Hoa nghệ tây là gì?
- Tên gọi khác: Nghệ tây.
- Tên trong khoa học: Crocus sativus.
- Họ: Diên vĩ.
Nguồn gốc
Cây nghệ tây được phát hiện có nguồn gốc tại khu vực Hy Lạp, Tây Nam Á. Giống cây được trồng lần đầu tiên tại đất nước Hy Lạp vào 3000 năm trước. Tới năm 1973 được đặt tên khoa học lần đầu tiên.
Tiền thân của cây nghệ tây thuần hóa là giống Crocus cartwwightianus. Tiếp đó, người ta đã nhân giống những cây có nhụy dài và thu được giống nghệ tây như ngày nay.
Theo thời gian, cây hoa đã được nhân giống phổ biến ở những khu vực khác như: Bắc Phi, Bắc Mỹ, Châu Đại Dương. Sffaron lần đầu được ghi chép trong tài liệu tham khảo thực vật Assyrian ở thế kỷ thứ 7 và được biên soạn dưới thời Ashurbanipal. Hiện tại, trên thế giới Iran đang là quốc gia có sản xuất cây nghệ tây lớn nhất chiếm tới 90%. Theo Tổ chức Lương thực & Nông nghiệp Liên Hợp Quốc FAO’s đã xác nhận saffron Iran là loại tốt nhất trên thế giới.
Hoa nghệ tây là giống hoa đặc biệt quý hiếm
Đặc điểm
Cây hoa nghệ tây không có khả năng tự sinh sản. Để trồng được cây hoa, người dân thực hiện các phương pháp cấy ghép thủ công từng củ giống, chăm bón cây liên tục từ khi cấy củ vào trong đất cho tới khi thu hoạch hoa.
Loài hoa khi trưởng thành có chiều cao trong khoảng từ 2 – 3cm, dạng tán thẳng, đường kính khoảng từ 1 – 3mm. Hoa thường nở chủ yếu vào tháng 10, hương thơm giống như hương mật ong.
Cây hoa không cho hạt mà sinh sôi bằng cách mỗi cây cho 10 củ con. Củ giả giống thân hành, có màu nâu, nhỏ và đặc ruột. Củ cây nghệ tây đạt chất lượng tối ưu, là các củ có màu trắng, dáng tròn, căng mọng. Mỗi cây chỉ có 4 hoa, hoa thường có có 3 màu: Trắng, tím, vàng. Mỗi bông thường có 3 nhụy, sợi nhụy đỏ thẫm vô cùng nổi bật. Hoa chỉ nở vào trong một tuần mỗi năm.
Nghệ tây phải được thu hoạch thủ công bằng tay vào buổi sáng trước khi mặt trời mọc. Lúc này, các cánh hoa vẫn còn khép lại để bảo vệ được các nhụy mỏng ở bên trong. Thông thường, thời gian thu hoạch được tiến hành từ khoảng tháng 10 tới 11.
>>> Xem thêm: Thất diệp nhất chi hoa cây dược liệu quý cho mọi nhà
Sự tích cây nghệ tây
Câu chuyện cây nghệ Tây gắn liền với truyền thuyết Hy Lạp nổi tiếng với câu chuyện tình đẫm nước mắt. Xưa kia có chàng trai quý tộc tên là Crocus đã đem lòng yêu cô gái chăn cừu Smilax. Tuy nhiên, khoảng cách về hoàn cảnh xuất thân nên các vị thần đã ngăn cấm hai người đến với nhau.
Không chấp nhận lìa tan, Crocus đã kết liễu cuộc đời mình để kết thúc chuyện tình đầy đau khổ. Biết được chuyện này nàng Smilax cũng quyết định tự vẫn theo để được mãi bên nhau.
Câu chuyện tình gắn với hoa nghệ tây
Nữ thần Hy Lạp khi biết được chuyện tình cảm động này đã hóa phép biến chàng trai thành một loài hoa tên là Crocus – Hoa nghệ tây. Đồng thời, biến cô gái trở thành loài dây leo, quấn quanh hoa để được bên nhau mãi mãi. Vì thế, đây được cho là loài hoa biểu trưng cho tình yêu, màu tím sắt son được thể hiện cho tình yêu thủy chung, ngọt ngào giữa các cặp đôi.
