân mọc thẳng, ngọn cao. Dải vải đỏ biến thành bông hoa để người yêu có thể nhận ra. Nói rồi, cô gái gieo mình xuống.
Tại nơi cô gái chết mọc lên cây hoa với những bông hoa đỏ rực. Ngắm nhìn những đóa hoa, ẩn chứa linh hồn của người yêu, nước mắt thần Mưa không ngừng tuôn rơi. Từ đó, dân gian gọi với cái tên hoa mộc miên để thể hiện cho mối tình nồng thắm, thủy chung giữa hai người.
Ý nghĩa của hoa gạo
Cây hoa mộc miên ẩn chứa nhiều ý nghĩa đặc biệt, gắn liền với đời sống con người:
Trong đời sống
Trong dân gian, loài hoa mộc miên là biểu tượng văn hóa, nét đẹp mộc mạc của làng quê Việt Nam. Cuối mùa xuân đầu mùa hè là mùa hoa nở rộ. Vì thế, loài hoa này còn mang ý nghĩa cho hy vọng cũng như nguồn năng lượng tích cực, tươi mới, sung túc và vẹn toàn.
Ngoài ra, cây hoa cũng thể hiện cho sự chân thành của những người dân quê. Nhắc tới hoa là gợi nhắc về tuổi thơ, quê hương khiến cho ai đi xa cũng đều muốn quay về.
Trong tình yêu
Loài hoa với màu đỏ rực biểu trưng cho lời thề nguyền, hẹn ước sắt son, thủy chung của đôi lứa yêu nhau. Dù khó khăn, trắc trở hay xa cách nhất định sẽ chờ đợi nhau đến ngày đoàn tụ.
Trong phong thủy
Dân gian xưa thường quan niệm cây hoa có khả năng xua đuổi được tà ma, quỷ dữ, mang lại sự an lành, bình yên cho người dân. Chính vì thế, cây hoa này thường rất được coi trọng cũng như trồng nhiều cho tới ngày nay.
Giá trị của cây hoa gạo
Cây mộc miên từ lâu đã gắn liền với tiềm thức của biết bao thế hệ người Việt với những hoài niệm không thể quên. Không những vậy, cây hoa còn có những giá trị hữu dụng trong đời sống:
Giá trị trang trí
Cây hoa được trồng để tạo bóng mát, làm đẹp cho không gian sống. Đặc thù cây hoa có dáng cổ thụ, thường được sử dụng làm cây cảnh trang trí trong vườn. Giống cây có gốc, thân cành rất đẹp. Dáng cây mọc vững chãi, không cần chăm sóc nhiều vẫn có thể lớn khỏe mạnh. Chính vì thế, ở các khu vực như đình, chùa hay những con đường lớn thường trồng một vài cây gạo để phục vụ nhu cầu trang trí làm đẹp, tạo bóng mát.
Không chỉ trồng làm bóng mát, cây hoa còn được trồng để tạo cảnh, bonsai với những hình dáng đẹp mắt do đặc thù gốc cây to xù xì, có thể uống thành những kiểu dáng cây ấn tượng, độc đáo, làm cảnh trang trí.
Giá trị y khoa
Trong Đông y, hoa thường có vị ngọt, hơi chát nhưng có tính mát. Vì thế, giống cây hoa này thường được ứng dụng làm dược liệu để điều trị trong dân gian. Các bộ phận trên cây hoa đều được sử dụng để điều chế thành các bài thuốc tốt cho sức khỏe:
- Hoa: Trị tiêu chảy, kiết lị, mụn nhọt, sưng tấy, ho. Đồng thời, hoa có tác dụng bổ khí huyết, trị thiếu máu nhược sắc, da xanh xao, mất máu sau khi phẫu thuật hay rong kinh, đa kinh,…
- Vỏ cây: Trị bong gân rất tốt.
- Rễ cây: Trị đau vùng xương khớp.
- Lá cây: Trị táo bón.
- Nhựa gạo: Trị tiểu bí, tiểu khó.
Trong các nghiên cứu y khoa hiện đại thì trong cây có chứa các thành phần hóa học quan trọng như acid catechutannic, acid amin, pectin tanin,…cùng các chất stearin có lợi đối với sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan tới xương khớp.
