Những ngày giáp Tết phương Nam dễ dàng nhận thấy những cành hoa mai bừng nở, khoe sắc thắm trong nắng Xuân rực rỡ. Mỗi khi hoa mai nở cũng là thời khắc báo hiệu một mùa xuân mới, năm mới sắp tới với những niềm vui, ước vọng mới. Hãy cùng Hoàng Yến Group tìm hiểu chi tiết hơn về loài hoa đặc biệt này nhé!

Giới thiệu về hoa mai

  • Tên gọi khác: Hoàng mai. 
  • Tên trong khoa học : Ochna integerrima.
  • Tên trong tiếng Anh: Apricot Flower. 
  • Họ: Ochnaceae. 

Loài hoa hoàng mai có sắc vàng rực rỡ đã trở thành biểu tượng của mùa xuân cùng với sức sống mãnh liệt. Từng cành mai mang tới vẻ đẹp riêng biệt, đã tạo nên một bức tranh xuân rực rỡ. Qua đó, giúp cho không gian sống trở nên sống động cũng như rạng ngời hơn bao giờ hết. 

Hoa mai là giống hoa ngày Tết rất phổ biến ở miền Nam nước ta
Hoa mai là giống hoa ngày Tết rất phổ biến ở miền Nam nước ta

Nguồn gốc hoa mai

Căn cứ theo các tài liệu thực vật học ghi lại loài hoa hoàng mai có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc. Hoa đã có mặt từ khoảng 3000 năm trước. Phí Cung Ấn đời nhà Minh đã ghi lại trong cuốn “Trấn hương bảo ngự” như sau: 

“Đắc Kỷ ái lãm hàn mai

Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”.

(Đắc Kỷ thích ngắm cây mai trong giá lạnh

Trụ vương thường đội tuyết cùng ngắm).

Ở nước ta, giống mai chủ yếu xuất hiện tại các khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng. Tại các vùng cao nguyên cũng có số lượng ít các cây sinh sống. 

Hoa hoàng mai được người Trung Quốc yêu thích và trận trọng. Mai cùng với tùng cúc được xếp vào nhóm “tuế hàn tam hữu”. Đồng thời, loài hoa này cũng còn được lựa chọn sử dụng làm quốc hoa vô cùng giá trị. 

>>> Xem thêm: Dùng hoa lộc vừng chơi Tết cho năm mới an khang, phát tài

Hoa mai có đặc điểm gì?

Hoàng mai ban đầu được biết tới là giống hoa mọc dại. Cây đặc biệt thích nghi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, có khả năng sinh trưởng cũng như phát triển tốt. Nếu cây được chăm sóc tốt sẽ cho hoa đẹp, có tuổi thọ cao. Những đặc điểm đặc trưng của hoa có thể kể tới đó là:

Hình dáng, bộ rễ cây

Hoàng mai là giống cây đa niên, có thể sống trên một trăm năm. Giống hoa thuộc cây thân gỗ, cứng cáp, cành hơi giòn nhưng vẫn có thể tiến hành uốn hay tạo dáng cây rất đẹp mắt. Phần thân cây xù xì và có nhiều nhánh. Tán của cây thường có lá thưa. Nếu như để phát triển tự do cây mọc từ hạt có thể cao tới mức tối đa từ 20 – 30cm, tán lá thưa.

Gốc của cây hoa khá to, bộ rễ lồi lõm, đâm sâu từ 2 – 3m. Sự phân bố của rễ sẽ căn cứ vào tính chất của đất, mực nước ngầm nơi trồng. 

Lá cây hoa

Lá cây hoa thuộc dạng lá đơn, mọc xen kẽ và so le. Phần phiến lá có dạng hình trứng thuôn dài. Phần lá có màu xanh biếc. Mặt dưới của lá thường có màu hơi ánh vàng. 

Hoa hoàng mai

Hoàng mai thuộc dạng hoa lưỡng tính, mọc từ nách lá, tạo thành các chùm. Ban đầu, cây hoa sẽ mọc ra hoa to (hoa cái), có phần vỏ lụa (vỏ trấu) bao bọc ở bên ngoài. Tiếp đó, hoa cái sẽ nở bung xuất hiện thành các chùm nụ xanh non. 

Những đóa hoa mai vàng bung nở rực rỡ 
Những đóa hoa mai vàng bung nở rực rỡ 

Trong vòng khoảng 1 tuần, khi vỏ lụa bung ra sẽ xuất hiện một chùm hoa con, từ một nụ tới 10 nụ, tăng trưởng nhanh. Nụ của cây hoa sẽ trở thành những vàng tươi vô cùng rực rỡ. 

Thông thường, hoa nở 3 ngày thì tàn:

  • Ngày 1: Hoa có 5 cánh, chùm nhụy xòe thẳng vô cùng đẹp mắt. 
  • Ngày 2: Hoa có 5 cánh vảnh lên, chùm nhụy chụm lại. 
  • Ngày 3: 5 cánh bắt đầu rơi, hoa tàn. 

Quả cây hoa

Không phải tất cả hoa trên cây đều có thể đầu quả. Nếu như hoa nào đậu thì sau khi hoa tàn, bầu noãn của hoa sẽ phình to lên. Chỉ sau một thời gian sẽ kết hạt. 

>>> Xem thêm: Hoa tuyết mai ngủ đông cho mùa Xuân thêm ấm áp

Các loại hoa mai

Hoa hoàng mai được phân loại căn cứ vào nhiều yếu tố. Tùy theo từng giống hoa sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, đều có chung đặc điểm đó là sự đẹp mắt và ấn tượng với màu sắc rực rỡ:

Phân loại theo giống hoa

Có nhiều giống mai khác nhau, các bạn có thể tham khảo để lựa chọn được cây hoa đẹp mắt trồng trang trí không gian những ngày Tết:

Mai truyền thống

Mai truyền thống có hoa vàng 5 cánh nhỏ, lá tương đối lớn. Cây hoa có khả năng sinh trưởng mạnh, tuổi đời có thể lên tới hàng trăm năm. Nhược điểm của giống mai này đó chính là hoa khá nhỏ, cánh ít hơn so với giống mai được lai tạo. Loài hoa chỉ nở 1 lần/năm vào mỗi dịp Nguyên đán. 