>>> Xem thêm: Các loại hoa lạc tiên và công dụng “thần dược” với sức khỏe
Ý nghĩa hoa nghệ tây
Cây nghệ tây ẩn chứa nhiều ý nghĩa trong đời sống. Tìm hiểu thông tin về loài hoa sẽ giúp các bạn thêm yêu hơn giống hoa đặc biệt này:
Trong đời sống
Cây hoa thường nở hoa vào thời điểm đầu xuân, khoe sắc với hương thơm bất chấp thời tiết băng giá, lạnh lẽo. Vì thế, đây cũng là giống hoa được người Hy Lạp, La Mã cổ đại lựa chọn làm biểu tượng cho mùa xuân, mùa của sức sống mãnh liệt, sự tươi mới, niềm khao khát cháy bỏng, sự vui vẻ với tình yêu và cuộc sống.
Trong văn hóa quốc gia
Trong tác phẩm hoạt hình kinh điển Frozen, nghệ tây chính là biểu tượng của vương quốc Arendelle. Giống hoa này có màu chủ đạo là màu tím, góp mặt ở nhiều nơi gồm: Cột cờ, quốc kỳ, đồ trang sức, thiết kế nội thất, quần áo,…. Hai màu chủ đạo của giống hoa này là tím, xanh cổ vịt. Đây cũng là màu đặc trưng trong văn hóa của Arendelle.
Biểu tượng giống hoa này được ghi dấu trên các vật phẩm cao quý nhất của vương quốc như: Quyền trượng, ẩn vật của nữ hoàng, trang phục hoàng gia, đồ trang sức của quý tộc,…
Hoa nghệ tây có nhiều ý nghĩa trong văn hóa dân tộc
Theo quan niệm tôn giáo
Theo như các tài liệu lịch sử được ghi lại, từ khoảng TK 10 TCN, nghệ tây được người dân xứ Ba Tư cổ đại (Derbena, Isfahan, Khorasan) sử dụng như một loại nước thánh được dùng trong nghi lễ dâng lên thần linh.
Trong tình yêu
Căn cứ vào câu chuyện tình giữa chàng Crocus và nàng Smilax loài hoa này ẩn chứa ý nghĩa về tình yêu ngọt ngào, chung thủy son sắt. Chính vì thế, giống hoa này đặc biệt được ưu ái sử dụng trong các lễ cưới của các cặp đôi.
Theo màu hoa
Ngoài màu tím là màu chủ đạo, hoa nghệ tây còn có nhiều màu sắc khác nổi bật. Trong đó, mỗi màu hoa lại mang một sắc thái biểu tượng riêng:
Màu tím
Màu hoa biểu trưng cho lòng thủy chung, son sắc trong tình yêu giống như mối tình đầy cảm động của chàng Crocus và nàng Smilax. Ngoài ra, giống hoa này còn thể hiện cho sự quý tộc, sang trọng cũng như cao quý. Loài hoa được biểu trưng cho sự kiêu hãnh, phẩm giá của người thành công trong cuộc sống.
Màu trắng
Khác với vẻ quý phái của màu tím, nghệ tây trắng là màu tượng trưng cho sự ngây thơ, trong sáng cũng như công lý. Vì thế, giống hoa này thường được phối hợp với màu hoa tím tạo thành bó hoa hay trang trí trong các lễ cưới hiện đại.
Màu hoa nghệ tây trắng độc đáo
Màu vàng
Màu hoa vàng khá đặc biệt với hai giống hoa trắng, hoa tím. Màu hoa biểu trưng cho sự lạc quan, yêu đời, vui vẻ. Hoa thường được sử dụng làm quà tặng dành cho người thân, bạn bè và cả người mình yêu thương.
>>> Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp hoa thược dược không hổ danh “hoa tướng”
Hoa nghệ tây có tác dụng gì?
Không thể phủ nhận được những công dụng tuyệt vời của loại cây được ví như loại gia vị đắt nhất thế giới trong suốt chiều dài lịch sử. Những công dụng tuyệt vời của cây hoa phải kể tới đó chính là:
Điều trị bệnh
Theo các nghiên cứu y khoa hiện đại, nghệ tây có chứa nhiều hợp chất thực vật chống oxy hóa như crocin, crocetin, safranal, kaempferol với công dụng chống các gốc tự do, stress oxy hóa cực kỳ hiệu quả.
Ngoài ra, cây hoa còn có đặc tính giúp:
- Chống ung thư: Các hợp chất có thể diệt chọn lọc tế bào ung thư ruột kết hay ngăn chặn sự phát triển của nó.
- Cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt: giảm các triệu chứng như: Khó chịu, đau đầu, thèm ăn, đau.
- Tăng ham muốn tình dục: Cải thiện tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới, tăng ham muốn ở nữ giới.
- Giảm cân: Kiềm chế cơn thèm ăn, ít ăn vặt.
- Cải thiện thị lực: giảm vấn đề như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, viêm võng mạc, cải thiện cũng như giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan tới thị lực.
- Cải thiện tim mạch: Cây hoa giàu chất chống oxy hóa riboflavin, vitamin giàu lợi ích cho tim mạch. Duy trì cơ tim, động mạch hoạt động khỏe mạnh, điều chỉnh được hàm lượng cholesterol bên trong máu, hạ huyết áp.
Làm đẹp
Theo truyền thuyết, Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra đã sử dụng nhụy hoa nghệ tây với mục đích gìn giữ sắc đẹp, gia tăng sự quyến rũ của mình. Nữ hoàng thường duy trì thói quen bỏ nhụy hoa vào trong nước tắm cho làn da luôn trẻ đẹp, có sức hút trong chuyện chăn gối.
Những sản phẩm dầu gội từ nghệ tây cũng được đánh giá cao nhờ chứa chất chống oxy hóa mạnh, có công dụng đặc biệt với mái tóc. Theo đó, giúp chữa lành tổn thương dưới nang tóc. Chỉ sau một thời gian sử dụng sẽ sở hữu mái tóc bồng bềnh, khỏe mạnh.
Trong nhụy của nghệ tây thường có chứa hàm lượng vitamin A lớn, có công dụng giảm tốc độ lão hóa, đóng vai trò kiểm soát được chất nhờn, làm tăng độ đàn đồi, mềm mại trên da, đặc biệt là da mặt.
Không dừng lại ở đó, các loại mỹ phẩm có chứa thành phần này cũng giảm tình trạng da mụn rất tối ưu. Đặc biệt, nhụy hoa còn được chiết xuất thành serum với tinh chất vitamin C thúc đẩy quá trình hình thành Collagen, loại bỏ dấu hiệu gây ra tình trạng lão hóa như thâm, nám, tàn nhang, nâng cao được độ sáng của da mặt.
Màu hoa nghệ tây có nhiều giá trị trong làm đẹp
Món ăn từ hoa nghệ tây
Đối với người dân Trung Đông họ đặc biệt trân trọng loại hoa với giá trị đắt đỏ này. Đây là loại gia vị không thể thiếu đối với nền ẩm thực của khu vực. Trong đó, nhụy hoa được sử dụng phổ biến với các thành phần vitamin A, kẽm, đồng, axit folic, kali,… Đây đều là những dưỡng chất tối ưu cho sức khỏe.
Cách chế biến
Nhụy nghệ tây có thể được chế biến bằng các cách sau:
- Nghiền thành bột: Dùng nhụy hoa như gia vị phục vụ nêm nếm.
- Nghiền lấy nước: Ngâm trong nước khoảng từ 10 – 20 phút cho tới khi hương thơm hòa lẫn vào trong nước chỉ có thể dùng để nấu ăn.
- Ăn trực tiếp: Cho vài sợ nhụy hoa vào trong món ăn đang nấu.
Món ăn từ nghệ tây
Các món ăn ngon cùng nghệ tây đó là:
- Cơm nấu nhụy nghệ tây.
- Gà chiên nhụy nghệ tây.
- Cà ri hải sản nghệ tây.
Ngoài ra, hoa nghệ tây còn được dùng để ngâm rượu. Những bình rượu saffron vàng óng sang trọng được các quý ông đặc biệt yêu thích. Rượu nhụy nghệ tây nếu muốn tăng cường bổ dưỡng có thể ngâm cùng các loại dược liệu quý như: Đông trùng hạ thảo, nhân sâm,…
Thông thường, khi chọn ngâm rượu, loại nhụy nghệ tây nguyên bản được đánh giá phù hợp hơn cả. Loại nhụy này có giá thành hợp lý hơn, chân nhụy màu vàng. Mặc dù không có nhiều dưỡng chất nhưng rất thơm, giúp rượu tiết ra hương thơm thảo mộc khiến bình rượu thêm ngon và giá trị hơn. Đặc biệt, sẽ là “thần dược” của phái mạnh như:
- Tăng cường sinh lý.
- Xoa dịu căng thẳng, ngủ ngon.
- Tốt cho tim mạch.
- Cải thiện trí não.
- Ngăn tình trạng sỏi thận.
- Cân bằng lượng đường huyết.
>>> Xem thêm: Hoa hiên “siêu chảnh” năm nở một lần, công dụng thần kỳ
Cách trồng hoa nghệ tây
Để có được thành phẩm là những cây nghệ tây chất lượng đòi hỏi người trồng phải thực hiện khoa học, đúng cách:
Chuẩn bị
Trước khi trồng, công đoạn chuẩn bị đặc biệt quan trọng, đảm bảo chất lượng:
- Thời điểm gieo trồng: Cây nghệ tây thường nở vào thời điểm mùa xuân, khoảng tháng 2 tới tháng 3 thì đây là thời điểm nhụy đạt chất lượng tốt nhất. Thông thường, chỉ sau khoảng 4 tháng sau khi thực hiện trồng hoa sẽ nở. Bởi vậy, để đảm bảo hoa nở đúng thời gian nên trồng vào khoảng từ tháng 9 tới tháng 11.
- Đất trồng: Để đảm bảo được sự phát triển tốt nhất của cây cần chọn loại đất tơi xốp, đã được làm sạch cỏ dại và dễ dàng thoát hơi nước. Người trồng có thể làm đất cùng hỗn hợp phân chuồng đã hoai mục làm đất gieo trồng củ giống. Như vậy, củ sẽ có đủ chất dinh dưỡng nuôi rễ tốt giúp rễ phát triển nhanh, bám rễ tốt hơn.
- Chậu trồng: Trồng cây trong chậu trong độ sâu khoảng từ 10 – 15cm. Mỗi chậu nên trồng khoảng từ 2 – 6 cây.
Chuẩn bị đầy đủ trước khi trồng hoa nghệ tây
Thực hiện trồng
Cách thức trồng hoa nghệ tây cần thực hiện theo các giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn đầu
- Đào hốc và đặt củ nghệ tây vào trong hốc đất. Chú ý đảm bảo sao cho phía đầu nhọn hướng lên phía trên.
- Lấp đất lại, chừa lại một phần mầm củ đã nhú ra để trồi lên trên phía trên mặt đất.
- Tưới một ít nước để tạo được độ ẩm. Tuy nhiên, chú ý đảm bảo độ thoát nước tốt để không gây ra tình trạng thối củ giống.
- Ở giai đoạn đầu, khi trồng cần chú ý không để chậu tại vị trí dễ bị mưa tạt vào. Đồng thời, không để cây tại nơi thiếu ánh nắng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Trước khi hoa nở nhiệt độ phù hợp cho cây là 15 độ C.
Giai đoạn sau
Thông thường, cây nghệ tây thường sống trong chậu khoảng từ 4 – 5 năm nhưng sau thời gian này cần đào củ lên, trồng lại. Khi đào củ cần cắt bỏ toàn bộ lá để cho củ khô cũng như bảo quản tại nơi tốt và nhiệt độ thấp.
>>> Xem thêm: Công dụng trên cả tuyệt vời của hoa nhài ai cũng nên biết
Cách chăm sóc hoa nghệ tây
Đây là những khâu đặc biệt quan trọng giúp cây hoa phát triển tốt khi trồng:
Nước tưới
Khi chăm sóc cây hoa đặc biệt chú ý không tưới quá nhiều nước để tránh tình trạng thối củ cây hoa. Chỉ khi thời tiết khô hạn hay nắng nóng thì mới bổ sung thêm nước cho cây và cũng chỉ nên tưới thêm vừa đủ. Luôn thực hiện quan sát củ cây hoa nếu thấy cây nổi lên trên mặt đất thì vun xuống và lấp thêm đất trồng.
Bón phân
Thời điểm khoảng tháng 11 – 12 nên thực hiện bón phân để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên, không nên bón loại phân có chứa quá nhiều nito bởi có thể làm cho rễ bị thối, cây dễ chết.
Phòng sâu bệnh
Cây hoa nghệ tây rất dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Vì thế, người trồng cần chú ý nắm rõ các bệnh thường gặp giúp chủ động hơn trong việc phòng ngừa sâu bệnh hại cho cây. Một số bệnh thường gặp ở cây hoa như sau:
- Lở cổ rễ: giảm độ ẩm bên trong đất, gây loét nâu cánh hoa. Bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cây.
- Héo lá: Tấn công cây, để lại một dải màu da cam trên lá của cây, khiến các lá xoăn và khô héo.
- Thoái rễ màu tím: Một bộ phận của rễ bị chết hay thối rữa. Vùng cây bị bệnh dễ lây lan tới vùng chưa mắc bệnh, gây chết cây.
Thông thường, những bệnh này sẽ chủ yếu xuất hiện ở năm thứ ba, thứ tư. Hầu hết những bệnh này đều miễn nhiễm với các loại thuốc diệt nấm. Bởi vậy, các bạn nên đào cây chưa bị bệnh lên và thực hiện cách ly khỏi vùng đất bị bệnh.
Chú ý hoạt động chăm sóc khi trồng hoa nghệ tây
Cách thu hoạch cây nghệ tây
Nếu trồng và chăm sóc nghệ tây đúng kỹ thuật thì sau khoảng 4 tháng sẽ cho được hiệu quả thu hoạch tối ưu. Kỹ thuật trồng hoa nghệ tây, cách chăm sóc không quá cầu kỳ nhưng thu hoạch nhụy hoa lại đòi hỏi nhiều công sức, thời gian.
Toàn bộ quy trình thu hoạch cần được thực hiện thủ công. Để có 1kg sợi nhụy cần tới 100.00 cây hoa. Không tốn nhiều công sức trong hoạt động thu hái mà cách thức phơi sấy cũng đòi hỏi phải có kỹ thuật cao.
Các bạn nên thực hiện phơi khô nhụy sau khi hái càng nhanh càng tốt. Nếu không kịp thời phơi thì cần tiến hành bảo quản nhụy hoa trong độ ẩm khoảng 10%. Lưu ý, không nên sấy quá khô sẽ làm sợi nhụy hoa bị giòn, gãy làm giảm chất lượng và mất dưỡng chất có trong nhụy hoa.
>>> Xem thêm: Hoa tầm xuân hương thơm ngọt ngào có thể làm tinh dầu
Hoa nghệ tây giá bao nhiêu?
Nghệ tây thành phẩm (nhụy nghệ tây) khi bán trên thị trường có nguồn gốc xuất xứ tại Hy Lạp, Ấn Độ, Tây Ban Nha với mức giá trong khoảng từ 150.000đ – 500.000đ/gram. Nhụy hoa có xuất xứ từ Iran đất nước cung cấp 90% sản phẩm nhụy hoa cho thị trường dao động trong khoảng từ 400.000đ – 500.000đ/gram.
Nếu muốn mua giống cây trồng các bạn nên chủ động liên hệ tới các cơ sở vườn ươm, cửa hàng bán giống hoa uy tín để tham khảo mức giá. Bởi tùy theo kích thước, nguồn gốc, nơi cung cấp,… mà mức giá sẽ có sự khác nhau.
Bên cạnh đó, khách hàng có thể tham khảo thêm tại Group Mua Bán Trồng Hoa Đà Lạt ❤️ để có thêm những thông tin hữu ích về địa chỉ cung cấp chất lượng. Đồng thời, học thêm được nhiều mẹo chăm sóc hoa hiệu quả.
Hình ảnh hoa nghệ tây
Dưới đây là hình ảnh cây nghệ tây được Hoàng Yến Group tổng hợp. Các bạn có thể tham khảo để có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt vẻ đẹp của giống hoa này nhé!
Cánh đồng trồng nghệ tây
Mọi công đoạn trồng saffron đều được làm thủ công
Nghệ tây được ví như vàng đỏ
Nhiều món ăn trong ẩm thực châu Âu không thể thiếu gia vị saffron
Những cánh hoa màu tím rực rỡ trong nắng sớm
Nhụy nghệ tây đắt đỏ nhất thế giới
Cánh đồng nghệ tây được vun trồng thẳng tắp
Hái hoa Saffron
Hoa Saffron vàng đỏ của đất
Vẻ đẹp hoa Saffron bình dị, mộc mạc không kém phần nổi bật
Cây hoa nghệ tây là giống thực vật đã được trồng từ lâu đời. Loài hoa này được cho rằng đắt hơn cả những kim loại quý. Dành thời gian tìm hiểu về cây hoa càng giúp các bạn hiểu rõ hơn về những giá trị của giống hoa này.
Câu hỏi về cây nghệ tây
Có một số những điều thú vị về cây nghệ tây mà nhiều người chưa biết. Cùng khám phá các câu hỏi sau nhé!
Hoa nghệ tây có dễ trồng không?
Với giá trị kinh tế mà cây nghệ tây mang lại hiện nay có nhiều người muốn trồng giống cây này. Tuy nhiên, điều mà mọi người lo lắng đó là khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta có phù hợp với giống cây này hay không.
Thực tế, cây nghệ tây phù hợp sinh trưởng tại nơi có nhiều ánh sáng. Mỗi ngày, cây cần cung cấp được một lượng ánh sáng trong khoảng 12h, với nhiệt độ thích hợp từ 15 – 20 độ C.
Nếu muốn trồng cây hoa cần chọn thời điểm trồng lý tưởng. Thông thường, nên chọn thời điểm bắt đầu sang thu. Lúc này, điều kiện nhiệt độ, khí hậu sẽ có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của cây hoa. Đồng thời, nên chọn loại đất trồng với độ pH phù hợp trong ngưỡng từ 5 – 8, đất giàu chất dinh dưỡng.
Ở nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn khi trồng cây nghệ tây. Để thành công đòi hỏi các bạn cần có sự đầu tư cả về công sức, thời gian, chi phí lớn hơn nhiều so với những giống hoa khác.
Công dụng của nhụy nghệ tây với nam giới
Theo các nghiên cứu, nhụy nghệ tây rất tốt cho sức khỏe nam giới gồm:
- Tăng cường sức khỏe tổng thể.
- Chống tình trạng trầm cảm.
- Cải thiện vấn đề mất ngủ.
- Hỗ trợ thực hiện phòng chống hay điều trị ung thư.
- Tăng cường sức khỏe sinh lý.
- Hỗ trợ tiêu hóa.
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp.
Nên thực hiện uống nhụy nghệ tây vào thời điểm nào?
Sử dụng Saffron nghệ tây tốt nhất vào mỗi buổi sáng sau khi mới ngủ dậy. Đồng thời, trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2h để có được hiệu quả tối ưu nhất.
Vân Nguyễn 26/02/2024