Giá trị làm đẹp
Hoa mộc miên sau khi thu hái về được rửa sạch làm ráo nước, sấy khô và tán bột mịn, ngày uống từ 2 – 3 lần, mỗi lần từ 3 – 5g. Mọi người có thể lấy nguyên cả hoa khô sắc lên uống, ngày khoảng 2 0 – 30g dùng uống trong ngày. Để làm đẹp da, hỗ trợ điều trị mụn nhọt có thể sử dụng hoa tươi giã nát, đắp tại vị trí bị mụn nhọt.
Giá trị dinh dưỡng
Ngoài công dụng làm thuốc chữa bệnh, hoa thường được chế biến thành các món ăn rất phổ biến ở nước ta. Dưới bàn tay khéo léo của các đầu bếp, hoa được nhiều người sử dụng làm thành món ăn ngon, bổ dưỡng như: Món nhị hoa mộc miên xào thịt bò, thịt trâu,… Món ăn ngon, nhị gạo vừa dai vừa giòn ăn lạ miệng. Khi kết hợp cùng các loại thịt vẫn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Vật dụng phổ biến
Những quả gạo thường có bông, sợi nhỏ, mềm và êm. Loại bông này rất tốt, có thể dùng làm gối, chăn rất tốt, mát và an toàn với người dùng. Đây cũng là một trong những công dụng tuyệt vời mà cây hoa mang lại cho người sử dụng.
Giá trị nghệ thuật
Loài hoa mộc miên sở hữu vẻ đẹp rực rỡ với nhiều ý nghĩa độc đáo. Hình ảnh những đóa hoa rực đỏ đã đi vào thơ ca, nhạc họa một cách nhẹ nhàng mà ẩn chứa nhiều ý nghĩa, thể hiện được tâm tư, nỗi lòng của tác giả:
Thơ về hoa gạo
Những bông mộc miên nở rộ mỗi độ tháng Ba như muốn níu lòng người. Những áng thơ hay về hoa khiến lòng người không khỏi man mác, bâng khuâng:
“Tháng Ba rồi em đợi khúc tình ca
Anh sẽ viết về mộc miên hoa gạo
Để thương nhớ vào vào màu sắc đỏ
Cho tâm hồn hai đứa bớt đơn côi”
(Mộc miên hoa – Tuệ Tâm)
“Tháng Ba hoa gạo nở rồi
Chiều gom nắng nhạt anh ngồi chờ em
Lật từng kỷ niệm ra xem
Trinh nguyên còn giữ chẳng lem bụi trần”
(Lời hẹn mùa hoa gạo – Nguyên Dũ)
Stt về hoa gạo
Một số câu nói hay về loài hoa mộc miên rất phù hợp để các bạn lựa chọn để đăng Facebook, Zalo,… thể hiện nỗi lòng đang chất chứa:
“Hoa mộc miên, một cái tên chân chất giống như vẻ đẹp của nó vậy, rực rỡ mà không kiêu sa, mạnh mẽ, tràn đầy sức sống mà đời hoa cũng mong manh và ngắn ngủi. Hoa mộc miên đẹp giống như những người nông dân quê mùa chất phác, dầm mưa dãi nắng, rắn rỏi và kiên cường”.
“Mỗi chúng ta ai cũng có một tuổi trẻ đẹp. Cuộc đời này giống như một bông hoa mộc miên, có lúc sẽ héo úa nhưng cũng đã từng rất rực rỡ”.
Bài hát về hoa gạo
Nhiều nhạc sĩ đã mượn hình tượng hoa mộc miên để thể hiện những ca khúc minh chứng cho nỗi lòng của người đang yêu.
“Xa xôi trong tình người lã chã hoa gạo
Em nhập nhòe chạy trong đêm mưa.
Anh lập lòe đi tìm hoa gạo.
Thu về nhành hoa ven hồ lẫm thẫm sương.”
(Hoa gạo – Ngọc Đại)
“Em trông theo hạt mưa bay bay nhẹ lay bông hoa gạo rơi.
Đôi chân tôi tìm nơi đưa em về trải dài trên dốc phố.
Đón đưa đôi lần để tim tôi nhận ra trong giấc mơ này.
Bao tiếng yêu thương vẫn còn ngóng chờ.”
(Em trông theo hạt mưa bay bay – Vy Vy)
Giá trị văn hóa
Đối với bao thế hệ người Việt xưa, trong văn hóa trà đạo không thể bỏ qua công thức ướp hoa mộc miên cùng trà. Biến trà hoa mộc miên trở thành một thức uống vô cùng quen thuộc trong mỗi dịp hàn huyên. Không những giúp dễ ngủ mà còn an thần rất tốt.