Song mai

Cây hoa có màu trắng. Đây là giống mai khá đặc biệt, có thể cho ra hoa và kết trái từng đôi nên được gọi với tên gọi là song mai. 

Hạnh mai

Hạnh mai (mai mơ – Prunes Mume), cao từ 6 – 9m, lá rộng tròn và dài, đầu nhọn, có răng cưa. Hoa thường nở vào dịp đầu mùa Xuân. Sau đó, nảy lá, đài hoa có màu đỏ tía hay xanh thẫm, thường có 5 cánh với hai màu sắc chính là trắng và hồng. Hoa thường kết thành quả. Khi chưa chín quả thường sẽ có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng. Trái thường có vị chua ngọt, hương thơm phảng phất lâu. 

Mai chiếu thủy

Mai chiếu thủy (Wrightia Religiosa), cao khoảng từ 1,5m. Phần lá cây hoa dài, nhỏ, mọc dạng đôi. Hoa thường có 5 cánh, mọc dạng chùm nhỏ li ti, màu trắng tuyền, hương thơm dịu nhẹ. Phần cuống hoa dưới thường hướng xuống đất

Giống hoa mai chiếu thủy đẹp mắt
Giống hoa mai chiếu thủy đẹp mắt

Nhất chi mai

Loài hoa có gốc to xù xì, thân gỗ đen bóng. Lá cây nhỏ, màu xanh non, đầu nhọn giống hình mũi mác. Hoa nhỏ hơn so với các loại khác với nhiều cánh mỏng. Ban đầu, hoa thường có màu trắng, tới khi gần tàn thì chuyển sang màu đỏ. Hoa thường mọc dạng đơn hay chùm

Mai tứ quý

Bông hoa vàng tươi, không nhiều nhưng tự trổ hoa, không cần trảy lá trước, nở quanh năm. Khi hoa tàn, 5 cánh rụng các đài hoa bên dưới liền biến thành màu đỏ sẫm. 

Các đài hoa thay vì xòe ra lại úp vào ôm lấy phần nhụy trông giống như đóa hoa búp. Nhụy hoa bên trong kết hạt, từ xanh khi còn non đổi sang đen lúc già, to dần, tiếp tục đẩy 5 đài hoa nở bung lần tiếp theo. Cũng chính vì vậy mà giống hoa này còn có tên gọi là nhị độ mai (hoa nở 2 lần – trước vàng sau đỏ) rất đặc biệt. 

Mai đại lộc

Giống mai có 36 cánh xếp chồng lên nhau vô cùng hút mắt. Cây mai được lai tạo cho hoa dài hơn, nụ hoa to, màu rực rỡ. Các bạn có thể ghép mai với các giống mai khác, rút ngắn thời gian thu hoạch, cho hiệu quả kinh tế cao. 

Nam mai

Mai màu trắng, thân mộc, lá to bản, dày, kích thước khoảng bằng bàn tay của người lớn. Hoa thường có 5 cánh và to như bạch mai. 

Hoàng mai

Hoa màu vàng – lạp mai, chỉ nở một lần trong năm vào thời điểm cuối tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch). 

Mai chùm gửi

Giống mai sống nhờ trên thân cây khác, nhất là các cây cổ thụ lớn, sống bám vào thân cây. Một phần rễ hút chất dinh dưỡng từ cây mà chúng bám vào. Mai chùm gửi sống phân nửa dựa vào bộ rễ bám vào lòng đất, thân gồ ghề, cứng, xù xì cùng với các khối u. Hoa dày, khít thành từng chùm. 

Giống hoa mai chùm gửi độc đáo
Giống hoa mai chùm gửi độc đáo

Mai châu

Mai trổ hoa lớn, cánh to rộng, màu vàng rực. Mỗi đóa hoa thường có đường kính hơn 5cm. 

Mai liễu

Hoa hoàng mai cánh mềm, rũ xuống như cây liễu, hoa trổ ít. Lá mai nhọn, nhỏ, thon dài như liễu. 

Mai nhọn

Hoa mai có phần lá dài, nhọn. Phần nụ và cánh hoa cũng có hình dáng dài, nhọn tương tự. 

>>> Xem thêm: Rực rỡ những cánh hoa cát tường khoe sắc giữa trời Xuân

Phân loại hoa theo vùng miền

Hoa hoàng mai được trồng ở nhiều khu vực khác nhau. Có thể phân loại thành các giống hoa như sau:

Mai 5 cánh

Mai được trồng chủ yếu tại các khu vực miền Trung (Từ Đà Nẵng, Quảng Nam tới Khánh Hòa), dãy Trường Sơn hay các khu rừng già. Loại hoa 5 cánh tự nhiên, hoa nhỏ, thân vừa, hoa nở không nhiều. 

Mai chủy

Loại mai rừng, thân to, chủ yếu mọc tại các khu rừng lớn. Hoa thường mọc nhiều, lá rộng, có màu xanh bóng, hình răng cưa. Hoa thường mọc dạng chùm đẹp mắt. 

Mai núi

Loài mai vàng mọc trên núi, mọc ở nhiều địa thế khác nhau nên có vẻ đẹp vô cùng đặc biệt. Hoa thường có 5 cánh, từ 12 – 18 cánh. Cây hoa chủ yếu sống bằng hơi sương, nước mưa cùng với nước ngầm bên trong lòng đất cùng với khí hậu ẩm thấp của miền núi. Loài mai này thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên hay Campuchia

Giống hoa mai núi mọc hoang trên núi cao
Giống hoa mai núi mọc hoang trên núi cao

Mai động

Giống hoa mọc nhiều tại triền cát, rừng ven biển. Dáng cây mai động suông, tròn, hoa ra nhiều, cánh nhỏ. Nếu hoa 5 cánh gọi là mai sẻ, > 5 cánh gọi là mai động. Giống hoa này chủ yếu xuất hiện rải rác tại các tỉnh từ Quảng Bình, Quảng Trị tới các vùng Duyên hải miền Trung. Hoặc cũng có thể thấy xuất hiện tại các vùng có đồi cát trắng ở miền Nam như: Đồng Nai, Tây Ninh, Biên Hòa,…

Mai thơm, mai hương, mai ngự

Hoa thường mọc chủ yếu tại Bến Tre, có hương thơm hơn các giống hoa khác. Ở Huế, còn gọi là mai ngự vì chủ yếu được trồng trong cung, được Hoàng tộc ưa chuộng sử dụng làm quà biếu cao cấp. 

Mai Cà Ná

Mai mọc tại vùng biển Cà Ná (Ninh Thuận). Loài mai có thân nhỏ, èo uột, cành giòn, dễ gãy, lá có hình bầu dục, trơn láng, có răng cưa ở quanh rìa lá. 

Mai Vĩnh Hảo

Loại hoa đặc trưng của vùng Bình Thuận, Tuy Phong, Vĩnh Hảo. Nơi đây có nguồn nước khoáng thiên nhiên nổi tiếng nhất Việt Nam. Loại mai Vĩnh Hảo có phần thân cứng, lá nhỏ, to, phẳng, lâu tàn. 

Giống hoa mai Vĩnh Hảo nổi tiếng cho hoa đẹp
Giống hoa mai Vĩnh Hảo nổi tiếng cho hoa đẹp

Mai giảo

Loại mai có nhiều cánh, ghép lại từ nhiều loại cây khác nhau trên cùng một cây. Mai lấy gốc từ mai vàng, ghép nhánh của các loại mai khác vào để tạo thành được loại mai nhiều cánh, nhiều màu trên cùng một cây. 

Mai cúc

Giống mai nguồn gốc từ Bình Định, cây thân gỗ, nhiều nhánh. Hoa ra nhiều cánh, nếu chăm sóc tốt có thể đạt tới 150 cánh

>>> Xem thêm: Hoa mao lương khuynh đảo thị trường hoa dịp Xuân về

Theo màu sắc

Căn cứ theo màu sắc có thể phân biệt các giống mai thành các loại hoa như sau:

Hoa mai hồng (mai anh đào)

Cây thân gỗ, chiều cao trung bình khoảng 1 – 4cm. Lá của cây có màu xanh thẫm, mọc đơn lẻ, xẻ thùy. Hồng mai thường có 5 cánh, màu hồng, nhụy vàng tươi. Hoa thường mọc thành cụm tại vị trí đầu nhánh, nở rải rác trong năm. Quả của cây khi chín thường có màu nâu đen. 

Hoa mai màu trắng (bạch mai)

Loài hoa có dáng như hóa sứ, màu trắng tinh khiết, hương thơm dễ chịu, có từ 6 – 8 cánh tròn lớn, dày, nhụy vàng, hương thơm thoang thoảng lẫn sương đêm. giống hoa này rất kỳ công trong chăm sóc, nuôi dưỡng. ‘

Hoa mai trắng cho những cánh hoa màu trắng 
Hoa mai trắng cho những cánh hoa màu trắng 

Hoa mai màu đỏ

Giống hoa này được nhập từ Trung Quốc. Cây hoa nhỏ, cho hoa to, màu đỏ tươi vô cùng bắt mắt. Hoa ra nhiều, liên tục, có thể trồng trang trí trong nhà hay bàn làm việc. 

Mai xanh

Cây mai có nguồn gốc từ Trung Mỹ, Mexico. Cây thuộc dạng thân leo, phần thân cây sần sùi, màu nâu xám. Chiều dài của thân cây có thể lên tới 10 – 12m. Hiện tại, hai giống mai xanh phổ biến nhất là mai Thái, mai Đà Lạt. 

>>> Xem thêm: Tràn ngập sắc Xuân với hòn ngọc viễn đông “linh vật của điềm lành”

Hoa hoàng mai trên thế giới

Trên thế giới có nhiều giống mai rất đa dạng với những đặc điểm ấn tượng:

Mai vàng Campuchia – Mai vùng Cao Miên

Hoa có tên khoa học là Ochna integerrima, có từ 5 – 9 cánh. Khi nở ra thường úp ngược về phía cuống hoa mà không xòe rộng như các loại mai Việt Nam. Hoa có màu vàng gần như cam đậm. 

Ở Việt Nam, tại các khu rừng thuộc miền Nam, Trung cũng có xuất hiện giống hoa này. Cây thân gỗ, nhánh gầy, dài, mảnh. Phần lá đơn có màu xanh nhạt, bóng, mọc thưa ở trên cành, phần mép có răng cưa nhỏ. Hoa thường mọc ra tại nách lá thành chùm. Cuống hoa thường ngắn, đài hoa xanh bóng, không che kín được nụ. 

Mai vàng Nam Phi 

Hoa thường xuất hiện nhiều tại vùng Koppie. Cây có chiều cao khoảng từ 3 – 7m. Vỏ cây thường có hiện tượng tróc, dễ rụng lá. Cây thường mọc hoang dã trong rừng, vỏ cây thường có màu xám, xù xì tại gốc. Phần nhánh cây thường tróc vỏ kem nhạt với hai màu hoa hồng + vàng. 

