Tìm hiểu cây hoa hình đèn lồng
- Tên gọi khác: Hoa bông tai công nương, hồng đăng, hoa đăng, hoa vân anh, áo dạ hội,…
- Tên trong khoa học: Fuchsia X Hybrid.
- Họ: Onagraceae – Rau mương.
Cây hoa lồng đèn được Carl Linnaeus miêu tả khoa học lần đầu vào năm 1753. giống hoa này được xếp vào nhóm hoa cực kỳ hiếm và xếp vào hàng top trong tất cả các loài hoa.
Nguồn gốc loài hoa
Hoa đăng được tìm thấy tại Chili (Nam Mỹ). Cây hoa thường mọc hoang rất phổ biến tại vùng núi Andes. Sau đó, hoa đã được du nhập cũng như phát triển mạnh tại vùng ôn đới. Ở nước ta, giống hoa này được trồng chủ yếu tại Đà Lạt, Sapa. Bởi vùng này có khí hậu mát mẻ, có nhiều điều kiện để cây có thể sinh trưởng cũng như phát triển mạnh mẽ.
Đặc điểm giống hoa
Cây lồng đèn dạng thân bụi thấp hoặc dây leo. Cây thân bụi chiều cao từ 80 – 1m, có thể lên tới 2m trong điều kiện thích hợp. Loại dây leo có thể leo tới 1 – 3m, xuất hiện nhiều cành nhánh.
Các màu hoa chủ đạo là màu tím trắng, hồng, tím đỏ. Cây hoa có thể thay đổi giao thoa cho nhau tùy thuộc vào từng khu vực. Lồng đèn phát triển cũng còn tùy thuộc vào nhiệt độ, tối ưu trong khoảng từ 10 – 30 độ C. Hiện tại, giống hoa đã được lai tạo thành nhiều giống mới nên cây hoa này có vẻ đẹp khá đặc biệt.
Thân cây hoa màu xanh khi còn nhỏ. Tới khi trưởng thành, cứng cáp thì thân chuyển dần sang màu đỏ. Đặc điểm độc đáo của cây hoa đó là mọc hoa từ nách lá. Lá cây hoa có dạng hình trái xoan, hơi nhọn tại phần đầu, lá nhỏ.
>>> Xem thêm: Hoa tuyết mai ngủ đông cho mùa Xuân thêm ấm áp
Các loại hoa hồng đăng
Trong các tài liệu nghiên cứu của các nhà thực vật học hiện trên thế giới có hơn 100 loại hoa đèn lồng khác nhau. Để phân biệt các giống hoa các bạn có thể dựa trên một số những tiêu chí cụ thể như: Dễ trồng trong chậu, phát triển nhanh có thể chia thành 4 loại cụ thể như sau:
Hoa đèn lồng kép – Lồng đèn Swingtime
Hoa đèn lồng này còn có tên là Fuchsia swingtime. Giống hoa hồng đăng có những bông hoa kéo dài với các cánh kép màu trắng ở phía trong. Lá đài bên ngoài bao quanh có màu đỏ tươi. Đây là giống hoa phổ biến được trồng nhiều nhất trên thị trường.
Hoa lồng đèn đỏ – Lồng đèn Phyllis
Tên gọi lồng đèn đỏ (Fuchsia Phyllis) là giống những bông lồng đèn nhỏ, có màu đỏ đậm, bao quanh bởi các lá đài có màu hồng hay đỏ nhạt hơn rất đẹp mắt.
Hoa lồng đèn tím – Lồng đèn Rapunzel
Loài hoa này còn được gọi là Fuchsia Rapunzel là giống hoa màu tím, đài hoa trắng hồng. Trong điều kiện sinh trưởng tốt thân cây thường có thể phát triển với độ dài lên tới 70cm.
Lồng đèn Army Nurse hay Fuchsia Army Nurse
Đây là giống cây bụi, mọc dạng thẳng đứng với những cánh màu tím bao quanh bởi những lá đài đỏ. Loại cây trồng ngoài vườn hay trong chậu đều rất phù hợp.