Giá trị khác
Ngoài những công dụng kể trên, cây hoa còn có những lợi ích khác mà ít người biết tới như:
- Vỏ cây dùng làm dây thừng.
- Trong hoa có chứa chất chiết xuất methanol, xua đuổi muỗi hay côn trùng.
- Nhựa của cây có chứa chất tannin trộn cùng với thầu dầu, tro để hàn nồi sắt.
Cách trồng cây hoa mộc miên
Cây mộc miên là giống cây dễ trồng, dễ sống. Người trồng có thể chọn lựa phương thức trồng bằng hạt giống, giâm cành hay cây con đều phù hợp. Tuy nhiên, cần chú ý không trồng cây bằng cách thức chiết cành. Do đặc thù vỏ cây nhiều nhựa sẽ làm liền vết khoanh khi chiết cành.
Chuẩn bị:
- Thời vụ: Cây hoa có thể trồng ở nhiều thời điểm trong năm (ngoại trừ mùa đông lạnh dưới 15 độ C.
- Đất trồng: Cây hoa không kén loại đất (Tránh đất nhiễm độc trừ cỏ hay nhiễm mặn). Loại đất trồng cây tốt nhất nên chọn là đất cát mùn phù sa ngọt hay đất thịt. Hai loại đất này có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Đồng thời, giúp tiết kiệm được chi phí phân bón.
Trồng bằng hạt giống
- Bước 1: Chọn hạt giống khỏe mạnh, không mắc sâu bệnh.
- Bước 2: Cuốc hố, ủ phân trong hố.
- Bước 3: Rải hạt vào trong đất lấp đất lại, thực hiện tưới ẩm đất cho hạt nảy mầm.
- Bước 4: Khi hạt nảy mầm thành cây con thì cắm cọc ở xung quanh che chắn gió thổi. Chú ý trong thời tiết nắng nóng hay lạnh rét thì phải che chắn để cây non không bị héo chết.
Trồng bằng cành giâm
Trồng cây mộc miên bằng cành giâm được đánh giá thuận tiện hơn cả vừa nhanh chóng, vừa hiệu quả:
- Bước 1: Chặt một cành cây hoa tươi, đảm bảo không bị nát đầu cành. Chú ý chọn cành khỏe mạnh.
- Bước 2: Cắm cành vừa chặt xuống đất. Chỉ sau một thời gian cây sẽ có thể tự phát triển, tạo rễ bám chắc xuống đất.
Trồng bằng cây hoa gạo giống
- Bước 1: Chọn cây giống chắc khỏe, không có sâu bệnh.
- Bước 2: Đào hố trồng cây và đặt cây con vào trong hố.
- Bước 3: Lấp đất lại và thực hiện tưới nước cho cây sao cho đủ độ ẩm.
Cách chăm sóc cây hoa mộc miên
Mặc dù thực tế cây hoa mộc miên rất dễ sống nhưng để có hoa đẹp đúng vụ xuân thì người trồng cần thực hiện theo đúng các bước như sau:
Tưới nước
Tưới nước mỗi ngày, nếu cây được trồng ở những nơi đón nắng thường xuyên thì cần chăm tưới hơn để đảm bảo cho cây nhận được đủ lượng nước. Tuy nhiên, cần chú ý không tưới quá nhiều nước dẫn tới tình trạng cây bị ngập úng hay chết rễ.
Bón phân
Trong quá trình chăm cây hoa, không chỉ cần chú ý tới nước tưới mà các bạn còn cần thường xuyên chăm bón cho rễ, bón phân lá hay phân vi lượng. Điều này sẽ giúp cho cây hoa đạt được tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, cho ra hoa như ý.
Sau khi trồng cây 10 ngày thì nên bón phân. Theo đó, các bạn có thể tưới một trong 2 loại phân kể trên. Chú ý tưới xen kẽ phân bón cùng với tưới nước sạch hàng ngày khi cây còn nhỏ. Không cần tiến hành tưới thêm bất kỳ loại phân bón nào khác. Bởi thực tế, giống hoa mộc miên cũng không cần quá nhiều phân.
Đối với cây gạo trồng để lấy bóng mát thì cần chú trọng vào chất lượng nước tưới mỗi ngày. Không cần tưới thường xuyên vì khi cây lớn, rễ phát triển đâm sâu vào lòng đất đã hút đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
Người trồng có thể tham khảo thêm hướng dẫn cách chăm sóc cây mộc miên tại nhóm Mua Bán Trồng Hoa Đà Lạt ❤️ để học hỏi kinh nghiệm từ những người trồng giàu kinh nghiệm.