Mai vàng Myanmar – Miến Điện

Tại quốc gia Phật giáo, có giống mai gần giống với mai Nam Phi. Cánh hoa bẹt, bầu noãn đỏ giống như mai tứ quý. Hoa thường tồn tại lâu trước khi rụng. 

Mai vàng Indonesia

Do địa chất khác nên giống mai có nguồn gốc châu Phi khi mọc tại Indonesia lại cho hoa lớn hơn. Hoa thường nở vào mùa xuân nhưng cũng có giống nở quanh năm vô cùng đẹp mắt. 

Hoa mai Indonesia là giống hoa được người dân ưa chuộng
Hoa mai Indonesia là giống hoa được người dân ưa chuộng

Mai vàng Madagascar

Hoa có 5 cánh tròn, dúm bèo tùy theo rìa cánh giống như mai cánh dúm tại Việt Nam. Phần lá mai dài, rũ xuống theo từng chùm vô cùng đẹp mắt. 

Mai vàng châu Phi

Cây mai thuộc dạng cây bụi, lá có hình oval, đầu lá dạng nhọn, bén dài khoảng 10cm. Hoa thường nở rộ trên cành vào mùa xuân. Tuy nhiên, cũng có thể cho hoa vào mùa hè nhưng số lượng thường ít hơn. Cánh hoa dạng thon dài khoảng 20cm. Đài hoa nở bung ra, có màu đỏ tía. Bên trong thường có trái non màu xanh giống như mai tứ quý. 

>>> Xem thêm: Hoa lồng đèn thắp sáng niềm tin, tương lai và hy vọng 

Sự tích hoa mai

Xưa kia, có một người con gái tên Mai là con của người thợ săn nổi tiếng. Từ nhỏ, cô đã được cha dạy cho võ nghệ nên rất tinh thông, tài giỏi. Năm ấy, có con rắn tinh quấy nhiễu dân làng, hai cha con đã xung phong lên đường diệt rắn tinh và chiến thắng trở về. 

Vài năm sau, người cha lâm bệnh nặng, một con rắn tinh khác lại tới quấy nhiễu dân làng. Hai cha con tiếp tục lên đường để chiến đấu. Trước khi đi, người mẹ đã may một bộ đồ gấm màu vàng để có thể nhìn thấy con từ xa. 

Tuy nhiên, lần này do tuổi cao, sức yếu nên người cha không thể phụ giúp được con. Cô gái với võ nghệ tinh thông cuối cùng vẫn có thể giết được nó. Thế nhưng, vì một phút bất cẩn, con rắn tinh đã lấy chút sức lực cuối cùng dùng đuôi siết chết cô gái. 

Trước cái chết của cô, các Táo trong nhà đã khẩn khoản xin Ngọc Hoàng cho cô sống lại và trở về trong 9 ngày Tết. Từ đó, cô gái đã được trở về nguyên vẹn từ 28 tháng Chạp tới mùng 6 Tết. Khi cha mẹ không còn, cô gái biến thành cây hoa màu vàng mọc bên miếu, ra hoa ngày Tết. Người dân gọi là hoa mai. Dân chúng chiết cành mang về trồng với mong muốn mang tới tài lộc, trà ta ma.

Câu chuyện ý nghĩa về loài hoa mai 
Câu chuyện ý nghĩa về loài hoa mai 

Hoa mai có ý nghĩa gì?

Nếu như người miền Bắc không thể thiếu hoa đào trong ngày Tết thì người miền Nam không thể thiếu hoa mai. Tục chơi mai ngày Xuân lâu dần đã trở thành một tập tục không thể thiếu của người Sài Gòn. Mặc dù hoa hoàng mai không còn xa lạ với mỗi người nhưng có lẽ ít ai hiểu được cội nguồn ý nghĩa sâu xa về giống hoa này. 

Trong đời sống

Từ thuở xa xưa, cây mai vàng đã gắn liền đối với đời sống người Việt. Từ ngày khai đất, lập làng cây ươm mầm, cắm rễ sâu trong đất, không khuất phục trước gió bão. Dù thời tiết có nghiệt ngã vẫn bền bỉ phát triển theo năm tháng, tràn đầy sức sống nở hoa ngày đầu xuân. Điều này cũng thể hiện được tinh thần cũng như sự vươn lên đầy mạnh mẽ của con người, vượt qua nghịch cảnh để hướng tới thành công. 

Mai vàng chính là biểu tượng của cốt cách, tinh thần, luôn giữ vững trong tâm trí đạo lý ân nghĩa, thủy chung, bền bỉ trải qua sương gió, đơm hoa đúng ngày đầu xuân cho hương sắc ngọt ngào. 

Bên cạnh đó, những đóa hoàng mai cũng là biểu tượng cho sự cao thượng cũng như quyền quý, rất phù hợp để làm quà tặng cho người yêu thương. 

Trong ngày đầu năm mới

Hoàng mai có nhiều ý nghĩa đặc biệt trong ngày Tết như: May mắn, phát tài tới sự an lành, hạnh phúc. Theo như quan niệm dân gian, loài hoa này mang tới sự sống động, vui vẻ, hạnh phúc cho con người ngày đầu Xuân mới. 

Màu vàng của hoa cũng biểu trưng cho sự giàu sang, vinh quang, thịnh vượng. Hương thơm của hoa cũng tạo nên được một không khí ấm áp, thanh khiết cũng như dễ chịu. 

Nhiều gia đình chưng mai vào dịp Tết với mong muốn năm mới phát tài, phát lộc, giàu sang. Có nhiều quan niệm cho rằng nhà nào có mai vàng nở nhiều cánh thì nhà đó càng may mắn, sung túc trong ngày đầu năm mới. 

