Hoa dong riềng đỏ không chỉ nổi bật với sắc đỏ rực rỡ mà còn mang trong mình nhiều giá trị văn hóa và y học đặc biệt. Với vẻ đẹp mê hoặc của mình, loài hoa này thường được dùng trong các nghi lễ truyền thống và được coi là biểu tượng của sự may mắn và thịnh vượng. Bên cạnh đó loài hoa này còn có rất nhiều những công dụng khác. Các bạn hãy cùng Hoàng Yến Group tìm hiểu qua bài viết sau.
Giới thiệu đôi nét về hoa dong riềng đỏ
Hoa dong riềng đỏ là một loài hoa quý hiếm và đặc biệt, nổi bật trong thế giới thực vật nhờ sự kết hợp hài hòa giữa sắc đỏ rực rỡ và hình dáng thanh thoát. Đây là một trong những loài hoa ít được biết đến nhưng lại có giá trị cao trong nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Loài hoa này thường xuất hiện trong các khu vườn, công viên, hoặc các không gian trang trí đặc biệt, mang lại một vẻ đẹp nổi bật và ấn tượng. Cây dong riềng đỏ không chỉ gây ấn tượng với người yêu thiên nhiên mà còn thu hút sự chú ý của các nhà khoa học và nghiên cứu viên vì những đặc tính độc đáo của nó.
Với sự hấp dẫn riêng biệt và giá trị khoa học tiềm năng. Loài hoa này đã và đang ngày càng được rất nhiều người quan tâm và chú trọng trong việc bảo tồn và nghiên cứu.
>>> Xem thêm: Hoa Sứ Sa Mạc – Loài Hoa Kiêu Sa Giữa Cát Nóng
Đặc điểm về loài hoa dong riềng đỏ
Cây Dong riềng đỏ là một loại cây thảo nhỏ, thường có chiều cao từ 1 đến 1,5m và sống lâu năm. Cây hoa này có thân rễ phình ra tạo thành củ, bao phủ bởi nhiều lớp vảy mỏng.
Lá của loài cây dong riềng đỏ có chiều dài từ 30 đến 50cm và rộng từ 20 đến 30cm. Chúng mọc đối xứng theo hình trứng hoặc hình bầu dục, với phần gốc không có cuống, đầu lá có thể hơi nhọn hoặc tù.
Hai mặt lá nhẵn và có màu xanh lục tím, mép lá gợn sóng và gân chính nổi bật ở mặt dưới. Loài hoa này hiện nay sở hữu những bẹ lá to và dài cùng với các gân phụ chạy song song.
Hoa của dong riềng đỏ sẽ được mọc thành chùm hoặc bông ở đỉnh thân, hoa lưỡng tính không đồng đều với màu trắng hoặc đỏ. Các lá bắc thuôn dài, đài hoa có ba răng hẹp, hoa có từ 4 đến 5 nhị lép biến đổi thành các bảng mỏng giống như cánh hoa.
Nhị 1 có một nửa bao phấn trên một bản màu tương tự như cánh hoa. Tràng hoa gồm 4 cánh, xếp xen kẽ với lá đài và dính nhau thành một ống ngắn ở gốc. Bầu hoa có 4 ô với nhiều noãn. Quả là dạng nang có gai mềm và hạt rắn hình cầu.
Quá trình phân bổ, thu hái và chế biến của hoa dong riềng đỏ
Dong riềng đỏ có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới của Nam Mỹ từ rất lâu, sau đó đã được phổ biến và trồng rộng rãi ở nhiều quốc gia khác có khí hậu nhiệt đới. Trong đó bao gồm cả khu vực Đông Nam Á, Nam Á và châu Đại Dương.
Tại Việt Nam, cây dong riềng đỏ chính là một loài cây quen thuộc và phổ biến hơn ở các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng phía Bắc so với miền Nam. Các tỉnh thành trồng nhiều dong riềng đỏ tại Việt Nam bao gồm Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai và Hòa Bình.
Việc thu hoạch dong riềng đỏ thường diễn ra vào cuối năm, khi cây đã trưởng thành. Quá trình thu hoạch bao gồm việc đào củ, rửa sạch, nghiền thành bột, lọc kỹ và sau đó phơi khô. Bột dong riềng đỏ được bảo quản trong các chum hoặc vại để giữ được chất lượng và sử dụng khi cần.
>>> Xem thêm: Hoa Thạch Lan – Nét Đẹp Đặc Biệt Của Hoa Mọc Trên Sỏi Và Đá
Công dụng của hoa dong riềng đỏ trong ngành y học
Giống cây dong riềng đỏ không chỉ nổi bật với vẻ đẹp độc đáo mà còn có nhiều ứng dụng quan trọng trong y học. Dưới đây sẽ là một số các công dụng chính của cây dong riềng đỏ trong ngành y học:
Trong nền y học cổ truyền
Dong riềng đỏ là một loại cây có thân rễ, thường được gọi là củ trong dân gian, với tính chất mát và vị ngọt nhạt. Cây này có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, giảm huyết áp và an thần.
Trong dân gian, bột từ hoa dong riềng đỏ thường được sử dụng để chế biến bánh, miến, và củ được luộc ăn rất ngon. Ngoài ra, dong riềng còn được ứng dụng trong ngành dược phẩm. Tuy nhiên, tanin trong cây có thể gây táo bón nếu sử dụng quá nhiều.
Theo y học cổ truyền, rễ dong riềng đỏ được dùng để điều trị viêm gan và làm thuốc chữa chấn thương, viêm mủ. Hoa của cây được dùng để chữa xuất huyết ngoại thương. Liều lượng khuyến cáo là khoảng 15-20g rễ sắc uống, và 10-15g hoa hãm với nước sôi uống.
Rễ dong riềng tươi, khoảng 60-90g, sẽ được sắc lấy nước uống hàng ngày có hiệu quả chữa viêm gan cấp, thường thấy kết quả sau khoảng một tuần. Rễ tươi cũng có thể giã nát và đắp trực tiếp lên vùng bị chấn thương.
Hoa dong riềng đỏ trong nền y học hiện đại
Một số nghiên cứu đã so sánh tác dụng của tinh bột từ dong riềng và tinh bột từ củ dong. Kết quả cho thấy tinh bột từ dong riềng có độ ẩm, hàm lượng protein và độ đồng nhất cao hơn so với tinh bột từ củ dong. Ngược lại, tinh bột từ dong riềng có mức chất béo, amylose và hàm lượng sợi thấp hơn.
Tinh bột từ hoa dong riềng đỏ cũng cho thấy khả năng hấp thu nước, mức độ trương nở và khả năng hòa tan tốt hơn so với tinh bột từ củ dong. Điều này được giải thích bởi các liên kết trong hạt tinh bột dong riềng yếu hơn. Kích thước hạt tinh bột và độ nhớt biểu kiến của tinh bột dong riềng cũng cao hơn so với tinh bột từ củ dong.
>>> Xem thêm: Hoa Tử la Lan – Vẻ Đẹp Bí Ẩn Mang Nhiều Ý Nghĩa Sâu Sắc
Một số nghiên cứu về tác dụng của cây dong riềng đỏ
Nghiên cứu về việc tổng hợp hạt nano bạc (AgNPs) từ dịch chiết lá dong riềng đỏ. Cho thấy những hạt nano này có khả năng ức chế sự phát triển và hoạt động của các vi sinh vật gây bệnh.
Theo các báo cáo, hạt nano bạc này có thể ức chế vi sinh vật ở nồng độ khảo sát mà không gây ảnh hưởng đến các tế bào động vật hoặc con người. Điều này khiến cho dong riềng đỏ trở thành một ứng cử viên tiềm năng cho việc sản xuất nano bạc thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí và không độc hại.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hoa dong riềng đỏ được Hoàng Yến Group tổng hợp lại một cách chi tiết. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp các bạn có niềm đam mê hoa và thảo dược hiểu biết thêm về một loài hoa, một giống thuốc vô cùng giá trị trong hệ sinh thái bao quanh chúng ta.
Trần Ngọc 31/08/2024