Hoa hòe xuất hiện rất nhiều trong văn học dân gian, mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Với màu sắc trắng ngà, chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, loài hoa này còn được ứng dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y. Nếu bạn đang quan tâm đến loài hoa này có thể tham khảo những thông tin được Hoàng Yến Group chia sẻ dưới đây.
Giới thiệu chung về cây hoa hòe
Tên khoa học của cây hòe là Styphnolobium japonicum, là cây thân gỗ sống lâu năm, thuộc họ đậu, có dáng thẳng đứng. Hoa được xem là một trong những bộ phận chứa nhiều hoạt chất có ích cho sức khỏe tổng thể.
Hoa thường mọc thành từng cụm ở phía đầu cành, có hình dáng tương tự cái chùy. Tràng hoa phía trong có hình dáng tương tự cánh bướm, mang màu trắng ngà. Đặc biệt, hoa hòe khi chưa nở thường có màu vàng nhạt, vị đắng nhẹ.
>>> Xem thêm: Hoa Kỳ lân – Loài Hoa Độc Đáo Sở Hữu Sắc Đẹp Hiếm Có
Đặc điểm thực vật và dược liệu của hoa
Hoa hòe là cây thân gỗ sống lâu năm, quen thuộc với người dân Việt Nam. Khi nở hoa có mùi thơm đặc trưng, vị đắng nhẹ và được ứng dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y. Dưới đây là những đặc điểm thực vật, dược liệu, phân bố và cách thu hái, sơ chế loài hoa trên:
Đặc điểm thực vật
Hoa hòe là cây thân gỗ, sống lâu năm với chiều cao lên đến 15 mét, có tán lá lớn, vô cùng xum xuê. Sau khi cây phát triển và sinh trưởng đến độ tuổi nhất định sẽ phát triển nhiều cành lá cong queo hướng ra ngoài. Hoa mọc ở phía đầu cành, có màu trắng ngà, hình dáng tương tự cái chùy.
Đặc biệt, hoa của cây hòe khi nở thường mang hình dáng cánh bướm, có màu hơi ngả vàng, có mùi thơm nhẹ với sự đặc trưng riêng. Đây được xem là bộ phận chứa nhiều hoạt chất có ích cho sức khỏe. Hoa được nối với phần cuống lá ở đầu cành, cuống là hình trụ, phình dài có màu xanh mát mắt, kích thước khoảng 3-4 mm.
Cây sở hữu phần lá kép lông chim chứa 9-13 lá chét có hình trứng, phần đỉnh tương đối nhọn. Đặc biệt, lá mọc đối xứng nhau, càng về phía ngọn cuống thì phần lá chét có kích thước tăng. Tương tự các loại cây thân gỗ lâu năm khác, phần lá chét có màu xanh đậm mặt trên, màu nhạt ở phía ngoài.
Giống với những cây thân gỗ lâu năm khác, hoa hòe cũng trổ quả sau khi đến mùa. Quả của cây có hình dáng giống quả đậu, vỏ dày, màu xanh khi còn non, khi chín sẽ chuyển dần sang màu nâu. Bên trong quả có chứa vài hạt, phần quả thắt nhẹ ở khoảng giữa hai hạt.
>>> Có thể bạn muốn biết: Hoa Pentas – Vẻ Đẹp Mộng Mơ Mang Nhiều Ý Nghĩa Sâu Sắc
Các hoạt chất có trong hoa
Cây gỗ lâu năm này được ứng dụng rộng rãi trong các vị thuốc Đông Y. Hoa và nụ hoa chứa rất nhiều hoạt chất có ích cho sức khỏe, tiêu biểu như:
- Hoạt chất Rutin: Một chất flavonoid có tác dụng tăng cường độ bền thành mạch máu.
- Hoạt chất Quercetin: Đây được xem là một trong những chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương.
- Dưỡng chất Isoflavone: Có tác dụng tương tự như Estrogen, giúp giảm thiểu những triệu chứng ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Phân bố, cách thu hái và sơ chế hoa hòe
Cây hoa này thường ưa sống ở những khu vực có độ ẩm cao, ánh sáng nhiều. Vì thế, hoa hòe thường sống ở những vùng mang khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hiện nay, loại cây này được trồng rộng rãi ở nhiều tỉnh thành Việt Nam như: Hà Bắc, Nghệ An, Ninh Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên,…Bên cạnh đó, một số quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Nam Phi, Bắc Mỹ, Trung Quốc,…cũng trồng cây hòe nhằm phục vụ việc chữa bệnh.
Thông thường, cây hòe thường được người dân thu hoạch hoa từ tháng 5 đến hết tháng 8. Đa phần, người dân sẽ thu hoạch hoa vào buổi sáng, chỉ lựa chọn những bông hoa đã nở. Đối với quả sẽ được thu hoạch vào tháng 9 đến hết tháng 11. Sau khi thu hoạch, hoa và quả sẽ được rửa sạch và phơi khô nhằm phục vụ cho việc bào chế thành thuốc.
Ý nghĩa phong thủy của hoa
Hoa hòe từ lâu đã được xem là một loại cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Trong văn hóa Á Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, cây hòe thường được trồng trước nhà với nhiều mong muốn và kỳ vọng. Dưới đây là những ý nghĩa nổi bật của loài hoa trên:
-
- Chiêu dụ tài lộc, may mắn: Cây hòe tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, đồng nghĩa với việc gia đình sẽ luôn đủ đầy, sung túc. Vì thế, ở Việt Nam, cây hòe thường được trồng trước cửa nhà nhằm chiêu dụ tài lộc, may mắn.
- Mong muốn công danh, sự nghiệp vững chắc: Trong bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi từng có câu: “Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp dương”. Từ xa xưa, trong văn học Việt Nam, hòe được xem là loài hoa bắt mắt, tượng trưng cho việc mong cầu công danh, sự nghiệp. Vì thế, đến ngày nay, nhiều gia đình vẫn quan niệm trồng cây hòe sẽ giúp đường học hành, sự nghiệp của con cái trở nên thuận lợi.
- Biểu tượng của sức khỏe, sự bình an cho gia đình: Hoa hòe mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe, được xem là biểu tượng của sự bình an. Vì thế, nhiều gia đình quan niệm trồng cây này trước nhà nhằm giúp gia đạo an yên.
Cây hòe được mệnh danh là biểu tượng của sức khỏe, sự bình an
>>> Xem thêm: Hoa Chi Keo – Vẻ Đẹp Đại Diện Cho Tình Cảm Con Người
Công dụng ít người biết của cây hòe
Bên cạnh ý nghĩa phong thủy, cây hòe còn chứa nhiều hoạt chất có ích cho sức khỏe. Vì thế, loài hoa này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc Đông Y, tiêu biểu như:
Hoa hòe có lợi ích trong việc điều trị bệnh trĩ
Phần hoa của cây hòe có chứa Rutin có công dụng vận mạch hiệu quả. Bên cạnh đó, hoa còn chứa oxymatrine có tác dụng hạn chế giảm sưng đau do yếu mạch máu. Để có thể điều trị bệnh trĩ bằng hoa hòe tại nhà, bạn chỉ cần sao nguyên liệu, tán thành bột mịn và pha với nước uống mỗi ngày.
Nụ hoa có tác dụng điều trị cao huyết áp
Thành phần Rutin trong nụ hoa hòe có tác dụng gia tăng khả năng sức chịu đựng của mao mạch, làm mạnh thành mạch. Vì thế, nụ hoa thường được sử dụng làm các bài thuốc hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề huyết áp như: Cao huyết áp, Xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não,…
Hỗ trợ điều trị xuất huyết hiệu quả
Hợp chất Rutin trong hoa của cây hòe có nhiều công dụng đối với mao mạch. Để cải thiện bệnh xuất huyết, bệnh nhân có thể kết hợp nụ hoa hòe và kim châm để pha trà. Phương pháp này chỉ hỗ trợ điều trị nên bạn cần kết hợp thêm với các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Hoạt chất trong hoa có tác dụng chữa viêm khớp
Theo một số nghiên cứu cho thấy, cây hòe có chứa nhiều hoạt chất giúp tiêu viêm, giảm sưng cơ khớp hiệu quả. Để cải thiện tình trạng viêm khớp, bạn có thể kết hợp thuốc và uống trà hòe vào mỗi sáng sớm. Qua đó, giúp làm giảm cơn đau khớp, hạn chế sưng viêm.
Có tác dụng đối với tim mạch
Hoạt chất oxymatrine có trong cây hòe giúp bảo vệ và cải thiện chức năng tim hiệu quả. Bên cạnh đó, còn giúp thúc đẩy mạch máu hoạt động tốt, hạn chế những bệnh liên quan đến tim và mạch máu.
Hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ
Theo nhiều chuyên gia sức khỏe cho biết, hòe có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Vì thế, việc thường xuyên sử dụng trà hoa hòe giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Qua đó, hạn chế được tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên giật mình giữa đêm.
Hỗ trợ giảm cân, kiểm soát cân nặng
Trong cây hòa có chứa nhiều hoạt chất giúp kiểm soát trao đổi chất hiệu quả, hạn chế tối đa nguy cơ gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, với tác dụng thúc đẩy thải độc, cây hòe còn có tác dụng giúp giảm cân, kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Hoa hòe mang nhiều ý nghĩa phong thủy, là biểu tượng của đường công danh rộng mở. Bên cạnh những ý nghĩa nổi bật về tinh thần, các hoạt chất trong cây còn giúp bào chế thành nhiều vị thuốc Đông Y. Hy vọng qua bài viết này của Hoàng Yến Group bạn sẽ hiểu rõ hơn về loài hoa trên.
Thúy Hằng 24/08/2024