Ngoài ra, việc trưng cây mai trước cửa cũng là một cách giúp gia đình chào đón niềm vui, hạnh phúc, tài lộc. Hình ảnh cây mai cũng góp phần tạo nên bầu không khí sum họp, đầm ấm cũng như hạnh phúc cho mọi gia đình Việt

Hoa mai là loài hoa mang tới may mắn và tài lộc
Hoa mai là loài hoa mang tới may mắn và tài lộc

Trong phong thủy

Mai có hình dáng đẹp mắt, 5 cánh nhỏ xinh. Trong phong thủy, các cánh hoa tượng trưng cho ngũ phúc: Vui vẻ, hạnh vận, hanh thông, trường thọ, ân hòa. Hoa có chùm nhụy xòe ra giữa hoa, tạo nên điểm nhấn lạ mắt, hấp dẫn. Hoa có hương thơm nhẹ nhàng, dịu dàng, mang tới cảm giác thoải mái và vô cùng dễ chịu dành cho người ngắm. 

Theo màu sắc

Hoàng mai rất đặc biệt, nổi bật hơn so với những loài hoa khác. Hoa thường có màu sắc tươi sáng, rực rỡ, tạo được điểm nhấn cho không gian những ngày Tết:

  • Màu hoa trắng: Biểu trưng cho sự giàu sang, thịnh vượng và vinh quang. 
  • Màu hoa vàng: Biểu trưng cho sự thanh khiết, tinh khôi, duyên dáng. 
  • Màu hoa hồng: Biểu trưng cho sự ngọt ngào, yêu thương, lãng mạn. 

>>> Xem thêm: Hoa gạo tháng Ba loài hoa của ký ức nơi làng quê thương nhớ

Công dụng của hoa hoàng mai 

Mỗi độ Tết đến Xuân về, mỗi gia đình luôn chuẩn bị đầy đủ, tinh tươm để đón chào năm mới. Trong đó, không thể thiếu cây mai vàng. Loài hoa tượng trưng cho bình an, thịnh vượng, bình an. Hoa không chỉ có ý nghĩa trong trang trí còn có nhiều công dụng tuyệt vời mà ít ai biết tới. 

Đối với y học

Ngoài sắc hoa vàng tươi, nhụy hoa ngát hương, cây mai còn có chứa tinh dầu: Cineol, borneol, linalool, benzyl alcohol, farnesol, indol,… và các chất khác: meratin, calycanthine, caroten,… Các hoạt chất này có công dụng hữu ích trong việc thúc đẩy bài tiết dịch mật cũng như ức chế vi khuẩn

Theo y dược học cổ truyền, hoàng mai có vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh: Sốt cao, tức ngực, sưng họng, chán ăn, viêm da, lở loét, bỏng…Rễ cây hoa được dùng làm thuốc, như xổ sán lãi, trị hỗn loạn bạch huyết. 

Hoa mai có nhiều giá trị trong y học 
Hoa mai có nhiều giá trị trong y học 

Phát triển kinh tế

Khu vực Bình Chánh (TPHCM), các tỉnh lân cận như Bến Tre, Long An,…ở nước ta đang phát triển mô hình trồng mai cảnh đáp ứng nhu cầu làm thuốc, rượu mai. Mô hình hiện đang được nhân lên với quy mô lớn bởi những tiềm năng về kinh tế mà nó mang lại. 

Do đặc thù thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi nên cây mai được trồng ở những khu vực này đều có thể phát triển tốt, cho hoa nở quanh năm. Người trồng có thể thu hoạch về hoa để làm rượu cũng như thuốc như ý muốn. 

Nắm bắt nhu cầu của người chơi mai muốn có hoa to, nhiều, đậm màu, giá thành rẻ nên người dân đã cấy ghép tạo thành nhiều cây hoa to, có nhiều cánh, cấy giống nên cây phát triển nhanh, ít tốn công sức chăm sóc. 

Mỗi mùa Tết, mỗi đơn vị trồng có thể cho tới hơn 50.000 gốc, giá thành từ 500.000đ – hàng chục triệu đồng mỗi gốc (tùy theo kích thước cũng như độ tuổi). Hoa còn được tận dụng làm thuốc, thực phẩm. Các sản phẩm mứt hoa, hương mai tửu được chào bán ra thị trường nhận được sự yêu thích của đông đảo người tiêu dùng. 

Hiện tại, nhiều công ty còn nắm bắt cơ hội, đẩy nhanh phát triển nguyên liệu, chế biến đa dạng các sản phẩm phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Nhờ vậy, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển vững mạnh. 

Ẩm thực cổ truyền

Trong ẩm thực cổ truyền, cây hoàng mai còn được cổ nhân dùng như một loại nguyên liệu để chế biến những món ăn có tác dụng bổ dưỡng cường thận cùng với các thực phẩm khác như: Thịt lợn, thịt dê, trứng gà, nấm hương, hải sâm,…

  • Lá cây mai non có thể được dùng làm rau xanh
  • Vỏ cây hoa được dùng ngâm rượu, công dụng như thuốc bổ, lợi cho tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng. 

>>> Có thể bạn muốn biết: Công dụng trên cả tuyệt vời của hoa nhài ai cũng nên biết

Hoa mai trong nghệ thuật

Hoàng mai ẩn chứa trong mình ý nghĩa liên quan tới sự giàu sang, thịnh vượng. Loài hoa xuất hiện trong nghệ thuật với màu sắc rực rỡ, hình dáng thanh thoát, giúp người sáng tác thể hiện được trọn vẹn những giá trị, ý nghĩa mà giống hoa này mang lại:

Bài thơ hoa mai

Cây mai vàng có giá trị trong thơ Thiền thời đại Lý Trần. Loài hoa chính là hình tượng cao quý ẩn dụ cho khả năng tiếp nhận chân lý cho con người. Cây hoa chịu đựng gió mưa lụt bão để nở vào dịp Tết, vượt qua mọi gian khó để gìn giữ quê hương, sống đời ý nghĩa:

“Xuân đi trăm hoa rụng, 

Xuân đến trăm hoa cười. 

Việc đời qua trước mắt,

Già đến trên đầu rồi,

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Ngoài sân đêm trước một cành mai.”

(Cáo tật thị chúng – Thiền sư Mãn Giác)

“Ngày mùa xuân thăm nhau

Ấp e hương tình mọng

Búp mai vàng trinh vương

Đang hé chào xuân mới!”

(Búp mai vàng – Huỳnh Đức Tú)

Tranh vẽ hoa mai

Mai vàng ẩn chứa ý nghĩa của sự cao sang cũng như quyền quý, biểu trưng cho sự nảy nở, sinh sôi. Vẻ đẹp của hoa đã được các nghệ nhân khắc họa với các đường nét chi tiết, rõ nét thông qua những bức tranh nghệ thuật dưới nhiều chất liệu khác nhau. 

Tranh hoa hoàng mai được tạo thành với nhiều chất liệu như:

  • Đá quý: Làm từ đá quý tự nhiên như: ruby, mã não, thạch anh,… qua gia công nghiền, mài, rắc, gắn ghép thủ công trên nền mica với độ bền cao > 30 năm. 
  • Sơn dầu: Tranh hoa làm từ chất liệu sơn dầu, giúp gia chủ rước thêm tài lộc trong năm mới bình an. Đặt tranh tại phòng làm việc sẽ giúp mọi việc hanh thông, kinh doanh thuận lợi. 
  • Canvas: In trên vải bố, vải canvas, nguồn gốc từ sợi cotton tự nhiên dệt ngang. Tranh có đặc tính siêu nhẹ, độ bền lớn, màu sắc nét, kỹ thuật in tiên tiến tạo hình đẹp mắt. 
Những bức tranh hoa mai đẹp mắt
Những bức tranh hoa mai đẹp mắt

Stt về hoa mai

Hoàng mai với vẻ đẹp, ý nghĩa sâu sắc luôn là nguồn cảm hứng bất tận để các vĩ nhân đúc kết thành những stt hay:

“Trong cuộc sống này, hãy như hoa mai nở rộ, mãi mãi tươi sáng trong khó khăn, thách thức.”

“Hoa mai, biểu tượng của sự thịnh vượng và thành công. Chính sự kiên nhẫn, nỗ lực không ngừng nghỉ sẽ dẫn tới những thành tựu đáng kể”.

“Nét đẹp hoa mai thắm thiết, đong đầy hy vọng trong lòng người”

Cách trồng hoa hoàng mai

Có nhiều cách để các bạn có thể trồng cây hoàng mai. Trong đó, phổ biến nhất phải kể tới đó là gieo hạt, chiết cành. 

Cách ươm hạt hoa mai

Đối với hình thức gieo hạt, người trồng sẽ có số lượng nhiều cây mai con có thể sống được trong khoảng thời gian từ 30 – 40 năm. Nếu được phát triển tự do sẽ có thể tiết kiệm được tối ưu công sức cũng như thời gian. Tuy vậy, có một nhược điểm nếu lựa chọn phương thức trồng này đó chính là cây hoa mới sẽ không mang được những đặc tính tốt từ cây mẹ như: Ít cành, hoa lá nhỏ, màu sắc hoa sẽ khác,…

Chuẩn bị

  • Chọn hạt giống tươi, không mốc, dấu hiệu bệnh hại, màu sắc đồng đều, không phai màu hay có vết ố. Hạt có kích thước vừa phải, không quá to hay nhỏ, đường kính khoảng từ 1 – 2cm, tránh hạt giống quá to/nhỏ khó nảy mầm, sinh trưởng. 
  • Thời vụ trồng mai phù hợp từ cuối tháng 10 Âm lịch tới tháng 12 Âm lịch
  • Cây hoa ưa nắng, ưa ẩm, phù hợp với nhiệt độ trong khoảng từ 25 – 30 độ C
  • Đất ươm hạt phải được xới tơi xốp, bón lót thêm phân chuồng, lên liếp. Liếp phải đủ cao, xung quanh có mương rãnh giúp thoát nước tốt, tránh tình trạng bị ngập úng. 

Cách gieo hạt

  • Bước 1: Dùng ngón tay hay vật nhọn nhỏ tạo lỗ nhỏ trong đất/bầu đất/khay, với độ sâu trong khoảng từ 1 – 2cm. Đặt khoảng từ 1 – 2 hạt mai đã chuẩn bị vào trong lỗ. Nhấn nhẹ đất phía bên trên để phủ hạt. 
  • Bước 2: Sử dụng bình phun nước nhẹ lên trên bề mặt đất để tạo được độ ẩm. Tiếp tục đặt một lớp bao che hay vật che phủ nhẹ lên phía trên để tạo được độ ẩm, tạo môi trường ẩm, ấm giúp cho hạt mọc mầm. 
  • Bước 3: Đặt chậu trồng tại vị trí có nguồn sáng tự nhiên, duy trì môi trường ẩm bằng cách thức phun nước nhẹ nhàng khi cần thiết và theo dõi nhiệt độ. Tiếp tục theo dõi quá trình nảy mầm trong khoảng vài ngày tới vài tuần. Khi cây con đã nảy mầm, hạt đạt kích thước đủ lớn thì có thể chọn cây khỏe trồng ngoài vườn. 
Trồng hoa mai bằng phương thức gieo hạt dễ dàng
Trồng hoa mai bằng phương thức gieo hạt dễ dàng