>>> Xem thêm: Hoa dâm bụt rực rỡ bên hiên cho một vé về với tuổi thơ
Ý nghĩa hoa lồng đèn
Bất cứ loài hoa nào cũng đều gắn liền với những ý nghĩa đặc biệt. giống hoa đèn lồng cũng vậy. Loài hoa có hình dáng đặc biệt, thu hút mọi ánh nhìn. Một số những ý nghĩa đặc biệt được nhắc tới về hoa có thể kể tới đó là:
Trong phong thủy
Với màu hoa rực rỡ, nét đẹp lôi cuốn, nở đúng vào dịp cận Tết Nguyên đán nơi được ưa thích tại nước ta. Hoa ẩn chứa nhiều ý nghĩa về sự bình an, may mắn cũng như thịnh vượng. Nhiều gia đình Việt đã chọn trưng bông đèn lông ngày Tết với mong ước về một năm mới viên mãn, nhiều điều thuận lợi trên con đường công danh, thuận buồm xuôi gió, vạn sự hanh thông.
Trong đời sống
Có nhiều ý kiến cho rằng, cây đèn lồng là biểu tượng cho ánh sáng, niềm tin cũng như hy vọng. Nhiều người tin rằng, biểu tượng cánh hoa giống như chiếc đèn, soi sáng tư duy, mở lối con đường tăm tối, hướng tới tương lai.
Khi cây hoa thắp sáng bầu trời đêm cũng tựa như việc khai thông, hướng con người những tư duy mới về cuộc đời, chứng minh cuộc sống luôn có một lối thoát chờ sẵn mà con người chính là người dẫn đường sáng suốt.
Cây hoa lồng đèn có nhiều cành lá, những đóa đèn lồng thả hoa đong đưa trong gió, tựa như những đứa con xa nhà mong chờ ngày đoàn tụ. Chính vì thế, giống hoa này cũng thường biểu trưng cho những điều tốt lành và hạnh phúc vẹn tròn.
Trong tình yêu
Trong các loài hoa đèn lồng cũng là giống hoa biểu trưng cho tình yêu. Loài hoa của tình yêu lãng mạn với những cung bậc xúc cảm đầy thăng hoa. Màu hoa trắng ban đầu trong sáng cho tới một tình yêu mãnh liệt với màu đỏ rực. Sau đó, chuyển sang trạng thái dịu dàng, sâu lắng với sắc hoa tím biếc.
>>> Có thể bạn muốn biết: Hoa mào gà rực rỡ gửi gắm vận may, sung túc cho gia chủ
Công dụng của hoa lồng đèn
Ít ai biết rằng cây cây đèn lồng còn có rất nhiều công dụng hữu ích đối với con người và đời sống. Các bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu và áp dụng mang lại hiệu quả cao.
Trang trí cảnh quan
Cây đèn lồng có hình dạng hoa độc đáo, đẹp mắt. Khi nở, hoa lại nở sai bông, tập trung nhìn rất đẹp và lôi cuốn. Bởi vậy, loài hoa này được yêu thích sử dụng trong việc bài trí nội hay ngoại thất. Các bạn có thể thấy hoa được ứng dụng trồng viên hay chậu treo ngoài ban công hay hiên nhà,…
Bên cạnh công dụng bài trí, làm đẹp cho cảnh quan cây hoa còn có thể hút khí độc giúp cho môi trường không khí sạch và trong lành.
Dùng làm nguyên liệu cho ngành mỹ nghệ hoa khô
Thực tế, vỏ khô của cây lồng đèn là nguyên liệu tuyệt vời cho các bình đựng hoa cắm vào mùa thu hay đồ bài trí. Cắt cành loại bỏ lá, giữ lại vỏ của quả đèn lồng nguyên trên cành.
Chú ý để thân cây thẳng đứng tại vị trí thoáng mát, khô ráo. Sau khi khô vỏ của quả sẽ giữ được nguyên màu sắc, hình dáng trong nhiều năm. Nếu như cắt dọc quả, các cánh đài của hoa sẽ cuộn tròn thành hình dáng rất độc đáo khi khô.
Thuốc chữa bệnh
Công dụng chữa bệnh của cây hoa lồng đèn đã được chứng minh rõ ràng trong cả Đông y và Tây y:
Y học hiện đại
Các hoạt chất được xác định trong cây lồng đen là Alkaloid, Physagulin A – G, Physalin A – D,… được các chuyên gia từ Đại học Houston chứng minh có công dụng ức chế sự phát triển của tế bào gây ung thư gan, phổi, cổ hay tử cung,…. Ngoài ra, những chất này còn được hỗ trợ cải thiện được hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Hoạt chất vitamin C trong quả của cây hoa có công dụng làm bền thành mạch, giảm cholesterol bên trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm nguy cơ gây đột quỵ. Ngoài lượng vitamin A dồi dào cũng giúp cho các bạn có đôi mắt sáng, võng mạc khỏe phòng ngừa được các bệnh liên quan tới đục thủy tinh thể.
Đông y
Cây hoa lồng đèn được có vị đắng, tính mát, quả tình bình vị chua nhẹ, quy vào kinh tâm, bàng quang. Theo các tài liệu Đông y, cây hoa hỗ trợ thanh nhiệt, tiêu đờm, lợi thấp và tán kết rất hiệu quả.
Các bài thuốc liên quan tới loại dược liệu này chủ yếu hỗ trợ lợi tiểu, giảm tình trạng cảm sốt, viêm họng, ho có đờm, ho khan hay giọng bị khàn. Bên cạnh đó, các bệnh liên quan tới da liễu như: Tay chân miệng, thủy đậu, mụn nhọt, mụn đinh,… cũng được cải thiện hết sức rõ rệt nếu các bạn kiên trì áp dụng các bài thuốc đặc biệt từ cây hoa.
Thực phẩm
Ở một số quốc gia, hoa của cây còn có thể được sử dụng như một loại thực phẩm. Phần lá non của hoa khi nấu chín có thể ăn được như rau xanh. Quả chín ăn được nhưng quả xanh, hoa có độc tố nên tránh. Khi ăn hoa có hương vị ngọt ngào. Những bông càng già thì vị ngọt càng cao.
Cách trồng cây hoa đèn lồng
Kỹ thuật chăm sóc cây hoa lồng đèn không quá khó khăn. Các bạn chỉ cần ghi nhớ thêm một vài lưu ý cơ bản sẽ có thể trồng hoa hiệu quả:
Chuẩn bị trồng cây
Trước khi trồng cây hoa người trồng cần chuẩn bị:
Xác định thời gian trồng
Tùy theo đặc điểm vùng miền mà các bạn có thể bố trí thời gian trồng cây hoa đèn lồng phù hợp. Tại các khu vực có khí hậu mát mẻ thì nên trồng vào thời điểm cuối thu từ tháng 8 tới tháng 4 năm sau theo Dương lịch.
Đất trồng
Đất trồng ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của cây hoa. Hoa cần được sinh trưởng trong nguồn đất giàu dinh dưỡng hữu cơ, tơi xốp với độ pH ở mức 6 với khả năng giữ ẩm tốt.
Các bạn có thể tự phối trộn đất theo đúng công thức 5 đất + 3 giá thể + 2 phân bón. Sử dụng đất mục hay đất cát để rễ có thể đâm sâu vào bên trong đất. Giá thể của cây sẽ có nhiều loại như: Xơ dừa, trấu hun,…Phân bón nên sử dụng là phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục để cây có thể dễ dàng hấp thu.
Vị trí trồng, chậu trồng
Cây hoa đèn lồng rất phù hợp trồng ở nơi đón được nắng sớm, thông thoáng và tránh nguồn ánh nắng trực tiếp. Các bạn có thể trang trí tại ban công, phòng khách, bàn làm việc,… Nếu như trồng trong nhà thì nên cho cây phơi nắng với nguồn sáng 3 – 4 ngày/tuần hay chọn vị trí có nắng khuếch tán như cửa kính, cửa sổ.
Chậu trồng nên sử dụng chậu treo, đường kính từ 20 – 30cm. Người trồng có thể sử dụng chậu nhựa, sành hay sứ,…. đều rất thích hợp, miễn là có khả năng thoát nước tốt.
Giống cây
Giống cây hoa lồng đèn đa dạng có nhiều màu, nhưng phổ biến nhất vẫn là hai tone màu chủ đạo là hồng và đỏ. Tùy theo sở thích các bạn có thể chọn dạng rủ treo và bụi đứng.
- Hạt giống cần có nguồn gốc rõ ràng hay mua tại các cửa hàng cây giống chất lượng, uy tín. Đồng thời, cần kiểm tra kỹ bao bì hay hạn sử dụng.
- Nếu lựa chọn cành nhân giống thì nên chọn cành từ cây mẹ đang còn phát triển tốt, dùng kéo bén cắt dứt khoát. Vết cắt cần liền, không làm tưa hay xước thân ở các cành gần gốc thì sức phát triển sẽ tốt hơn những cành non.
Cách thức trồng cây hoa
Các bạn có thể nhân giống với hạt hay giâm cành đều cho hiệu quả tối ưu:
Đối với phương pháp trồng cây hoa từ hạt
Người trồng sẽ cần từ khoảng 1 năm để cây lồng đèn có thể ra hoa nếu như trồng bằng hạt.
- Bước 1: Hạt giống gieo từ mùa xuân và gieo trực tiếp vào khay hay bầu ươm rồi phủ lên một lớp đất mỏng.
- Bước 2: Tưới phun sương để thực hiện giữ ẩm và nên đặt bầu ươm tại vị trí thoáng mát. Sau khoảng 14 ngày hạt sẽ nảy mầm, hoặc 2 – 6 tuần sau. Tuy nhiên, trong những môi trường thuận lợi thì chỉ cần từ 5 – 7 ngày.
- Bước 3: Khi cây non đã phát triển bộ rễ hoàn chỉnh, có được 4 lá non thì bắt đầu chuyển ra chậu để trồng. Thực hiện tỉa lá và bấm ngọn khi cây có đủ từ 4 – 5 cặp lá. Đối với loại hoa trồng trong chậu thì chỉ cần bấm ngọn 1 lần/năm.
Đối với phương pháp trồng cây hoa từ cành giâm
Người trồng có thể lựa chọn cách thức trồng cây hoa đăng từ cành giâm một cách hiệu quả.
- Bước 1: Cắt cành giâm gọn gàng, có độ dài khoảng từ 7 – 8cm với 2 – 3 cặp lá trưởng thành.
- Bước 2: Để cành khô nhựa trên mặt vết cắt, rồi cắm cành vào trong giá thể để cát hạt nhỏ dày 4cm (đã được lọc sạch và khử độc, có độ pH từ 6 – 6.5).
- Bước 3: Thực hiện tưới nhẹ để duy trì được độ ẩm cho đất ươm, giữ nhiệt độ ổn định từ 20 – 22 độ C. Sau khoảng 3 tuần thì rễ sẽ mọc dài ra. Lúc này, các bạn có thể mang trồng ra chậu.
Cách thức chăm sóc cây hoa lồng đèn
Cây đèn lồng là giống hoa mọc dạng cây bụi hay thân leo đều rất hiệu quả. Nếu như nắm bắt được cách chăm sóc phù hợp với điều kiện sinh trưởng thì cây hoa sẽ phát triển tươi tốt, cho hoa nở quanh năm. Dưới đây là một số những lưu ý trong cách trồng hoa các bạn có thể thực hiện như sau:
Về nước tưới và độ ẩm
Cây hoa đăng là giống cây ưa nước. Loại hoa cần được duy trì độ ẩm thường xuyên để có thể phát triển một cách tốt nhất. Độ ẩm lý tưởng dành cho cây hoa nên duy trì trong khoảng từ 60 – 70%. Nếu như thấy môi trường trồng cây bị khô thì cần bổ sung nước ngay để cây không gặp tình trạng khô héo. Tuy vậy, nếu bị ngập nước thì cần thoát nước để đất được thông thoáng.
Người trồng nên dùng vòi hoa sen tưới nhẹ ở vùng quanh gốc 1 – 2 lần/ngày vào buổi sáng sớm hay chiều mát. Theo đó, tránh tưới vào lúc giữa trưa sẽ gây hỏng bộ rễ.
Bón phân
Tốc độ sinh trưởng của cây hoa đèn lồng rất mạnh. Cây ra hoa liên tục trong khoảng thời gian dài. Bởi vậy, các bạn nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn cho cây. Tuy nhiên, khi thực hiện bón phân cần tiến hành pha loãng và tưới đều đặn cho cây.
Khoảng từ 15 – 20 ngày sau khi trồng thì cây bén rễ, phát triển và ra các nhánh mới. Lúc này, nên dùng các loại phân hữu cơ, phân chuyên dụng để bón cho hoa. Thời gian bón phân định kỳ 14 ngày/lần. Liều lượng bón phân nên giảm một nửa so với khuyến cáo từ nhà sản xuất.
Khi nhận thấy cây bắt đầu nhú hoa thì tăng lên số lần bón. Khoảng 7 – 10 ngày thì nên thực hiện tưới phân 1 lần. Sau khi tưới thì tiến hành tưới nhẹ lại với nước sạch để giữ được độ ẩm cho cây. Đồng thời, giúp cây có thể hấp thu nguồn dinh dưỡng cho cây. Bên cạnh đó, cần thực hiện tưới phân vào thời điểm chiều mát để tránh tình trạng làm cây chết vì sót phân.
Phòng sâu bệnh
Khả năng kháng sâu bệnh của hoa lồng đèn tốt nên cây hoa ít bị sâu bệnh tấn công. Tuy nhiên, trong quá trình trồng có một số các trường hợp cây mắc bệnh như:
Rệp ăn lá
Đây là bệnh thường gặp nhất của cây lồng đèn. Nếu như không nắm được cách thức xử lý, có thể chỉ sau một đêm cây hoa sẽ chỉ còn trơ ngọn. Để tránh được tình trạng này, các bạn cần vệ sinh thật sạch sẽ khu vực trồng để hạn chế nơi loài rệp có thể ký sinh, định kỳ phun thuốc diệt rệp để hạn chế cũng như tiêu diệt được loài ký sinh này.
Cây hoa đèn lồng bị vàng lá
Có nhiều nguyên nhân khiến cho cây hoa đèn lồng bị vàng lá. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu phải kể tới đó là: Cây thiếu nước, cây thừa nước, nhiệt độ trong không khí quá cao, thiếu ánh sáng, thiếu phân,… Người trồng cần lưu ý để đảm bảo sức sống cũng như phát triển của cây.
Giá bán hoa lồng đèn hiện nay bao nhiêu?
Hiện tại, giá bán cây lồng đèn dao động từ 250.000 – 700.000đ. Mức giá thực tế có thể dao động phụ thuộc vào kích thước, tuổi đời cũng như những đặc điểm của cây. Ngoài ra, giá thành cũng còn phụ thuộc vào từng mùa vụ trong năm.
Để mua được cây giống có mức giá hợp lý, cây hoa đảm bảo chất lượng nên lựa chọn những địa chỉ cung cấp cây giống uy tín, chất lượng. Theo đó, các bạn có thể tìm mua tại những cơ sở cung cấp giống cây, shop hoa cây cảnh gần nơi sinh sống. Hoặc cũng có thể tham khảo tại các cửa hàng trực tuyến trên các nền tảng Lazada, Shopee,… để được cập nhật với mức giá hợp lý và hỗ trợ giao hàng tại nhà dễ dàng, thuận tiện. Hãy tham gia vào nhóm Mua Bán Trồng Hoa Đà Lạt ❤️ để tham khảo gợi ý một số các địa chỉ cung cấp giống hoa uy tín với mức giá hợp lý.
Ảnh đẹp hoa lồng đèn
Cùng ngắm nhìn chùm ảnh về hoa đèn lồng được ghi lại dưới mọi góc nhìn. Hình ảnh hoa nghệ thuật đẹp mắt và vô cùng ấn tượng:
Cây hoa lồng đèn với hình dáng đặc biệt tựa như những nàng tiên mặc váy xếp ly say sưa vũ điệu của thiên nhiên. Với hướng dẫn cụ thể về cách thức trồng, chăm sóc hy vọng các bạn sẽ sớm có được những cây hoa đẹp trang trí không gian.
Câu hỏi về cây hoa lồng đèn
Hoàng Yến Group đã tổng hợp một số câu hỏi về loài cây đèn lồng. Các bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về giống hoa này nhé!
Hoa lồng đèn ra mùa nào?
Cây hoa đèn lồng thường cho hoa mùa hè. Cây hoa rất phù hợp trồng trong chậu treo để rủ hoa trong gió. Bụi hoa kích thước nhỏ, mọc dạng rủ, leo theo lối. Ngọn nhánh là những bông hoa đơn lẻ màu xanh hoa cà với đài xoắn màu trắng hồng.
Lưu ý khi sử dụng cây lồng đèn làm dược liệu
Theo các nhà khoa học, mặc dù cây lồng đèn là một dược liệu quý, tuy nhiên trong quá trình sử dụng các bạn cũng không nên quá lạm dụng hay sử dụng mỗi ngày trong thời gian lâu dài. Nhằm hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn nên chủ động tham khảo ý kiến từ thầy thuốc và tuân thủ theo đúng liều lượng được khuyến cáo để đảm bảo an toàn.
Đối với những người vốn có tiền sử dị ứng với các thành phần có trong cây hoa thì không nên sử dụng loại cây này phục vụ chữa bệnh.
Trong quá trình dùng cây chữa bệnh, cần thận trọng nếu như muốn kết hợp cùng dược liệu khác hay thuốc tây. Bởi không loại trừ khả năng xảy ra tương tác với thuốc, giảm tác dụng trị liệu, gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng tới kết quả điều trị cũng như sức khỏe.
Trong cây lồng đèn có chứa thành phần gây độc Solanin nên cần đặc biệt thận trọng trong quá trình thu hái.
Vân Nguyễn 18/01/2024