Hoa lộc vừng biển, được biết tới loài cây mang vẻ đẹp đặc biệt của vùng ven biển, là một biểu tượng của sức sống và sự bền bỉ. Với tán lá rộng và những chùm hoa đỏ rực, cây lộc vừng biển không chỉ tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn có tác dụng che chắn gió, bảo vệ bờ biển. Nếu bạn chưa biết về loài hoa này, vậy hãy cùng Hoàng Yến Group khám phá ngay sau đây.
Giới thiệu đôi nét về cây hoa lộc vừng biển
Cây hoa lộc vừng biển, hay còn được biết đến với tên khoa học là Barringtonia acutangula, là một trong những loại cây cảnh quý giá, thuộc chi lộc vừng. Loại cây này được trồng nhiều ở những vùng đất ẩm ven biển tại Nam Á và Bắc Úc. Tại Việt Nam, cây lộc vừng phát triển rất tốt từ Nam ra Bắc, tạo nên một cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và gần gũi.
Đặc biệt, cây lộc vừng là một trong ba loại cây thuộc tam Đa, bao gồm cây Sung (Phúc), cây Lộc vừng (Lộc) và cây Vạn tuế (Thọ). Cái tên “Lộc” trong cây lộc vừng mang ý nghĩa tài lộc, phú quý, nên được rất nhiều người ưa chuộng trồng trong sân nhà.
Ngoài những giá trị về phong thủy và cảnh quan, cây lộc vừng còn có tác dụng bảo vệ môi trường, đặc biệt là ở những vùng ven biển. Với khả năng chịu mặn và thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, cây lộc vừng góp phần bảo vệ đất đai khỏi sự xâm nhập của nước biển. Đồng thời tạo nên một hệ sinh thái đa dạng và phong phú.
>>> Xem thêm: Hoa Cosmos Atrosanguineus – Sắc Đỏ Tuyệt Đẹp Và Ý Nghĩa
Những loại cây hoa lộc vừng biển
Hiện tại, cây lộc vừng biển còn được biết đến với nhiều chủng loại và đặc điểm khác nhau. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là ba loại: Lộc vừng đỏ, lộc vừng trắng và cây rau vừng. Hãy cùng Hoàng Yến Group khám phá về những loại hoa này qua bài viết sau đây.
Hoa lộc vừng đỏ
Đây là một loại cây hoa lộc vừng biển được nhiều người ưa chuộng trồng nhất. Cây có hoa màu đỏ quyến rũ và tỏa hương thơm nhẹ nhàng. Loại cây này có nguồn gốc từ các vùng đất ngập ở Nam Á, Bắc Úc, các quần đảo của Philippines và đảo Queensland. Tại Việt Nam, do hoa có màu đỏ và mang ý nghĩa may mắn, cây được nhiều gia đình chọn làm cây cảnh trong nhà.
Hoa lộc vừng biển màu trắng
Chủng lộc vừng này nổi bật với những bông hoa màu trắng tinh khiết, tạo nên vẻ đẹp thu hút ánh nhìn. Hoa lộc vừng trắng thường nở thành từng chùm, mang đến một cảnh quan trang nhã và thanh thoát.
Nhờ vào vẻ đẹp nhẹ nhàng và sự nổi bật của hoa, cây lộc vừng trắng thường được trồng nhằm mục đích trang trí cảnh quan và làm đẹp cho sân vườn. Sự hiện diện của cây không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho không gian sống.
>>> Có thể bạn muốn biết: Top Hoa Của Mùa Hè – Những Loài Hoa Mang Vẻ Đẹp Tươi Mát
Hoa rau vừng
Loại hoa lộc vừng biển này chủ yếu được trồng ở miền Nam, đặc biệt tại các vùng đất ngập mặn hoặc dọc theo bờ biển. Cây lộc vừng này thường được ưa chuộng để tạo bóng mát nhờ vào tán lá xum xuê và rộng rãi.
Điểm đặc biệt của cây là nó ra quả từ các cành cây thay vì từ hoa như những loại lộc vừng khác. Sự khác biệt này làm cho cây không chỉ đóng vai trò làm mát mà còn tạo ra một điểm nhấn thú vị cho cảnh quan ven biển.
Ý nghĩa của hoa lộc vừng biển
Cây lộc vừng biển được coi là biểu tượng của tài lộc, thịnh vượng, may mắn và sung túc. Tên gọi của cây liên quan đến chữ “Lộc,” vì vậy, nó thường được xem là mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây lộc vừng còn thể hiện ý nghĩa của sự hòa thuận trong gia đình và đoàn kết giữa anh em nhờ vào tán cây xum xuê và các chùm hoa rực rỡ.
Theo quan niệm xưa, trồng cây lộc vừng với hoa đỏ từng chùm trong nhà tượng trưng cho những điều may mắn và hỷ sự. Gốc cây lộc vừng vững chắc còn đại diện cho ý chí kiên cường của gia chủ.
Cây lộc vừng còn được biết đến là loài hoa có tuổi thọ cao, điều đó cũng mang ý nghĩa trường thọ cho các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, cây lộc vừng tạo ra cảm giác bình yên và an toàn, đồng thời xua đuổi những điều không may mắn.
Công dụng của hoa lộc vừng đối với sức khỏe
Ngoài vai trò phong thủy và làm đẹp, cây hoa lộc vừng còn được biết đến như một dược liệu quý với nhiều công dụng cho sức khỏe. Theo y học cổ truyền, cây lộc vừng có tính bình, vị ngọt, và hạt thơm. Điều đó giúp điều trị hiệu quả các tình trạng suy nhược cơ thể và tóc bạc sớm. Cụ thể:
- Quả lộc vừng được sử dụng để điều trị ho, hen suyễn, chàm và đau răng.
- Rễ cây lộc vừng, với vị đắng, có giá trị trong việc chữa viêm, nấm da, và được dùng để bào chế thuốc trị sởi và thanh nhiệt.
- Hạt lộc vừng chứa tannin và các dưỡng chất quý, được sử dụng trong Tây y để chế biến thuốc trị ung thư, giảm đau, kháng nấm.
- Lá lộc vừng là dược liệu hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ.
- Vỏ cây lộc vừng được dùng để chữa tiêu chảy và kiết lỵ
>>> Xem thêm: Hoa Sổ Bà – Loài Hoa Độc Đáo Cùng Với Nhiều Tác Dụng Hữu Ích
Hướng dẫn cách chăm sóc hoa lộc vừng biển
Khi trồng cây lộc vừng, việc chọn loại đất là rất quan trọng. Nên chọn đất có độ tơi xốp cao và khả năng thoát nước tốt, như đất mùn pha cát hoặc phân chuồng đã ủ mục.
Bên cạnh đó để cây phát triển và sinh trưởng tốt, cần duy trì độ ẩm cho đất. Tuy nhiên không nên cần tưới quá nhiều nước cho cây, việc tưới sẽ diễn ra khoảng hai lần mỗi ngày là đủ.
Cây lộc vừng là một loài ưa ánh sáng nắng, vì vậy các bạn nên lựa chọn vị trí trồng có nhiều ánh sáng mặt trời. Nếu đất đã tốt và đầy đủ dinh dưỡng, bạn có thể không cần phải bón phân. Tuy nhiên, đối với cây non mới trồng và khi cây chuẩn bị ra hoa, nên bón phân để cung cấp dưỡng chất.
Trên đây là tất tần tật thông tin về hoa lộc vừng biển. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết về giống hoa này. Qua đó giúp việc chăm sóc chúng được hiệu quả hơn, góp phần làm phong phú thêm không gian sống ở quanh bạn.
Nguyễn Quang 7/8/2024