Hoa lục bình mang tới vẻ đẹp nơi sông nước. Thả hồn vào sắc hoa tím ấy, mỗi người không khỏi thổn thức về nỗi nhớ quê hương. Mặc dù chỉ là giống hoa dại song những đám lục bình miên man vẫn phô được vẻ đẹp nổi bật với sắc tím thủy chung, đằm thắm.  

Hoa lục bình là cây gì?

  • Tên thường gọi: Bèo tây, lộc bình, hoa bèo Nhật Bản, phù bình. 
  • Tên trong tiếng Anh: Water Hyacinth.
  • Tên trong khoa học: Eichchornia crassiper.
  • Chi: Eichchornia. 
  • Họ: Bèo tây. 

Nguồn gốc

Cây bèo tây có nguồn gốc từ các nước khu vực Địa Trung Hải gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Lebanon cùng một số các quốc gia khác. Cho tới khoảng thế kỷ XVI thịnh hành ở nhiều nước khu vực châu Âu. Kể từ thời gian này bèo tây đã trở thành một trong những giống cây phổ biến được trồng trong vườn, chủ yếu phục vụ cho mục đích thương mại. Giống hoa bắt đầu du nhập vào nước ta từ những năm 1905. 

Tên gọi cây hoa Hyacinth bắt nguồn từ chữ Jacinth, được hiểu là một loại cây quý với màu xanh lam. Tên gọi này chủ yếu được bắt nguồn từ màu sắc của hoa. Ngoài ra, những tên gọi khác phụ thuộc vào những nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, đây chính là tên gọi chung nhất của giống hoa xinh đẹp này. 

Hoa lục bình là giống hoa phổ biến ở miền quê Việt Nam 

Đặc điểm của hoa lục bình

Cây hoa thuộc loài thực vật thủy sinh, thân thảo, sống nổi trên mặt nước. Thân cây gồm những chiếc lá dày dài để nở hoa vào mùa xuân. giống hoa này có độ cao khoảng 30cm, lá hình tròn, láng, nhẵn mặt với màu xanh lục. Gân của lá có hình cung hẹp, dài. Các lá thường mọc cuốn vào nhau giống như những cánh hoa. Cuống lá nở phình ra để cây có thể nổi trên mặt nước. 

Rễ của hoa đen dài, buông rủ xuống dòng nước. Lục bình thường nở hoa vào thời điểm mùa hè. Sắc hoa thường có màu tím nhạt, điểm chấm màu xanh lam. Phía trên cùng của cánh hoa có một đốt màu vàng tươi. Hoa thường có sáu nhụy, ba nhụy dài, ba nhụy ngắn. Hoa thường mọc đứng thẳng, vượt ra khỏi túm lá

Giống hoa bèo tây rất dễ trồng, sinh trưởng nhanh. Chỉ cần có khí hậu ấm áp, tại những nơi có nhiều ánh sáng, rễ cây sẽ có thể tự vươn lên những nơi có bùn để phát triển tốt. Tại những con sông mỗi độ tháng 6 – 9 thường sẽ thấy các khóm lục bình có màu tím biếc cũng là lúc những khóm bèo tây nở rộ. 

>>> Xem thêm: Hoa sen và giá trị biểu tượng của “món quà từ tạo hóa”

Sự tích hoa lục bình

Sự tích về cây bèo tây gắn liền với thần thoại Hy Lạp. Khi đó, thần mặt trời Apollo và thần gió tây Zephyr cùng cạnh tranh tình cảm của một cậu bé mang tên Hyakinthos. Một lần, khi Apollo dạy cho Hyakinthos cách ném đĩa thì Zephyr nhìn thấy. Ông đã vô cùng tức giận bèn nổi một trận gió lớn về phía của Apollo. 

Hoa lục bình gắn liền với câu chuyện thần thoại Hy Lạp

Không may, chiếc đĩa này đã thổi về phía của Hyakinthos. Những chiếc đĩa đã đâm xuyên qua người của cậu bé và giết chết cậu ngay tức khắc. Apollo chứng kiến cái chết này đã vô cùng đau lòng. Kỳ lạ thay, từ trong vùng máu của Hyakinthos đã mọc lên một bông hoa. Loài hoa này từ đó cho tới nay được gọi là hoa lục bình với màu tím rất đẹp mắt. 

>>> Xem thêm: Hoa súng “đặc sản” mọi miền quê trên khắp dải đất hình chữ S

Ý nghĩa hoa lục bình

Lục bình là loài hoa đẹp, rất quen thuộc đối với làng quê Việt, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ. Do đặc thù nhiều ao, hồ, rạch,… là nơi phù hợp để giống hoa này phát triển. Tới mùa bèo tây nở cả vùng phủ một màu tím đặc trưng vô cùng đẹp mắt, nên thơ. Đằng sau màu tím là những ý nghĩa độc đáo gắn liền với đời sống, tình yêu của con người:

Trong đời sống

Có thể nói, lục bình chính là hiện thân của người nông dân Việt Nam thật thà, chất phác, chăm chỉ, kiên trì. Đồng thời, loài hoa cũng thể hiện suy nghĩ nhân sinh về kiếp người, cuộc đời. Những đám lục bình trôi lênh đênh luôn thể hiện sự kiên cường trước những khó khăn, giông tố cuộc đời

Trong tình yêu

Xưa kia, bờ sông chính là nơi hẹn hò của những cặp đôi yêu nhau. Những đám lục bình trôi chứng minh một tình yêu đẹp của họ dành cho nhau. Hơn thế nữa, loài hoa cũng thể hiện sự thủy chung. Dù có gặp khó khăn, trở ngại vẫn một lòng hướng tới người mình yêu. Điều này cũng giống như bụi lục bình dù mưa nắng dãi dầu vẫn một lòng một dạ thủy chung với dòng nước.

Hoa lục bình thể hiện tình yêu chung thủy

Theo màu sắc

Mỗi màu hoa bèo tây lại ẩn chứa ý nghĩa đặc biệt:

Hoa lục bình trắng

Màu trắng của hoa thể hiện sự thuần khiết, ngây thơ. Đồng thời, màu hoa cũng thể hiện cho sự cầu nguyện thiêng liêng tới những người mà các bạn yêu quý, mong họ một đời an nhiên. 

Hoa bèo tây màu tím

Màu tím vốn là màu sắc của sự chung thủy trong tình yêu đôi lứa. Ngoài ra, màu hoa này cũng thể hiện sự tha thứ và bao dung. Bởi vậy, những bông hoa này chính là một món quà vô cùng ý nghĩa để xin nhận được sự tha thứ từ những người mà bạn yêu thương. 

Hoa bèo tây màu hồng

Sắc hồng vốn là màu đại diện cho một tình yêu lãng mạn, nồng cháy. Những bông hoa màu hồng chính là hình ảnh biểu trưng cho sự ngọt ngào, say đắm trong tình yêu. Nếu như muốn gửi tặng tới cho ai đó những lời mình yêu thương hay chọn lựa tỏ tình không thể bỏ lỡ một bó lục bình màu hồng. 

Hoa lục bình sắc hồng ngọt ngào

Hoa bèo tây màu xanh nhạt

Đây là màu hoa khá hiếm ở cây bèo tây. Màu xanh thể hiện cho hòa bình, một khởi đầu mới cũng như sự yên tĩnh

Có thể nói, mọi sắc hoa bèo tây đều hướng tới những điều ý nghĩa, tích cực. Loài hoa này thường gắn với niềm vui và vẻ đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, hướng tới những giá trị trong cuộc sống mà con người luôn theo đuổi. Bên cạnh đó, cũng thể hiện sức mạnh, sự bền bỉ, nỗ lực thực hiện mọi ước mơ trong cuộc đời. 

>>> Xem thêm: Đầu năm chơi hoa thủy tiên cho một năm tài lộc, vạn sự như ý 

Hoa lục bình dùng để làm gì?

Không thể phủ nhận được những công dụng tuyệt vời của cây lục bình trong đời sống. Hoa có mặt hầu khắp trong mọi hoạt động, mang tới những giá trị hữu ích được truyền tụng trong dân gian:

Lọc nguồn nước

Bèo tây thường mọc nổi trên bề mặt nước ao, hồ, kênh, rạch. Cây hoa này có đóng góp rất lớn trong việc làm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm thông qua việc khử được ion của các kim loại nặng như thủy ngân, chì trong nước. Lục bình có thể hút toàn bộ chất khoáng, chất vô cơ có từ nước thải. Vì thế, giống hoa này thường được ưu tiên sử dụng trong hoạt động xử lý nước thải, nước thải bệnh viện. 

Giá trị y khoa

Trong y học Trung Quốc đã có nhiều tài liệu được ghi chép lại, sử dụng lục bình hỗ trợ điều trị tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay các bệnh liên quan tới giun sán đường ruột của trẻ em cũng như người cao tuổi. Bên cạnh đó, dược liệu tự nhiên này còn hỗ trợ cải thiện được tình trạng loãng xương, gầy còm ở trẻ em

Lá, thân lục bình có tính mát, vị ngọt cay được ứng dụng làm thuốc tiêu viêm, giải độc và hỗ trợ làm lành da. Hai bộ phận này khi sao lên, phối hợp cùng với các loại thuốc khác còn có công dụng hỗ trợ chữa hạch cổ tràng nhạc

Hoa có vị ngọt, tính mát nên rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị an thần, lợi tiểu, giải trừ trúng độc, phong nhiệt. Đối với những người mắc cao huyết áp thường sử dụng hoa nấu trà uống hàng ngày tốt cho hệ tim mạch. 

Theo các nghiên cứu y học hiện đại từ El-Shemy cùng các cộng sự cho thấy chiết xuất từ cây bèo tây có đặc tính kháng khuẩn rất cao. Theo đó, giúp kìm hãm được sự phát triển của các vi khuẩn gram âm, gram dương. 

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho biết, một số các phân đoạn chiết xuất của lục bình cũng có công dụng kháng nấm candida albicans. Hơn thế nữa, hoạt chất hỗ trợ chống oxy hóa có trong lục bình còn có công dụng ngăn ngừa các tế bào ung thư vú, gan rất hữu hiệu. 

Hoa lục bình thường có giá trị trong y khoa 

Ẩm thực từ hoa bèo tây

Trong ẩm thực người miền Tây sông nước, từ lâu bông lục bình đã trở thành một nguyên liệu quen thuộc không thể thiếu. Đối với người Đài Loan, cây hoa cũng được sử dụng giống như một loại rau ăn giàu caroten. Người Indonesia cũng thường sử dụng thân, cụm hoa. Trong đó, tất cả các bộ phận đều có thể sử dụng làm món ăn ngon, hấp dẫn:

Hoa lục bình ăn lẩu

Bông bèo tây thường được người dân Vĩnh Long hay các tỉnh thuộc miền Tây sông nước sử dụng nhúng lẩu mắm. Đây là món lẩu đặc trưng ngon miệng được các du khách đặc biệt yêu thích. 

Khi ăn món lẩu mắm thì phụ gia rau nhúng kèm theo bắt buộc phải có bông lục bình thì mới thể hiện được sự thơm ngon, hấp dẫn đúng chất nổi lẩu mắm miền Tây. Lẩu mắm ngon đúng điệu khi được ăn trên ghe xuồng, giữa vùng sông nước và bông lục bình mọc ở đúng trên sông miền Tây. 

Cánh lục bình mỏng, dễ bị dập nát nên khi thực hiện rửa bông cần đặc biệt cẩn thận thì sau khi rửa bông xong mới còn nguyên. Vị bông thường giòn ngọt, mát, nhai mềm và giòn xốp với phần đài hoa. 

Gỏi hoa lục bình

Đây là món gỏi dân dã của người miền Tây. Ngó lục bình sau khi thu hái về, được rửa sạch, dùng dao gọt phần vỏ của ngó, nằm ở cuối của ngó để nối cây con với cây mẹ. Sau khi làm sạch ngâm với nước dấm, đường, để qua đêm trộn với thịt gà luộc, ăn kèm với tráng cực kỳ ngon miệng. 

Hoa lục bình nấu canh chua

Phần ngó non của cây hoa khi được thu hái về thì rửa sạch nấu với canh chua cá lóc. Người dân thường dùng ngó non làm chua rồi sau đó chấm cùng với nước mắm của cá nướng

Ngoài ra, ngó non, bông xào tóp mỡ, chấm với nước mắm ăn cùng cơm nóng cũng là một ăn ngon tuyệt. Nếu như sang chảnh hơn có thể kiếm tép bạc xào cùng với lục bình. Đĩa lục bình xào tép chấm với nước tương hay nước mắm vắt chanh, dầm cùng ớt hiểm khiến du khách không thể nào quên khi tới vùng miệt vườn.

Món canh chua hoa lục bình ngon miệng

Quà tặng ý nghĩa

Màu tím thủy chung của cây hoa vốn là màu biểu tượng cho tình yêu đôi lứa son sắc. Vì thế, thời xưa những đôi lứa yêu nhau thường ngắt bông lục bình tặng người mình thương để thể hiện nỗi lòng. Món quà tuy bình dị, giản đơn nhưng chất chứa bao tâm tư với tình cảm đáng quý. 

Trong sản xuất nông nghiệp, làm đồ thủ công 

Ở nhiều miền quê, lục bình chính là nguồn thức ăn chủ yếu của các loại vật nuôi như: Lợn, bò, cá,… hay các loại gia súc khác. Trong nông nghiệp, lục bình được sử dụng ủ nấm rơm, ủ phân bón cho các loại cây trồng. 

Đối với nghề thủ công truyền thống, đồ thủ công, mỹ nghệ, dây bện thành các giỏ đựng đồ, hay đồ trang trí được làm từ lục bình khô. Những đồ dùng này vừa thân thiện với môi trường mà còn tạo được nguồn thu lớn cho nhiều người dân. 

>>> Xem thêm: Ý nghĩa, công dụng hoa mắt huyền và cách trồng hiệu quả

Hoa lục bình trong nghệ thuật

Lục bình luôn là “nguyên liệu” đặc biệt trong nghệ thuật. Những đám lục bình trôi đã xuất hiện rất nhiều trong thơ ca, nhạc họa. Qua đó, mang tới cho độc giả những cảm xúc gần gũi, quen thuộc, đượm chút buồn man mác. 

Thơ về hoa lục bình

Khác với các loài hoa lan, hoa hồng, lục bình không rực rỡ kiều diễm mà mang một sắc tím nhẹ nhàng, đầy thơ mộng. Những bài thơ về lục bình thường thanh thoát, dung dị làm ngẩn ngơ lòng người. Mỗi bài thơ, người thi sĩ đều có những ngụ ý, tâm tư riêng:

“Em như cánh hoa lục bình trên sông

Trôi miệt mài, mang theo bóng hình ai

Yêu trong thầm lặng ưu hoài

Nhớ trong ngây dại, hỏi ai hiểu lòng”

(Nghe lời tình anh – Jacaranda)

“Ba mùa điên điển ra hoa sớm

Cuồn cuộn sông sâu nước đổ đồng

Cây sào run giữa dòng sóng lớn

Lục bình trôi man mác hoàng hôn”

(Ba mùa lũ – Trịnh Bửu Hoài)

Hoa lục bình xuất hiện trong thơ ca

Tranh vẽ hoa lục bình

Hoa bèo tây dưới góc nhìn của những người họa sĩ vừa thể hiện được vẻ đẹp ấn tượng vừa thể hiện nỗi lòng, tâm tư của người sáng tác. Tranh về bông lục bình thường được phóng tác dưới nhiều chất liệu khác nhau như: Tranh vẽ màu Acrylic, tranh sơn dầu, tranh thêu,… rất phù hợp trang trí cho không gian gợi nhớ về quê hương thôn dã. 

Bài hát hoa lục bình

Hoa bèo tây xuất hiện trong âm nhạc chất chứa biết bao nỗi lòng. Nhạc sĩ Lý Dũng Liêm đã sáng tác ca khúc “Hoa tím lục bình” phỏng thơ của Cao Vũ Huy Miên:

“Lục bình 

ai thả trên sông

Trôi theo 

con nước lưu dòng

Chiều nào 

ra đứng bờ sông

Nhìn sang bên ấy 

Nghe lòng nhớ mong

Anh đi

Cách bến ngăn sông

Để em nhớ mãi

Tím bông lục bình”.

>>> Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp, ý nghĩa và cách trồng hoa thụy hương

Cách trồng cây lục bình

Cây lục bình có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước, tại nơi có nắng hay che bóng một phần cũng như có đất thoát nước, giàu nguồn dưỡng chất. Thời điểm lý tưởng để trồng cây hoa là vào mùa thu bởi khi đó đất vẫn đủ ấm, củ có đủ thời gian phát triển trong suốt mùa đông để tạo được hoa mới cũng như phát triển tốt ở trong đất. 

Để cây phát triển tối ưu, hoa to hơn, thân thẳng hơn thì nên chọn đúng vị trí nhận được đầy đủ nguồn ánh nắng mặt trời. 

Trồng trên cạn

  • Bước 1: Đào một hố sâu khoảng 10cm, các hố cách nhau từ 7 – 8cm để đặt cây bèo tây. Bởi giống cây này cần một khoảng trống để có thể phát triển. Vì thế, nên cây phải có đủ độ sâu để chịu được cái giá lạnh của mùa đông. 
  • Bước 2: Phủ đất lên bầu bằng cách sử dụng hỗn hợp phân trộn như phân chim, đất để đảm bảo đất luôn có đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây bèo tây. 
  • Bước 3: Khi hố đã đầy thì nhẹ nhàng ấn đất xuống để nén chặt đất. 
  • Bước 4: Tưới nước đầy đủ cho cây tới khi đất ẩm nhưng không bị sũng nước. 

Ngoài ra, các bạn cũng có thể trồng cây trong các chậu đặt trong nhà. Để thực hiện trồng cây, các bạn nên chuẩn bị sẵn:

– Bóng đèn: Bóng đã được xử lý nhiệt đặc biệt. 

– Chậu: Chậu có lỗ thoát nước tại đáy, tránh tình trạng nước lọt vào bên trong. Nếu không, có thể sử dụng máy khoan, khoan từ 5 – 10 lỗ nhỏ cách nhau khoảng 2 – 3cm. 

  • Bước 1: Cho đất vào trong chậu cỡ vừa. Để lại khoảng 2 – 3cm khoảng trống trên cùng của chậu. 
  • Bước 2: Đặt cây bèo vào trong chậu. 
  • Bước 3: Tưới nước nhẹ vào trong chậu đủ ẩm cho cây phát triển. 

Hoa lục bình trồng được trên cạn và dưới nước

Trồng dưới nước

Cây bèo tây thường sinh trưởng theo cách phân tách nhánh cây thành nhiều cây nhỏ khác nhau. Từ một cây mẹ có thể phân tách ra được một ít nhất một cây mới. Tiếp tục như vậy cây sẽ nhanh chóng hình thành một hệ sinh thái lục bình rộng lớn. Vì thế, cách thức trồng đơn giản nhất như sau:

  • Bước 1: Dùng dao tách một vài cây lục bình ở khu vực khác. 
  • Bước 2: Thả cây vào trong bề mặt nước mới. Cây lúc đó sẽ nhanh chóng phát triển mà không cần tốn công chăm sóc. 
  • Bước 3: Khoảng tháng 8 – 9 năm sau có thể thu hoạch. 

Cách chăm sóc cây bèo tây

Thực tế, cách thức chăm sóc cây lục bình khá đơn giản. Các bạn chỉ cần luôn đảm bảo:

Về độ ẩm

Nếu trong thủy canh thì luôn đảm bảo bể đầy nước. Đối với cây trồng trên cạn thì chú ý tưới nước hàng ngày cho cây. Ngày tưới 2 lần cho cây thường xuyên. Những ngày mưa thì có thể tưới 1 lần/ngày là vừa đủ. 

Về ánh sáng, nhiệt độ

Cây hoa bèo tây phát triển tối ưu khi trồng tại những vị trí có nhiều ánh sáng. Vì thế, khi trồng cây người trồng cần chú ý tránh những nơi râm mát. Nếu thiếu ánh sáng, lục bình có lá nhỏ chưa phát triển, hoa nở không đều, cánh mỏng và mất đi vẻ đẹp bóng bẩy. 

Bèo tây có thể mọc ở nhiều nơi khác nhau nhưng do đặc tính ưa ẩm, nhiệt độ cao, không chịu được lạnh. Nhiệt độ càng cao thì khả năng sinh trưởng càng cao.

Về đất trồng

Thông thường, cây lục bình nên trồng ở gần ao hồ, sông suối vì chúng luôn được cung cấp độ ẩm. Ngoài ra, cây hoa cũng cần được trồng tại vùng nước nông gần ao hồ hay nơi luôn có độ ẩm cao. Khi đó, rễ cây thường tự đào sâu xuống lớp bùn đáy để hút nước, phát triển. 

Nếu trồng trong đất, các bạn nên chọn đất màu mỡ, tơi xốp, nhiều mùn để trồng cây đạt hiệu quả cao. 

Lưu ý quan trọng khi trồng hoa lục bình 

Về phân bón

Cây trồng trên cạn: Khi trồng xuống đất, trước khi trồng nên bón lót cho đất lượng phân hữu cơ vừa đủ. Tiếp đó, định kỳ 2 tháng/lần có thể dùng phân MKP nồng độ 3% tưới cho cây vào thời điểm buổi chiều. 

Khi cây chuẩn bị ra hoa thì bón thêm 20% phân Kali và 80% phân hữu cơ cho hoa đẹp và nhiều hơn. Đồng thời, cơ thể kéo dài được tuổi thọ của hoa. 

Cây trồng dưới nước: Tương tự như cách bón phân cho cây khi trồng xuống đất. Tuy nhiên, cần chú ý hạn chế bón phân hóa học bởi dưới nước còn có các loại thủy sinh khác. Nếu bón quá nhiều sẽ khiến cây bị úng, vô tình tiêu diệt các loài sinh vật khác dưới nước. 

Tỉa cây

Sau khi cây bèo tây xuất hiện nhiều nhánh con thì nên tỉa sạch những lá già, vàng úa để thoáng cây, tránh tình trạng sâu bệnh hại. Mỗi ngày, nên đặt chậu đón nắng mỗi lần vào thời điểm nắng sớm hay chiều. Tuyệt đối không mang ra thời điểm nắng trưa nhiệt độ cao sẽ làm héo cây non. 

>>> Xem thêm: Sức hút khó cưỡng từ hoa bụi đường và cách chăm sóc khoa học

Cách cắm hoa lục bình

Lục bình màu tím với vẻ đẹp dịu dàng, mong manh, ẩn chứa sức hút kỳ lạ. Màu hoa tím nhạt, cánh mỏng, mỗi cây hoa có nhiều bông tạo thành chùm bông nên khi cắm tạo được bình hoa đẹp mắt. Mỗi bông thường có 6 cánh, nhưng chỉ có duy nhất 1 cánh ở bên trong có màu tím đậm, điểm 1 chấm màu vàng giống như mắt lông công vô cùng đặc biệt. 

Chuẩn bị:

  • Bình miệng rộng. 
  • 10 bông lục bình.
  • Kéo cắt hoa. 

Bình lục bình đẹp mắt đặt bàn

Thực hiện:

  • Bước 1: Cắt bớt lá lục bình. 
  • Bước 2: Đổ nhiều nước vào trong bình. 
  • Bước 3: Cắm đều các cành lục bình vào trong bình sao cho có sự cân đối. 

Do đặc thù cây bèo tây là giống hoa mọc dưới nước, tươi khi còn ở dưới nước, hoa cánh mỏng nên khi hái rất dễ bị dập nạt. Chính vì thế, cần đặc biệt lưu ý trong suốt quá trình mang hoa về để đảm bảo hoa luôn tươi và đẹp mắt. 

Để bảo quản cho hoa khi cắm không dập nát các bạn không nên hái hoa riêng và nên để cả cây. Theo đó, chỉ bỏ bớt phần rễ, các lá già ở bên ngoài. Nếp xếp hoa vào trong xô hay chậu. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với hoa. 

Hình ảnh hoa lục bình

Những ngày tháng 5, tạm rời xa phố thị xô bồ hãy trở về với những vùng quê yêu dấu để có dịp thưởng ngoạn khoảnh khắc mãn nhãn mang tên lục bình dưới góc nhìn của các nhiếp ảnh gia nhé!

Tháng 5 là độ hoa bèo tây nở rộ nhất

Những mặt ao hồ tại các vùng quê trở nên sinh động với sắc tím lục bình

Bông lục bình mọc dài trên các ao hồ, kênh rạch

Không được chăm sóc kỹ lưỡng nhưng lục bình vẫn rực rỡ khoe sắc

Vẻ đẹp bông lục bình tuy giản dị nhưng vẫn khiến lòng người mê đắm

Dòng lục bình trôi tô điểm cho cảnh quan thôn quê thêm thơ mộng

Lục bình gắn với tuổi thơ bao thế hệ tại các vùng quê

Sắc tím bèo tây khiến trái tim người xa quê không thôi thổn thức

Bình hoa bèo tây tô điểm cho không gian thêm thi vị

Đồ thủ công làm từ cây lục bình

Hoa lục bình từ khi nở tới khi hoa tàn chỉ trong khoảng 2 ngày. Tuy ngắn ngủi nhưng những cánh hoa vẫn đủ sức khiến lòng người mê đắm, nhớ mãi khôn nguôi. Hình ảnh làng quê với những bông lục bình tím trôi sông đã trở thành miền ký ức trong sâu thẳm mỗi người.

Câu hỏi về cây lục bình

Hoàng Yến Group đã tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về cây lục bình. Các bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về loài hoa này nhé!

Hoa lục bình có độc không?

Cây bèo có đặc tính hút kim loại nặng cùng với những chất độc khác ở trong nước và tích tụ vào thân cây. Khi người ăn loại bèo đó nhiều cũng tiềm ẩn các nguy cơ gây bệnh do kim loại nặng có chứa trong bèo đã chuyển hóa vào trong người. 

Vì vậy, khi sử dụng chỉ nên chọn ăn bèo sống tại kênh rạch, nguồn nước sạch, hái phần đọt bèo. Bên cạnh đó, không nên lạm dụng, ăn món này thường xuyên. Đồng thời, cần đề phòng lượng chất độc này tích tụ trong lục bình nhiều hơn những loại thực phẩm khác. 

Lưu ý khi sử dụng lục bình trong điều trị

Trong quá trình sử dụng lục bình chế biến món ăn, thuốc chữa bệnh người bệnh cần chú ý tới một số những điều sau:

  • Lục bình dạng tự nhiên có khả năng hấp thu lượng lớn kim loại nặng như: Chì, thủy ngân, strontium. Bởi vậy, chúng thường được sử dụng khử trừ ô nhiễm môi trường. Tuy vậy, khi dùng làm thuốc các bạn nên tránh dùng lục bình tại khu vực này để tránh tình trạng ngộ độc. 
  • Những người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn hay dùng lục bình làm thuốc chữa bệnh. Những thành phần có trong cây hoa này có thể gây ra tình trạng kích ứng gây ngứa cho da. 
  • Lục bình ăn sống thường gây ra tình trạng bỏng rát nên người bệnh bị lở môi không nên ăn. 

Vân Nguyễn 29/02/2024

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *