Hoa trúc đào là giống cây cảnh có vẻ đẹp cuốn hút, trồng nhiều tại các công viên, trang trí cảnh quan. Cây hoa có nhiều ý nghĩa đặc biệt, công dụng đặc biệt. Hãy cùng Hoàng Yến Group tìm hiểu chi tiết hơn về giống hoa này ngay sau đây nhé!

Hoa trúc đào là gì?

  • Tên gọi khác: Giáp trúc đào. 
  • Tên trong khoa học: Nerium oleander L.
  • Họ: Apocynaceae (Trúc đào). 
  • Chi: Nerium. 

Nguồn gốc hoa trúc đào

Giáp trúc đào vốn là cây hoa bản địa của khu vực rộng lớn từ Maroc, Bồ Đào Nha kéo dài tới phía đông khu vực Địa Trung Hải, miền nam châu Á. Cây hoa chủ yếu mọc xung quanh các lòng suối khô. Giống hoa có tới hơn 400 loài, hiện có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, các bạn có thể dễ dàng bắt gặp hoa được trồng chủ yếu tại các công viên, vườn hoa hay hai bên đường đi dạo,…

Đặc điểm cây hoa trúc đào

Trúc đào có chiều cao cây trung bình từ khoảng 2 – 5m, cành mọc thẳng đứng. Lá cây gồm 3 chiếc lá to bản, dày, bóng như da, có màu lục sẫm, hình mũi mác hẹp, mọc xoắn vào với nhau, chiều dài trong khoảng từ 10 – 20cm, chiều rộng từ 3 – 5cm. 

Hoa mọc thành cụm tại đầu cành, cánh mỏng, đường kính từ 2,5 – 5cm. Màu sắc hoa đa dạng từ hồng, trắng, vàng tùy theo khu vực địa lý cũng như điều kiện khí hậu. Tràng hoa có 5 thùy cùng các tua bao quanh ống tràng trung tâm của tràng hoa. 

Giáp trúc đào là hoa có hương thơm nhẹ nhàng, có khả năng tạo quả, quả có dạng hình hạt nang dài, khi chín nứt ra để giải phóng các hạt thường có lông tơ. Quả thường đậu vào mùa đông hay mùa xuân. 

Hoa trúc đào là giống cây cảnh trang trí khuôn viên rất phổ biến
Hoa trúc đào là giống cây cảnh trang trí khuôn viên rất phổ biến

Đặc tính sinh học

Giống hoa có khả năng chịu hạn tốt, được biết tới là loài thực vật có thể chống chịu được giá lạnh lên tới -10 độ C tại một số các khu vực. Cây hoa có thể trồng trong nhà hay trong vườn có mái che hay hệ thống nhà kính mà cây vẫn có thể phát triển được tốt. 

Đặc tính của cây giáp trúc đào

Cây giáp trúc đào thuộc giống ưa sáng, nhưng có khả năng phát triển tốt trong môi trường râm mát. Cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới, ấm áp, có độ ẩm cao.

Cây hoa không chịu được ngập úng, nên trồng ở nơi có địa thế cao, khô ráo và thoát được nước tốt. Loài hoa có thể trồng thành từng lùm hay cây riêng lẻ, hoặc có thể trồng trong chậu cảnh lớn. 

Nhu cầu nguồn sáng

Cây trúc đào rất phù hợp sinh trưởng trong môi trường có nguồn ánh sáng lớn. Thời gian chiếu ánh nắng trực tiếp cho cây ít nhất trong khoảng 6h/ngày

Nhiệt độ

Cây giáp trúc đào có khí hậu ấm áp, sinh trưởng tốt trong môi trường nhiệt độ khoảng từ 14 – 30 độ C. Thời điểm mùa đông nên chuyển chậu cảnh trồng vào trong nhà kính hay phòng ấm để tránh tình trạng cây bị cóng lạnh. 

Với những cây hoa nhỏ, trước khi có sương nên di chuyển cây vào trong nhà để chăm sóc. Vào khoảng tháng 4 năm sau đó thì chuyển cây ra bên ngoài để chăm sóc như bình thường. 

Đất trồng

Khi trồng trúc đào trong chậu cảnh có thể phối trộn đất trồng như sau: 5 phần đất vườn + 4 đất cát + 1 phần bánh dầu. Hoặc cũng có thể trộn 4 phần đất lá mục + 2 phần đất vườn + 2 phần phân chuồng ủ hoai + 2 phần đất cát. Rải bột xương tại đáy chậu để làm phân bón lót. 

>>> Xem thêm: Hoa huỳnh anh sự lựa chọn hoa cảnh trang trí cho người mê hoa

Ý nghĩa hoa trúc đào

Cây giáp trúc đào có nhiều ý nghĩa gắn liền với đời sống. Tìm hiểu những giá trị ẩn chứa trong từng cánh hoa các bạn sẽ thêm yêu hơn loài hoa độc đáo và đặc biệt này:

Trong đời sống

Trúc đào vốn là cây hoa biểu trưng cho sự cẩn trọng, tỉ mỉ, cảnh giác trước những mối nguy hại đằng sau vẻ đẹp rực rỡ. Do đặc thù giống hoa rất quyến rũ nhưng có chứa hàm lượng độc tố lớn nếu sử dụng sai cách. Chính vì thế mà nhắc tới giáp trúc đào thường nhắc tới những ý nghĩa về sự cẩn trọng, tỉ mỉ. 

Hoa trúc đào giàu ý nghĩa gắn liền với đời sống
Hoa trúc đào giàu ý nghĩa gắn liền với đời sống

Theo màu sắc

Giáp trúc đào có nhiều màu sắc khác nhau. Trong đó, mỗi màu lại ẩn chứa một nét đẹp và ý nghĩa riêng vô cùng độc đáo:

  • Trúc đào hoa vàng: Màu hoa của phú quý, phúc lộc và may mắn. 
  • Cây trúc đào hoa tím: Màu tím thể hiện sự ngọt ngào, thủy chung trong tình yêu đôi lứa. 
  • Hoa trúc đào trắng: Màu hoa đại diện cho sự tinh khôi, thuần khiết. Loài hoa gợi nhớ về hình ảnh người phụ nữ dịu dàng, phẩm hạnh trong sáng. 
  • Cây hoa trúc đào đỏ: Màu hoa cho khao khát mãnh liệt, nỗi nhớ mong da diết, nồng cháy. 

>>> Xem thêm: Lựa chọn hoa cảnh trang trí không thể không chọn hoa chùm ớt

Công dụng của hoa giáp trúc đào

Nhắc tới giáp trúc đào không thể không nhắc tới những công dụng tuyệt vời mà giống hoa này mang lại cho con người và cuộc sống. Một số tác dụng phải kể tới đó là:

Trang trí không gian

Cây giáp trúc đào thường được ưu tiên sử dụng làm cây cảnh phục vụ trang trí bởi có hình dạng đẹp, cho hoa to, màu sắc rực rỡ. Cũng chính vì những ưu thế này mà giáp trúc đào thường được lựa chọn trồng trong vườn nhà, công viên,… với mục đích tô điểm cho cảnh quan thêm phần ấn tượng, đẹp mắt. 

Hơn nữa, theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra loại hoa này có tác dụng hữu hiệu trong việc điều hòa không khí. Trồng hoa xung quanh không gian sống giúp điều hòa không khí rất tốt. Qua đó, giúp cho không gian thêm trong lành và thoáng đãng. 

Công dụng của hoa trúc đào chủ yếu là trang trí không gian
Công dụng của hoa trúc đào chủ yếu là trang trí không gian

Phục vụ trong y học

Trong y học, chiết xuất từ cây trúc đào được bào chế thành các loại thuốc chữa bệnh liên quan tới ngoài da, mẩn ngứa. Trong đó, đặc biệt là hoạt chất quý nerlin, neriantin, oleandrin có thể được sử dụng hỗ trợ điều chế thuốc trợ tim, chống suy tim, khó thở hay phù nề do dị ứng,…cực kỳ hiệu quả. 

>>> Xem thêm: Hoa ngũ sắc sự lựa chọn tuyệt vời cho trang trí cảnh quan

Hoa trong nghệ thuật

Trúc đào xuất hiện trong nghệ thuật đã được các nghệ sĩ thổi hồn và mang tới những xúc cảm không thể nào quên về những hoài niệm trong tình yêu, nỗi nhớ da diết, khắc khoải:

Thơ về hoa trúc đào

“Chiều xưa có ngọn trúc đào

Mùa thu lá rụng bay vào sân em

Mùa thu lá rụng êm đềm

Như cô với cậu cười duyên dại khờ”

(Trúc đào – Nguyễn Tất Nhiên)

“Trước nhà tôi rặng trúc đào

Thảnh thơi thả cái đẹp vào vô ưu

Giá hoa đừng được ai yêu

Để tôi đi sớm về chiều mặc tôi

Và tôi cũng để mặc người

Giá người đừng có nụ cười như hoa”

(Hoa trúc đào – Lê Huy Mậu)

Những vần thơ ý nghĩa về hoa trúc đào 
Những vần thơ ý nghĩa về hoa trúc đào 

Tranh vẽ hoa giáp trúc đào

Những cảm xúc riêng của người họa sĩ gửi gắm thông qua những cành trúc đào ngọt ngào, quyến rũ. Tranh trúc đào được treo trang trí trong không gian nhà ở, văn phòng, phòng làm việc đều rất ý nghĩa, có giá trị phong thủy cao. Một số dạng tranh hoa giáp trúc đào như: Tranh tĩnh vật, tranh sơn dầu, tranh đính đá,… hiện đang là sự lựa chọn chơi tranh rất được ưa chuộng trên thị trường. 

>>> Xem thêm: Dịu mát ngày hè với màu xanh biếc của hoa thanh tú

Cách trồng hoa trúc đào

Cách thức nhân giống trúc đào chủ yếu thông qua giâm cành. Theo kinh nghiệm từ những người trồng hoa lâu năm thì thời gian giâm cành bánh tẻ nên thực hiện vào khoảng đầu tháng 4. Thực hiện giâm cành non nên tiến hành vào trong khoảng từ tháng 6 tới tháng 7. 

  • Bước 1: Chọn cành khỏe mạnh mọc được 1 năm. Sau đó, cắt ngắn thành từng khúc với chiều dài trong khoảng từ 15 – 20cm. 
  • Bước 2: Cắt hết phần lá, ngâm cành vào trong nước sạch để kích thích mọc rễ. Mực nước ngập trong khoảng 1/3 cành giâm. Cứ 2 ngày sẽ thay nước sạch 1 lần. 
  • Bước 3: Giâm cành vào trong nước khoảng 10 ngày, khi thấy xuất hiện các chấm nhỏ màu trắng trên lớp vỏ của phần cành ngâm trong nước thì lấy cành giâm ra cắm vào bên trong đất cát. 
  • Bước 4: Khoảng nửa tháng sau đó, cành sẽ mọc rễ. Khoảng 1 tháng sau có thể trồng vào trong chậu cảnh. 
Trồng hoa trúc đào chủ yếu bằng phương thức giâm cành
Trồng hoa trúc đào chủ yếu bằng phương thức giâm cành

Cách chăm sóc cây giáp trúc đào

Hoa trúc đào có khả năng chịu được hạn tốt. Vì thế, trong quá trình trồng không cần những kỹ thuật chăm sóc quá phức tạp. Tuy nhiên, để cây trúc đào lớn nhanh, xanh tốt, cho ra nhiều hoa, người trồng cần tuân thủ theo đúng quy tắc chăm sóc cây cơ bản như sau:

Nước tưới

Mặc dù là giống cây ưa nước nhưng trúc đào lại sợ úng nước. Trường hợp trời mưa liên tục trong nhiều ngày thì cần kịp thời đổ hết lượng nước ứ đọng trong chậu cảnh để đề phòng rễ bị thối. Việc tưới nước quá nhiều cũng khiến cho lá vàng, rụng, ảnh hưởng tới việc nở hoa vào năm sau đó. 

  • Vào thời điểm mùa xuân, mùa thu: Khi tưới nước cần chú trọng tới tình trạng đất trồng. Các bạn cần đảm bảo tưới ẩm 2 – 3 lần/tuần duy trì đất luôn trong tình trạng ẩm ướt vừa phải. 
  • Vào thời điểm mùa hè: Đây là khoảng thời gian cây sinh trưởng mạnh nhất, là thời kỳ cây ra hoa. Vì thế, khoảng thời gian này cây sẽ cần khá nhiều nước. Các bạn nên thực hiện tưới nước vào mỗi buổi sáng/tối. Đồng thời, chú ý phun xịt nước vào lá cây, giữ cho phần lá cây luôn xanh, sạch. 

Chú ý: Tới khoảng tháng 10, khi đưa cây vào trong bóng râm thì nên hạn chế tưới nước, tránh thối rễ, rụng lá, ảnh hưởng tới kỳ sinh trưởng sau đó. 

Bón phân

Từ khi trồng tới khi rụng hoa, cách khoảng 20 ngày sẽ bón 1 lần nước phân loãng. Sau tiết trời lập thu, khi trúc đào sinh trưởng nhanh thì cách 15 ngày lại bón phân 1 lần cho tới khi đưa cây vào nhà tránh đông. 

>>> Xem thêm: Đẹp ngỡ ngàng những luống hoa mười giờ trong nắng vàng

Cắt tỉa

Thời điểm sang xuân, trúc đào đâm chồi cần thực hiện cắt tỉa, tạo dáng cho cây. Nếu trong thời gian dài, không thực hiện cắt tỉa thì cành cây sẽ dài, nhỏ, lá rụng, phía dưới sẽ trống. Vì thế, nên duy trì cắt tỉa định kỳ 2 lần/năm cho cây. 

Lúc này, toàn bộ phần lá hoa sẽ tập trung tại trên ngọn, dáng cây xấu, ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ. Đối với những cành dài, yếu người trồng nên cắt từ phần gốc, đối với những cành mọc dày. 

Các bạn cũng có thể tỉa bớt một phần để cho cành phân bố đều, dáng cây đều, đẹp. Việc cắt tỉa các cành lá dư thừa cũng có công dụng rất lớn trong việc giúp cho cây tập trung nhiều dinh dưỡng hơn cho hoa luôn nở đẹp. 

Phòng sâu bệnh

Sâu bệnh thường gặp ở cây giáp đào là bệnh đốm lá, u bướu. Người trồng có thể dùng loại thuốc bột hòa nước Mancozeb 70%, pha loãng với nước theo đúng tỷ lệ 1:600 để thực hiện phun xịt.

Sâu hại cây chủ yếu là bọ cánh cứng, rầy mềm, có thể dùng loại thuốc nhũ dầu Buproferin 25%, pha loãng cùng với nước theo tỷ lệ 1:20000 để thực hiện phun xịt. 

Hình ảnh cây hoa trúc đào

Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp mắt về cây trúc đào tô điểm cho không gian sống thêm sinh động, quyến rũ và cuốn hút nhé!

Bông trúc đào lung linh trong nắng
Bông trúc đào lung linh trong nắng
Bông trúc đào rực rỡ khoe sắc
Bông trúc đào rực rỡ khoe sắc
Hàng trúc đào trong khuôn viên công viên
Hàng trúc đào trong khuôn viên công viên
Trúc đào trắng tinh khiết
Trúc đào trắng tinh khiết
Cận cảnh bông trúc đào ấn tượng, đẹp mắt
Cận cảnh bông trúc đào ấn tượng, đẹp mắt
Cây trúc đào có màu sắc ấn tượng
Cây trúc đào có màu sắc ấn tượng
Hoa giáp trúc đào được trồng phổ biến trong các không gian công cộng
Hoa giáp trúc đào được trồng phổ biến trong các không gian công cộng
Trúc đào đỏ nở rộ bên đường
Trúc đào đỏ nở rộ bên đường
Trúc đào tại quần đảo Nam Aegean Hy Lạp
Trúc đào tại quần đảo Nam Aegean Hy Lạp
Lối đi dạo tuyệt đẹp với những cánh trúc đào
Lối đi dạo tuyệt đẹp với những cánh trúc đào

Hoa trúc đào là giống cây cho hoa đẹp. Tuy nhiên, các bạn cần đặc biệt lưu ý trong quá trình sử dụng để tránh ngộ độc. Hy vọng với những thông tin được Hoàng Yến Group liệt kê trên đây sẽ giúp người trồng nắm được các dữ liệu cơ bản về loài hoa đặc biệt này. 

Câu hỏi về hoa giáp trúc đào

Tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về giống giáp trúc đào. Người trồng có thể tham khảo trước khi trồng cây trang trí:

Hoa trúc đào có độc không?

Có. Độc tính trong trúc đào rất cao, chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ gây tử vong. Chất độc thường gặp nhất trong cây đó là oleandrin, neriin, đều là các glycoside tim mạch. Hai chất này chủ yếu tập trung trong nhựa cây. Vỏ cây có chứa rosagenin, có tác động như strychnin. Toàn bộ cây đều có nhựa trắng sữa là chất rất độc, đều gây phản ứng có hại cho sức khỏe. 

Triệu chứng ngộ độc trúc đào thường gặp:

  • Trên hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa, tiết nhiều nước bọt, tổn thương tại bụng, tiêu chảy (có thể kèm lẫn máu). 
  • Trên hệ tim mạch: Loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương, hôn mê, tử vong. 

Vì vậy, không trồng cây trúc đào tại các nguồn nước như giếng, ao, bể nước, không buộc thả gia súc dưới gốc cây trúc đào. Không để trẻ nhỏ nhặt chơi hoa, không ngậm hoa vào miệng, không dùng lá trúc đào chữa các bệnh về da.

Trúc đào có trồng làm cảnh không?

Có. Cây hoa có màu sắc đẹp, hương thơm nhẹ nên được lựa chọn trồng làm cảnh. Tuy nhiên, nên trồng trang trí khuôn viên thiên nhiên để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Khi nào nên thay chậu trúc đào?

Cây trúc đào thường có tốc độ sinh trưởng nhanh. Cây 3 năm tuổi trồng trong chậu có đường kính 40cm, rễ mọc kín chậu, hình thành khối rễ chằng chịt, gây trở ngại cho sự thẩm thấu của nước, phân bón. Qua đó, ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của cây. Nếu không kịp thời tỉa bớt rễ, cây sẽ khô héo, rụng lá, chết. Các bạn nên cắt tỉa bớt rễ, chuyển sang chậu mới để đảm bảo đủ không gian cho cây phát triển. 

Vân Nguyễn 18/02/2024

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *