Trong các dòng phân bón hữu cơ thì loại phân hữu cơ vi sinh có mức giá tương đối khá cao hơn với các dòng phân khác. Tuy nhiên với những tác dụng khá rõ cho cây trồng và đất thì loại phân này vẫn được dùng khá rộng rãi. Để hiểu rõ hơn về vai trò và cách chọn được phân bón hữu cơ vi sinh hiệu quả, mời bà con cùng theo dõi bài viết sau đây:
Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được chế biến bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh, các chủng vi sinh vật vẫn còn sống và sẽ hoạt động khi được bón vào đất.
Phân hữu cơ vi sinh có chứa chất hữu cơ trên 15% và có chứa vi sinh vật với mật độ từ ≥ 1×106 CFU/mg mỗi loại. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và để đáp ứng sản xuất có thể bổ sung các nguyên tố đa, trung, vi lượng cho phân hữu cơ vi sinh để tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Các loại phân hữu cơ vi sinh
Có nhiều chủng vi sinh vật có ích có thể được phối trộn với nhau để chế biến thành các loại phân hữu cơ vi sinh đa chức năng.
- VSV phân giải xenlulô
- VSV phân giải Lân: Các vi sinh vật phân giải lân có khả năng hòa tan nhiều hợp chất photpho khó tan khác nhau, nâng cao hiệu quả sử dụng lân cho cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất, nâng cao khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh cho cây trồng,
- VSV cố định Đạm: những vi sinh vật này sẽ cố định nitơ từ không khí chuyển hóa thành các hợp chất chứa nitơ cho đất và cây trồng, tạo điều kiện nâng cao năng suất và khả năng chống chịu cho cây trồng, đồng thời tăng độ màu mỡ của đất.
- VSV kích thích sinh trưởng: Các vi khuẩn này có thể kích thích sự phát triểu của thực vật thông qua việc tiết ra các chất chuyển hóa thứ cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp thu các chất dinh dưỡng từ rễ, do đó, chúng được gọi là vi khuẩn kích thích sự phát triển thực vật. Các vi khuẩn này còn ức chế các tác nhân gây bệnh thông qua cạnh tranh dinh dưỡng, tạo ra các chất kháng sinh hay tiết ra các enzyme tạo hệ thống đề kháng giúp cây trồng ít sâu bệnh hại hơn, sinh trưởng và phát triển tốt hơn, từ đó tăng năng suất và chất lượng nông sản qua các mùa vụ.
- VSV đối kháng vi khuẩn, nấm bệnh: Chứa các vi sinh vật có khả năng ký sinh, đối kháng hay tiết ra các chất có tác dụng ức chế hay kìm hãm các loại vi sinh vật gây bệnh như nhóm Bacillus, Pseudomonas striata, Beauveria…
- Vsv phân giải chất mùn: Chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất hữu cơ, xác bã thực vật, các loại phân chuồng tươi như cellulose, kitin,…gồm các loại nhưBacillus, Streptomyces, Trichoderma,…
Việc tổng hợp các VSV này tùy thuộc vào mục đích sử dụng hoặc khả năng phối hợp của chúng.
Vai trò của phân hữu cơ vi sinh
- Phân hữu cơ vi sinh có chứa các vi sinh vật là nấm đối kháng giúp phòng trừ bệnh cho và tăng sức đề kháng cho cây trồng,
- Làm tăng chất lượng nông sản.
- Cung cấp cho đất từ 30 – 60 kgN/năm,
- Tăng hiệu lực dùng phân Lân,
- Nâng cao độ phì nhiêu của đất, tăng lượng mùn trong đất
- Làm tăng cao khả năng trao đổi chất trong cây,
- Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng cho cây trồng, hòa tan các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dưỡng.
- Có tác động tốt đến môi trường sống của hệ vi sinh vật đất, giúp bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng
- Giảm tác hại của hóa chất lên nông sản do lạm dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, tăng cường bảo vệ môi trường.
- Thứ hai là phân hữu cơ giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước, và giúp cho bộ rễ phát triển tốt, bền lâu và giúp cho đất xốp
- Đặc biệt phân hữu cơ giúp cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ. Hệ vi sinh vật có lợi càng dồi dào, càng đẩy lùi được những vi sinh vật bất lợi cho đất và cây trồng, giúp hạn chế được những loại bệnh do vi sinh vật có hại gây ra, những loại nấm bệnh gây hại cho rễ.
- Phân hữu cơ vi sinh có chứa các vi sinh vật là nấm đối kháng giúp phòng trừ bệnh cho và tăng sức đề kháng cho cây trồng,
- Làm tăng chất lượng nông sản.
- Cung cấp cho đất từ 30 – 60 kgN/năm,
- Tăng hiệu lực dùng phân Lân,
- Nâng cao độ phì nhiêu của đất, tăng lượng mùn trong đất
- Làm tăng cao khả năng trao đổi chất trong cây,
- Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng cho cây trồng, hòa tan các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dưỡng.
- Có tác động tốt đến môi trường sống của hệ vi sinh vật đất, giúp bổ sung nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng
- Giảm tác hại của hóa chất lên nông sản do lạm dụng hóa chất như phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, tăng cường bảo vệ môi trường.
- Thứ hai là phân hữu cơ giúp giữ ẩm, giữ phân, giữ nước, và giúp cho bộ rễ phát triển tốt, bền lâu và giúp cho đất xốp
- Đặc biệt phân hữu cơ giúp cho hệ vi sinh vật trong đất phát triển mạnh mẽ. Hệ vi sinh vật có lợi càng dồi dào, càng đẩy lùi được những vi sinh vật bất lợi cho đất và cây trồng, giúp hạn chế được những loại bệnh do vi sinh vật có hại gây ra, những loại nấm bệnh gây hại cho rễ.
Chọn phân hữu cơ vi sinh tốt
Hoàng Yến Group khuyên quý khách nên lựa chọn theo 4 yếu tố bên dưới
- Chất lượng nguyên liệu hữu cơ,
- Quy trình sản xuất,
- Hàm lượng N-P-K,
- Chủng vi sinh vật và các trung vi lượng khác phải đủ chuẩn và giá thành phải hợp lý.
Sử dụng hiệu quả phân hữu cơ vi sinh
Để sử dụng hiệu quả phân hữu cơ vi sinh thì chúng ta phải:
- Ủ phân hữu cơ trước khi sử dụng thì tính năng của các vi sinh vật sẽ phát triển mạnh mẽ nhất. Nếu không có thời gian hay muốn tận dụng nguồn hữu cơ là cây lá mục trong gốc thì hoàn tan phân hữu cơ vào nước và tưới xung quanh gôc cây, tùy từng loại phân sẽ có hàm lượng khác nhau và tần suất sử dụng khác nhau.
- Không sử dụng các chất, thuốc, phân … có tính oxy hóa cao để hòa trộn hoặc tưới vào nơi đã sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Vì làm thế sẽ chết đi rất nhiều vi sinh vật có lợi trong quá trình phân giải chất hữu cơ, giữ nước, tạo nitơ cho đất ….
Trong khi đã sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh thì không nên sử dụng các chất oxy hóa trên (hoặc ít nhất phải sử dụng cách 2 tuần trước khi bón phân HCVS)
Tùy theo đất, các chất mùn bã hữu cơ, loại phân vi sinh … mà tác dụng của phân có thể lên tới hơn 6 tháng.
- Ngoài ra còn lưu ý khác như: đảm bảo độ ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp, thời gian hiệu quả của phân, thời gian phân hữu cơ bắt đầu có tác dụng ….