Cắt tỉa cành
Cây hoa mộc miên thường không yêu cầu quá cầu kỳ về việc tạo hình nếu như được trồng ở ven đường, ven đê,… với mục đích tạo bóng mát. Mỗi cây hoa trưởng thành được tạo hình tự nhiên, đều tỏa ra bóng mát bao trùm cả khoảng rộng.
Tuy nhiên, nếu chọn cây hoa với mục đích làm cảnh thì cần thường xuyên thực hiện các bước cắt tỉa những cành lá úa để đảm bảo tính thẩm mỹ. Với những thế cây yêu thích, người trồng có thể tự uốn cây, tạo hình theo mong muốn của bản thân. Nhiều người trồng còn sáng tạo tạo hình cây hoa với đá khối, tượng đá hay hình khối lạ mắt, độc đáo. Những sản phẩm này không những nâng cao tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo giá trị thương mại trong quá trình trồng cây.
Phòng sâu bệnh hại
Cây mộc miên thuộc dòng cây cổ thụ, thường không quá kén đất trồng cũng như điều kiện chăm sóc nên cây thường dễ sống, không gặp những vấn đề liên quan tới sâu bệnh. Tuy vậy, trong quá trình chăm sóc cần chú ý tới một số loại sâu đục thân, đục rễ tấn công.
Để bảo vệ tốt cho cây trước những loại sâu bệnh này, các bạn cần chú ý tham khảo dùng các loại thuốc trừ sâu hay bảo vệ thực vật theo liều lượng cho phép. Riêng với những trường hợp cây bị thối rễ thì cần điều chỉnh lại liều lượng nước tưới cho cây. Đồng thời, phải xới đất bổ sung đất khô, hút nước cho rễ luôn khô ráo.
Người trồng cũng nên chăm sóc cây định kỳ, quan tâm theo dõi cây thường xuyên. Khi rảnh rỗi, hãy nhổ cỏ, đảo đất bề mặt gốc để duy trì tối đa lượng ẩm, dinh dưỡng cho cây. Đồng thời, đảm bảo giúp cây luôn sinh trưởng một cách khỏe mạnh.
Hình ảnh hoa gạo
Sau bao ngày ngóng trời, mỗi độ tháng Ba về khi tiết trời ấm áp cây hoa mộc miên lại nở rộ. Cùng ngắm nhìn những hình ảnh tuyệt đẹp của hoa đã được các nhiếp ảnh gia ghi lại nhé!
Hoa gạo là giống hoa có nhiều ý nghĩa đặc biệt, gắn liền với đời sống của con người. Hy vọng những thông tin về cây hoa được Hoàng Yến Group sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về giống hoa đẹp mắt, giàu ý nghĩa này.
Câu hỏi về cây hoa mộc miên
Một số câu hỏi thường gặp về cây mộc miên các bạn có thể tham khảo để nắm được các thông tin chi tiết về hoa nhé!
Hoa gạo ăn được không?
Có. Loài hoa có thể chế biến thành món ăn đặc sản, bổ dưỡng như: Nhị hoa xào thịt bò, thịt trâu. Món ăn rất ngon miệng. Phần nhị hoa mộc miên giòn, kết hợp cùng thịt bò tạo nên hương vị ngọt ngào.
Hoa gạo có quả không?
Có. Quả của cây có hình thoi từ 8 – 15cm. Phía mặt bên trong có chứa nhiều sợi bông. Hạt trong quả thường có hình trứng, xung quanh hạt thường có lông dài, trắng mịn. Cây cho hoa vào tháng 1 – 3, cho quả vào tháng 4.
Lá cây hoa gạo làm gì?
Trong Đông y, lá của cây hoa mộc miên thường được dùng để điều trị táo bón. Lá đun lên sắc thành nước uống trong ngày rất hữu hiệu.
Hoa mộc miên nở mùa nào?
Cây hoa mộc miên nở vào thời điểm cuối Xuân, từ tháng 3 Dương lịch. Mùa đông cây hoa bắt đầu thay lá. Hoa mộc miên nở cũng báo hiệu cho thấy mùa Đông đã hết. Người nông dân căn cứ vào mùa hoa để bắt đầu một mùa vụ mới để cả năm sung túc, no đủ. Chính vì thế, đây cũng là loài hoa đại diện cho hạnh phúc, niềm vui cũng như hy vọng.
Vân Nguyễn 29/01/2024