Cách chiết cành

Phương thức chiết cành giúp giữ trọn vẹn được những đặc tính tốt từ cây giống ban đầu. Phương pháp giúp rút ngắn được thời gian sinh trưởng cũng như phát triển của cây so với gieo hạt. Nếu như gieo hạt thường mất khoảng 2 năm để cho cây có thể nở hoa thì đối với phương pháp này thông thường chỉ mất khoảng 1 năm cây sẽ ra hoa

Chuẩn bị

  • Dao sắc bén, kéo, cưa khử trùng với cồn sạch tránh tình trạng nhiễm bệnh cho cây mẹ. 
  • Túi nilon, dây nilon to bản. 
  • Đất, thuốc hỗ trợ kích thích rễ tăng trưởng. 
  • Chọn cây giống cói cành lá xum xuê, xanh thẫm, đang phát triển, cây đã có hoa (cây con độ tuổi từ 4 năm trở lên).
  • Chọn cành chiết là cành vượt, cành ngang, xanh tốt, không mắc sâu bệnh, cành bánh tẻ.

Thực hiện

  • Bước 1: Sử dụng dao khoanh 2 vòng tròn trên nhánh song song cách nhau khoảng từ 4 – 10cm, bóc vỏ cây tại vị trí cần chiết. Đối với những cành ngang kích thước nhỏ thì khoảng cách giữa hai đường khoanh chỉ trong khoảng từ 2 – 3cm. Thực hiện rạch một đường rạch giữa hai vết khoanh, lột toàn bộ vỏ. 
  • Bước 2: Sử dụng dao cạo sạch lớp vỏ lụa nhầy bám bề ngoài tại phần gỗ để phần vỏ bị bóc chậm liền lại. 
  • Bước 3: Sử dụng bao nilon hay dây nilon quấn đều vị trí vừa cắt và buộc chặt để ngăn không cho nước xâm nhập. Đồng thời, hạn chế tối đa sự phát triển trở lại của vỏ sau khi đã cạo. 
  • Bước 4: Sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng rễ bôi tại phần vỏ phía trên vị trí đã bóc vỏ để giúp cây ra rễ nhanh, đều. 
  • Bước 5: Sử dụng hỗn hợp xơ dừa mục, tro trấu, đất cát pha, phân bò hoai,…. với liều lượng bằng nhau ủ trong vài tháng trước cho hoai mục. Dùng thuốc kích thích ra rễ bôi kỹ vào cắt của cành đã liền da và trộn đều trong hỗn hợp chiết bó vào thân cây. 
  • Bước 6: Sử dụng bao nilon dày bọc hỗn hợp chiết được làm ẩm để bao quanh vết cắt bằng, nhiều lớp, che nắng cho chỗ chiết. 
  • Bước 7: Sau khoảng 5 – 6 tháng, rễ mới phát triển đầy đủ, chắc khỏe. Sử dụng cưa cắt cành chiết và cho vào chậu hay đất vườn để chăm sóc. 
Trồng hoa mai bằng phương thức chiết cành dễ dàng
Trồng hoa mai bằng phương thức chiết cành dễ dàng

Cách chăm sóc cây hoàng mai

Hoạt động chăm sóc hoa hoàng mai đòi hỏi sự chú tâm của người trồng tới nhiều yếu tố. Để giữ cho cây hoa luôn trong tình trạng khỏe mạnh, tươi tắn, khoe sắc các bạn cần nắm được cách chăm sóc hiệu quả như sau:

Tưới nước

Người trồng cần bổ sung đủ lượng nước cho cây. Chú ý không nên tưới quá nhiều để tránh tình trạng cây bị ngập úng. Để đảm bảo cho đất đủ độ ẩm, cây trồng trong chậu luôn ổn định các bạn cần tưới nước cho cây khoảng 2 lần/ngày

Đối với cây trồng trên nền đất, những ngày nắng nên tưới cây vào buổi sáng 1 lần/ngày hoặc cách ngày. Mùa mưa thì không cần tưới nhưng cần phải chú trọng việc giữ cho đất thoát nước tốt. 

Bón phân

Người trồng cần bón phân để cây có đủ chất dinh dưỡng. Đối với cây hoàng mai nên bón các loại phân đạm, phân lân giúp cây phát triển khỏe mạnh ra hoa đều và đẹp. 

Có thể sử dụng NPK lượng vừa đủ, bón xa phần gốc, khoảng 2 – 3 lần/tháng. Người trồng nên bón phân vào thời điểm mùa mưa sẽ cho hiệu quả tối ưu hơn. Sau khi thay đất cho cây khoảng từ 3 – 4 tháng có thể bón thêm phân chuồng, gia súc gà, vịt. 

Chú ý bón phân giúp hoa mai phát triển tốt
Chú ý bón phân giúp hoa mai phát triển tốt

Tỉa cành

Nhằm giúp cây hoa nở đẹp và đúng thời điểm, người trồng nên chủ đồng tỉa cành và lá cây mai trước 15 âm lịch hay muộn nhất là ngày 20 âm lịch. Trong khoảng thời gian này, cây sẽ hấp thu đủ chất dinh dưỡng đủ để cây ra hoa, tạo nên những cành mai đẹp mắt. 

Phòng sâu bệnh

Hoa hoàng mai thường có ít các loại sâu gây hại, chủ yếu là các loại sâu cắn lá, đục thân, nhện đỏ. Người trồng có thể sử dụng tay để bắt. Đối với những loại côn trùng gây hại khác là rệp mềm xuất hiện ở các đọt non. Đối với những loại côn trùng này chỉ cần sử dụng vòi xịt nước với cường độ mạnh xịt lên cây sẽ dễ dàng loại bỏ được các loại côn trùng, sâu bệnh gây hại này. 

Vệ sinh rong, rêu

Để cho cây hoa phát triển tốt, nên dùng vòi xịt nhẹ nhàng để có thể loại bỏ được rong, rêu bám tại phần thân cây một cách sạch sẽ. 

Cách kích hoa mai nở nhanh ở miền bắc

Kích mai ra hoa nở nhanh vào dịp Tết sẽ phụ thuộc vào thời tiết của năm. Thông thường, thời gian phù hợp để kích mai ra hoa Tết đó là vào tháng 10 Âm lịch. Nếu lạnh sớm có thể kích hoa sớm hơn khoảng tháng 9 âm lịch, muộn hơn có thể vào tháng 11 âm lịch. 

Để kích mai ra hoa nhanh hơn có thể sử dụng các biện pháp như sau:

Dùng thuốc phun

Đây là phương án được nhiều người sử dụng vì dễ dàng ứng dụng giúp hoa sẽ kịp nở vào trong dịp Tết. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm phương thức dùng thuốc phun kích thích đều sẽ có những hạn chế. Các bạn cần chọn đúng loại thuốc, phun đúng liều lượng, không phun khi cây mai đang ra hoa để giúp cây ra hoa tối ưu. 

Bón phân

Sử dụng phân bón có chứa hàm lượng kali cao, giúp cây ra hoa đẹp, nhiều hơn. Các bạn nên bón phân vào thời điểm đầu mùa xuân, cây ra lá mới. 

Lặt lá mai

Lặt lá mai là phương thức được nhiều áp dụng vì đơn giản, thực hiện dễ dàng, đạt hiệu quả cao. Thời gian lặt lá phù hợp nhất là tháng 12 Âm lịch. Khi lặt lá cần chú ý lặt hết lá cây, chỉ để lại các cành mai trần trụi

Lặt lá mai giúp kích hoa mai nhanh nở
Lặt lá mai giúp kích hoa mai nhanh nở

Sau khi lặt lá, cần đặt cây mai tại vị trí có nguồn ánh sáng tốt, thoáng mát, tưới nước đầy đủ. Cây thường sẽ bắt đầu cho ra hoa sau khoảng từ 2 – 3 tuần kể từ khi lặt lá. Hoa mai sẽ nở đẹp, đồng đều hơn nếu như biết cách chăm sóc cây mai tốt. 

Cây mai sau khi lặt lá thường bị sâu hại tấn công. Vì thế, người trồng cần chăm sóc cây mai một cách kỹ lưỡng, tưới nước, bón phân hay dùng thuốc diệt sâu nếu cần thiết. Khi lặt lá mai cần nhẹ nhàng. Nếu không lặt lá đúng cách có thể làm gãy nụ hoa hay cây có thể bị chết. 

Hình ảnh hoa mai

Hình ảnh cành hoàng mai thi nhau đua sắc đã trở thành một phần không thể thiếu trong không khí Tết cổ truyền tại Việt Nam. Một số những hình ảnh hoàng mai đẹp nhất được Hoàng Yến Group tổng hợp hãy cùng chiêm ngưỡng nhé!

Cây hoàng mai nở rộ biểu trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường
Cây hoàng mai nở rộ biểu trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường
Màu mai hồng có sức hút đặc biệt
Màu mai hồng có sức hút đặc biệt
Đóa hoàng mai lung linh trong nắng Xuân 
Đóa hoàng mai lung linh trong nắng Xuân 
Sắc mai vàng cho ngày Tết thêm ấm áp, rộn ràng
Sắc mai vàng cho ngày Tết thêm ấm áp, rộn ràng
Đóa mai vàng nở rộ lan tỏa niềm vui
Đóa mai vàng nở rộ lan tỏa niềm vui
Đóa hoàng mai đặc trưng ngày Tết Sài Gòn
Đóa hoàng mai đặc trưng ngày Tết Sài Gòn
Cành mai với những chùm hoa vàng rực
Cành mai với những chùm hoa vàng rực
Cành mai trắng thu hút mọi ánh nhìn
Cành mai trắng thu hút mọi ánh nhìn
Cành mai vàng nở rộ như món quà của mùa xuân
Cành mai vàng nở rộ như món quà của mùa xuân
Màu mai xanh đặc biệt
Màu mai xanh đặc biệt

Tết Nguyên đán đã cận kề, nàng tiên mùa Xuân đang gõ cửa, hoa mai vàng hiện diện cùng vẻ đẹp rực rỡ của muôn loài. Qua đó, góp phần làm nên một mùa Xuân mới tươi vui và ấm áp. 

Câu hỏi về cây hoàng mai

Dưới đây là một số những câu hỏi thường gặp về cây hoàng mai. Các bạn có thể tham khảo để hiểu rõ các thông tin về giống hoa này!

Hoa mai ăn được không?

Có. Hoàng mai có vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc nên được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Lá của cây hoa non có thể dùng làm rau xanh ăn rất ngon miệng. 

Hoa mai bao nhiêu cánh?

Hoàng mai thường có 5 cánh hoa. Mai vàng núi mọc hoang trong rừng có từ 5 – 9 cánh, đôi khi có từ 12 – 18 cánh. 

Hoa mai có mùi thơm không?

Có. Hoàng mai có hương thơm nhẹ nhàng, thanh mát, không quá nồng nàn. 

Hoa mai có màu trắng không?

Mai trắng còn gọi là bạch mai, là giống mai quý giá, có nhiều giá trị hơn mai thông thường. Mai trắng thể hiện cho may mắn, phú quý, biểu tượng cho người quân tử với khí thế hiên ngang. 

Hoa mai nở vào mùa nào?

Hoàng mai thường ra hoa màu xuân, trút lá vào mùa đông. Hoa nở dạng chùm, cuống dài treo trên cành, thoang thoảng hương thơm e ấp, kín đáo. 

Vân Nguyễn 15/02/2024

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *