Hoa lạc tiên là hoa gì?
- Tên gọi khác: Nhãn lồng, chùm bao, tiên lạc, tây phiên liên, dây bầu đường,…
- Tên trong khoa học: Passiflora Foetida L.
- Tên trong tiếng Anh: Fortified Passion Flower, Stinking Passion Flower,…
- Họ: Lạc tiên – Passifloraceae.
- Chi: Passiflora.
Hoa tiên lạc có nguồn gốc chủ yếu từ vùng Tây Nam Hoa Kỳ, Mexico, xứ Caribe, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Cây được du nhập tại các vùng nhiệt đới tại khu vực Đông Nam Á, Úc và Hawaii. Cây hoa là giống cây cho ai và trái ăn được với nhiều chất dinh dưỡng.
Thân cây lạc tiên thuộc dạng cây dây leo, bao bên ngoài bởi lớp lông mỏng, phía bên trong rỗng. Lá lạc tiên chia thành 3 thùy có màu xanh thẫm, giống như hình trái tim, chiều dài khoảng 7cm, rộng khoảng 10cm. Phía mặt trên của lá có lớp lông tơ. Phần cuống của lá có chiều dài trong khoảng 2 – 3cm. Phía bên dưới nách lá thường có tua cuốn dạng cuộn tròn.
Hoa của tiên lạc chia thành 5 cánh, màu trắng xung quanh xen màu tím ở giữa. Ở nước ta, cây hoa mọc ở nhiều nơi do điều kiện khí hậu, đất đai rất thích hợp để sinh trưởng cũng như phát triển, đặc biệt là vùng đồng bằng.
Quả cây tiên lạc thường có dạng hình tròn, mọng và mọc kiểu riêng lẻ. Quả khi chín thường có màu vàng và vị ngọt đặc trưng. Cây hoa thường ra hoa và kết quả vào thời điểm mùa hè.
>>> Xem thêm: Rực rỡ những cánh hoa cát tường khoe sắc giữa trời Xuân
Các loại hoa tiên lạc
Theo các nghiên cứu của các nhà thực vật học, hoa tiên lạc được chia thành 5 phân loại chính cụ thể như sau:
Lạc tiên hoa tía
Đây là giống hoa tiên lạc bản địa của vùng châu Mỹ, nguồn gốc tại Peru, được người Tây Ban Nha tìm thấy từ năm 1569. Hiện nay, giống tiên lạc này đã rất phổ biến tại vùng Đông Nam Á và châu Âu.
Lạc tiên tây là cây lâu năm, thân dài tới 9m trở lên khi trưởng thành. Các lá thường có màu xanh đậm, lõm sâu và xuất hiện răng cưa, với chiều dài trong khoảng từ 10 – 15cm.
Lạc tiên tây có vẻ đẹp ấn tượng, màu tím trắng, kích thước khoảng từ 7 – 8cm với cấu trúc vô cùng phức tạp. Quả của cây có kích thước to hơn quả trứng gà, chứa các hạt màu đen trong có màu vàng cam, vị chua ngọt.
Hoa lạc tiên đỏ
Lạc tiên đỏ có tên gọi khoa học là Passiflora alata. Giống cây hoa đỏ này được nhiều người biết tới với hương thơm quyến rũ. Loài hoa được xem như một trong những nữ hoàng hoa tươi với vẻ ngoài diễm lệ, quyến rũ. Người châu Âu đặc biệt thích trồng giống hoa này làm cảnh trong nhà.
Lạc tiên Nam Bộ
Gioongs hoa này có tên gọi là (Passiflora Cochinchinensis). Đây cũng là cây hoa dạng leo, cành hơi dẹt và có khía rãnh. Cây có cụm hoa màu trắng. Khi cho quả, quả thường có dạng hình trứng và vỏ nhẵn. Riêng giống hoa tiên lạc này không được sử dụng làm thuốc.
Hoa lạc tiên vàng
Lạc tiên quả vàng tương tự như lạc tiên tím nhưng khả năng sinh trưởng mạnh hơn. Thân, gân, lá, râu leo có màu hồng, hoa tím hồng. Gốc hoa có màu tím thẫm, quả lớn, vỏ màu vàng, vị thịt quả chua. Hạt có màu nâu sẫm, hoa thường nở vào thời điểm buổi trưa, khoảng 9 – 10h tối thì hoa cụp lại.
>>> Xem thêm: Mê mẩn vẻ đẹp của hoa tử đinh hương cho không gian ngát hương
Ý nghĩa hoa lạc tiên
Đúng với tên gọi của hoa tiên lạc, giống hoa như được lạc vào xứ sở thần tiên. Đây cũng chính là điềm báo liên quan tới may mắn, tài lộc của con người. Nếu trong mơ vô tình gặp giống hoa này theo quan niệm chính là điềm báo về người đồng hành đáng tin cậy, nghiêm túc và vô cùng chân thành.
Giống hoa tiên lạc khi nở rộ có những chùm quả chín vàng. Đây cũng chính là dấu hiệu cho một tình yêu với kết thúc có hậu. Mặc dù hoa tiên lạc không thơm và cũng không quá rực rỡ như những giống hoa khác. Thế nhưng vẻ đẹp ngọt ngào, bình dị này khiến cho nhiều người không khỏi mê đắm.
Lạc tiên tây theo quan niệm có liên quan tới biểu tượng Thiên Chúa. Vào những năm 1600, nhà truyền giáo dòng tu Jesuit (Tây Ban Nha) đã đặt tên cho lạc tiên tây khi gặp tại vùng Nam Mỹ. Loài hoa có những dấu hiệu của sự đóng đinh của Chúa Jesus trên thánh giá trên mỗi bông hoa.
Theo đó, cấu trúc hoa được xem là biểu hiện cơn giận của Chúa Jesus – Giai đoạn đau khổ sau bữa ăn tối cuối cùng. 3 kiểu trên đỉnh thể hiện 3 chiếc đinh mà chúa Jesus gắn với thập giá. 5 bao phấn trên đỉnh biểu trưng cho búa sử dụng để đóng đinh. Sợi tơ xung quanh chính là vòng ánh sáng, vương miện của gai. Bên dưới vòng ánh sáng là tràng hoa với 10 cánh hoa. Qua đó, tượng trưng cho 10 tông đồ tại Lễ đóng đinh lên thánh giá (trừ Peter, Judas).
Hoa lạc tiên có tác dụng gì?
Hoa tiên lạc được đánh giá có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống, đặc biệt là sức khỏe. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các hoạt chất chứa trong dây tiên lạc thường được phân loại theo dược liệu thành dạng khô và tươi:
Lạc tiên tươi
Hoa lạc tiên tươi vừa được thu hái. Trên cây còn nguyên các bộ phận cũng như hàm lượng nước trong cây vẫn còn giữ được tương đối. Sử dụng tiên lạc ở trạng thái tươi vô cùng tiện lợi, có thể sử dụng được ngay. Tuy vậy, thời gian bảo quản thường ngắn ngày hơn.
Dược tính trong cây tiên lạc
Thành phần của lạc tiên cũng có chứa những hợp chất như alcaloid, với dẫn xuất harmol, harmin, harman,… cùng hợp chất flavonoid có trong tiên lạc chiếm khoảng 0.5 – 2.1%, dẫn xuất chủ yếu saponaretin,…. Bên cạnh đó, thành phần dược liệu có trong cây hoa cũng chứa nhiều dưỡng chất như vitamin, khoáng chất tốt với nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Chiết xuất alcaloid có chứa trong cây tiên lạc có thể giúp kìm hãm được sự hoạt động của cafein giúp cho con người có một giấc ngủ ngon hơn. Đồng thời, giảm tình trạng stress, an thần một cách hiệu quả. Sử dụng tiên lạc chữa bệnh có thể cải thiện được giấc ngủ, ngủ sâu và ngon hơn.
- Ổn định huyết áp, nhịp tim, lưu thông máu cho cơ thể cảm thấy thoải mái nhờ hợp chất flavonoid.
- Chống co thắt, giãn cơ trơn trong hệ thống khối cơ của cơ thể. Cây hoa có thể hỗ trợ điều trị các cơn đau tử cung.
- Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, bồi bổ sức khỏe gan thận với các thành phần có chứa hợp chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm.
Hoa lạc tiên khô
Cây hoa được sử dụng dưới dạng sấy hay phơi khô. Khi đó, hàm lượng nước trong cây không còn nữa. Lạc tiên khô sẽ được bảo quản tốt hơn, dễ dàng trong việc vận chuyển. Thêm vào đó, tiên lạc khô được xem như một vị thuốc không bị mất tính dược lý vốn có của cây.
Theo nhiều nguồn y khoa dân gian từ xưa đã được biết tới việc cải thiện chứng mất ngủ lâu ngày. Đồng thời, giúp người bệnh duy trì an thần vô cùng hiệu quả. Thành phần có trong quả cây có tính bình, vị ngọt hỗ trợ thanh nhiệt và giải độc tốt, đặc biệt là người bị mụn nhọt.
Nước uống giải khát
Quả cây tiên lạc chín vàng sau đó bổ đôi lấy nước bên trong quả. Sau đó, cho phần nước quả tiên lạc vào nồi đun sôi cùng với 1l nước rồi để nguội. Nước dùng có thể hòa cùng đường để hương vị nước ngon hơn. Nước giải khát từ quả cây tiên lạc có chứa hàm lượng vitamin lớn rất tốt cho sức khỏe.
>>> Xem thêm: Hoa cúc vạn thọ, hoa của sự trường tồn, vạn thọ vô biên
Cách trồng hoa tiên lạc
Cây hoa lạc tiên được trồng phổ biến bằng hai phương thức gieo hạt và giâm cành. Người trồng có thể tham khảo tại Mua Bán Trồng Hoa Đà Lạt ❤️ để được hỗ trợ tư vấn cách trồng hoa đơn giản, dễ dàng. Cách thức được thực hiện cụ thể như sau:
Đối với cách thức gieo hạt
Đầu tiên, trước khi gieo hạt người trồng cần chuẩn bị đất trồng cây tiên lạc đảm bảo khả năng thoát nước tốt, giàu dinh dưỡng cho cây sinh trưởng cũng như phát triển nhanh hơn. Tiếp đến, đào hố, bón phân chuồng vào vị trí trước khi trồng.
Hạt giống hoa chậm nảy mầm. Bởi vậy, trước khi gieo trồng cần cạo qua vỏ rồi ngâm trong nước ấm khoảng từ 1 – 2 ngày. Khi quan sát thấy những hạt nổi lên có thể loại bỏ. Bởi đây là những hạt lép không thể sống được.
- Bước 1: Gieo hạt ngâm trên bề mặt giá thể đất ẩm. Tiếp tục thực hiện vỗ nhẹ nhưng không che phủ đất. Bởi loại hạt này rất cần ánh sáng để có thể nảy mầm. Đặt chậu hạt vào trong túi nilon, đậy kín để giữ ẩm cho đất.
- Bước 2: Trong khoảng 10 – 20 ngày hạt tiên lạc sẽ có thể nảy mầm. Chú ý duy trì được độ ẩm cho đất. Khi hạt đã nhú mầm thì tránh để dưới ánh nắng trực tiếp tới khi có lá thật.
- Bước 3: Khi cây mọc 2 – 3 lá con thì đưa cây ra ngoài trời để nhận ánh sáng tự nhiên hàng ngày. Tuy nhiên, cần chú ý chỉ khi cây xuất hiện nhiều bộ lá mới đem cây con ra vườn để thực hiện ghép cây. Cho rễ cây xuống hố đã đào trước đó, lấp đất lại, nén chặt và tưới nước cho cây.
- Nếu thực hiện gieo hạt ngoài trời chờ tới khi khí hậu lạnh qua, nhiệt độ ngoài trời đạt tối thiểu 12 độ mới đảm bảo điều kiện cho hạt phát triển.
Đối với cách thức giâm cành
Ngoài gieo hạt, người trồng cũng có thể thực hiện giâm cành.
- Bước 1: Trước tiên, cần lựa chọn cành giâm từ những cây tiên lạc khỏe mạnh, trưởng thành.
- Bước 2: Tiếp đến, cắt cành thành từng đoạn khoảng 10 – 15cm ngay tại nút.
- Bước 3: Tách bỏ các lá phía dưới cùng và tua cuốn. Sau đó, nhúng phần cuối vào thuốc kích thích ra rễ.
- Bước 4: Cắt hom khoảng 1cm vào trong hỗn hợp bầu thoát nước tốt hoặc hỗn hợp cát, đá trân châu, rêu than bùn với tỷ lệ như nhau.
- Bước 5: Tưới nhẹ nước để lắng hỗn hợp bầu quanh thân cây.
- Bước 6: Đặt túi nilon trong, thoáng để che phủ phần chậu. Đồng thời, cố định với dây chun để tạo được mô hình nhà kính mini. Nếu cần hãy chủ động đặt vài thanh gỗ vào trong chậu để giữ túi khỏi cành cắt.
- Bước 7: Đặt hom tại vị trí râm mát, giữ ấm và ẩm. Các cành giâm sẽ mọc rễ từ sau 3 tới 4 tuần.
Các bạn nên trồng cây hoa lạc tiên bằng cách thức này vào thời điểm mùa xuân để giúp cây có thể sinh trưởng cũng như phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, có thể thao tác giâm cành tiên lạc thành từng giàn trong vườn hay ruộng.
Vài ngày kiểm tra cành giâm một lần, thực hiện phun sương vào bên trong túi (nếu nhận thấy hỗn hợp bầu bị khô). Khi cành có sự phát triển thì kéo nhẹ cành cắt kiểm tra sự ra rễ của cây. Nếu thấy cành bám chắc vào đất, vết cắt đã bén rễ thành công thì bỏ túi nilon để rễ dài thêm vài inch có thể mang ra trồng tại vườn.
Đối với cách thức phân lớp
Người trồng cũng có thể lựa chọn cách thức nhân giống lạc tiên bằng kỹ thuật phân lớp. Phương thức này thường được tiến hành vào thời điểm cuối hè như sau:
- Bước 1: Tước lá từ một phần nhỏ của thân cây và uốn cong lại, vùi vào một phần trong đất.
- Bước 2: Cố định với một viên đá nhỏ.
- Bước 3: Tưới nước đầy đủ trong vòng 1 tháng hoặc lâu hơn cây sẽ có thể ra rễ. Để có thể có được kết quả tốt hơn, người trồng có thể giữ mảnh ghép trong suốt mùa thu và đông. Đồng thời, loại bỏ khỏi cây mẹ vào thời điểm mùa xuân.
Cách chăm sóc cây hoa tiên lạc
Cây hoa tiên lạc dễ trồng, dễ sống. Trong quá trình chăm sóc chỉ cần chú ý tới một số các vấn đề sau:
Ánh sáng
Cây tiên lạc cần điều kiện ánh sáng tốt từ 4 – 6h mỗi ngày giúp cây có thể phát triển, sinh trưởng khỏe mạnh, nở hoa và kết trái.
Nước tưới
Cây hoa lạc tiên có đặc điểm bộ rễ ăn cạn. Bởi vậy, việc tưới nước giữ ẩm, tủ gốc rất cần thiết đối với cây hoa. Vào thời điểm mùa mưa có thể giảm thiểu lượng nước tưới. Trong giai đoạn cây đang sinh trưởng và cho ra hoa, kết trái cần thực hiện tưới 2 lần/tuần.
Phân bón
Đối với phân bón nên sử dụng nitơ, photpho, kali để bón với tỉ lệ bằng nhau. Thực hiện bón phân cho cây trước khi cây mọc mới vào thời điểm mùa xuân. Tiếp đó, bón lặp lại theo định kỳ từ 4 – 6 tuần cho tới thời điểm mùa thu.
Phòng sâu bệnh hại
Một số các loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây lạc tiên các bạn cần chú trọng khắc phục cụ thể như sau:
- Nhện đỏ: Nhện đỏ hút dịch mô tế bào lá khiến cho mặt trên của lá vị vàng loang lổ. Nếu mật độ cao có thể khiến lá bị xoăn lại, lá mau rụng, chậm ra lá non. Khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ sinh sản nhanh, cho từng mảng lớn của lá bị vàng, khô, cây bị cháy và rụng. Người trồng có thể cắt bỏ lá vàng úa nếu mật độ nhện lớn. Có thể dùng máy bơm nước áp suất lớn xịt mạnh vào mặt dưới của lá để rửa trôi bớt nhện.
- Bọ xít: Bọ xít tấn công vào hoa, đọt non, quả non khiến cho quả lốm đốm, rụng quả. Để phòng trừ cần vệ sinh vườn, cỏ dại, phát quang bụi rậm,… Hoặc sử dụng hoạt chất Abamectin, Acephate,… theo đúng như liều lượng đã khuyến cáo.
- Bệnh héo rũ vi khuẩn: Bệnh gây hại trên lá, thân, quả dẫn tới mất mùa, thậm chí là chết cây. Để phòng trừ cần đảm bảo thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong ruộng. Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện cũng như nhổ bỏ sớm các cây bị bệnh đem tiêu hủy tránh lan sang cây khác.
Hoa lạc tiên là giống cây cho hoa đẹp và có nhiều công dụng đặc biệt hữu ích với sức khỏe của con người. Hy vọng những thông tin cụ thể về hoa tại Hoàng Yến Group sẽ giúp các bạn có được những hiểu biết nhất định trước khi gieo trồng.
Câu hỏi về hoa tiên lạc
Một số câu hỏi về hoa đã được tổng hợp cụ thể. Các bạn có thể tham khảo để có được những dữ liệu cụ thể về hoa:
Cách chế biến hoa tiên lạc
Riêng hoa cây tiên lạc có thể chế biến thành trà hoa có rất nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe:
Trà hoa tiên lạc
- Bước 1: Cây hoa sau thu hoạch sẽ sơ chế, loại bỏ rễ, rửa sạch bụi, cắt thành từng khúc nhỏ.
- Bước 2: Mang nguyên liệu phơi khô hoặc sấy.
- Bước 3: Hãm 15g tiên lạc khô với nước sôi khoảng 10 – 15 phút có thể thưởng thức ngay.
Trà tiên lạc với hoa cúc và mật ong
- Bước 1: Hãm khoảng 1 /2 muỗng lạc tiên khô, 1 /2 muỗng hoa cúc khô với nước 100ml sôi khoảng 10 – 15 phút.
- Bước 2: Cho thêm 1 muỗng mật ong vào trong nước trà đã hãm có ngay món trà thơm ngon, bổ dưỡng.
Trà tiên lạc với cây ban âu, rễ Valerian
- Bước 1: Hãm 15gr hỗn hợp trà (hoa tiên lạc, cây ban âu, rễ Valerian) với 200ml nước sôi từ 10 – 15 phút.
- Bước 2: Cho thêm 1/2 muỗng mật ong, 1/2 muỗng đường để tăng thêm hương vị.
Mua hoa tiên lạc ở đâu?
Để mua lạc tiên tươi, người mua có thể tìm thấy tại các chợ, cửa hàng hoa, cây cảnh uy tín. Đối với lạc tiên khô thì tìm mua tại các siêu thị, hiệu thuốc Bắc, cửa hàng chuyên bán trà để có được trà khô nguyên chất.
Để tiện lợi hơn, người mua có thể tham khảo tại các cửa hàng trên các trang thương mại điện tử uy tín như: Shopee, Lazada,…để lựa chọn sản phẩm và giao hàng ngay tại nhà một cách dễ dàng.
Tác dụng phụ của hoa tiên lạc
Theo các nghiên cứu về dược liệu, hoa lạc tiên là một trong những cây thuốc nam lành tính, không có chứa độc tố, an toàn cho người sử dụng. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng cần lưu ý tới một số những đặc điểm sau:
Sử dụng bài thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ Đông y. Không nên tùy tiện kết hợp hoa với các vị thuốc khác.
Cây tiên lạc đối với phụ nữ có thai và cho con bú cần có chỉ định liều dùng cụ thể.
Không sử dụng nước uống quá nhiều trong ngày.
Cách sử dụng cây tiên lạc
Đối với cây tiên lạc có thể sử dụng:
- Ngâm rượu.
- Nấu nước.
- Nấu cao.
- Thực phẩm (xào hoa với thịt hoặc nấu canh).
Vân Nguyễn 29/12/2023