Tổng quan về cây hoa mận
- Tên gọi khác: Mận bắc.
- Tên trong khoa học: Prunus salicina.
- Tên trong tiếng Anh: Plum.
- Họ: Đào kim cương – Myrtaceae.
Nguồn gốc cây hoa
Loài hoa có nguồn gốc từ Indonesia, Malaysia, Ấn Độ. Cây hiện được trồng phổ biến tại khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Hiện nay, giống cây cũng được trồng nhiều tại Nam, Trung Mỹ.
Ở nước ta, cây mận có nhiều giống khác nhau, chủ yếu trồng tại các vùng núi cao với khí hậu mát mẻ như: Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng,… Không những vậy, vùng trung du, đồng bằng Bắc bộ hiện cũng trồng nhiều loại cây này. Cây vừa cho giá trị kinh tế cao lại được trồng làm cảnh quan rất đẹp nên rất được ưa chuộng.
Đặc điểm của cây mận
Giống mận ưa khí hậu lạnh, thường mọc dại và trồng phổ biến tại các khu vực trung du, miền núi phía Bắc. Các đặc điểm của giống hoa này như sau:
Thân cây
Mận bắc thuộc giống cây thân gỗ, độ cao trung bình trong khoảng từ 4 – 15m. Vỏ của cây hoa có màu nâu đậm, thân xù xì, gai góc. Hình dáng của cây thường vươn thẳng lên trên, phân thành nhiều cành nhánh, tán xòe rộng, sức nảy chồi mạnh. Mỗi năm thường ra lộc từ 2 – 3 lần vào thời điểm vụ xuân, vụ hè.
Cành cây mận có thể ra quả nhiều lần trên cùng một cành. Nhiều cành vừa là cành quả nhưng cũng vừa là cành mẹ. Tùy theo từng giống cây mà phân cành theo chiều ngang hay thẳng đứng nên cây thường có dạng tán hình cầu, hình nấm hay hình tháp,…
Lá cây
Hình dáng lá tương đối đồng nhất giữa các loài với hình bầu dục là hình thái đặc trưng. Độ lớn từ 1 – 4cm, dài từ 1,5 – 10cm. Gân của lá thường nổi rõ, mép lá có hình răng cưa rất rõ rệt tùy theo từng giống, loài. Đỉnh lá thường có dạng nhọn hay hơi tù. Cuống lá dài khoảng 4 – 8cm.
Màu sắc lá đa dạng tùy theo giống chủ yếu là đỏ, đỏ tím, xanh,… Lá thường rụng vào mùa đông từ tháng 10 – 12.
Hoa
Màu sắc hoa mận tùy từng loài mà có màu hồng, tím pha với trắng. Hoa nhỏ, đường kính từ 5 – 25mm. Hoa thường có 5 cánh, nở đều về 4 phía. Phần đài hoa bao bọc bầu, hình ống dài từ 1,5cm, có từ 20 – 30 chỉ nhị. Bao phấn thường không nở sớm mà chỉ nở khi hoa nở. Đầu nhị vươn lên ngay cạnh bao phấn. Hoa mọc dạng chùm, từ 5 – 30 bông tại đỉnh ngọn hay nách lá.
Hoa thường nở từ tháng 12 tới tháng 2 năm sau. Những giống mận có vị chua thường sẽ nở hoa sớm hơn.
Quả cây
Mận là giống quả hạch, hình tròn độ lớn hay vị chua/ngọt phụ thuộc vào từng giống. Màu sắc của quả cũng thay đổi tùy theo giống, từ đỏ tươi tới tím, vàng. Riêng giống mận hậu sẽ giữ nguyên màu xanh cho tới khi chín. Một số giống quả có phủ lớp phấn trắng bên ngoài nhằm bảo vệ quả, chống vi khuẩn xâm nhập.
Một số giống mận chín sớm từ giữa tháng 3 đầu tháng 4. Trung bình chín vào khoảng tháng 5, giống chín muộn vào tháng 6, 7.
Hạt
Hạt mận được bọc bởi lớp gỗ cứng, vỏ, chắc chắn. Vì thế, để hạt nhanh nảy mầm cần thực hiện các bước xử lý quả trước khi tiến hành gieo trồng.
>>> Xem thêm: Trắng trời hoa ban sản vật của núi rừng Tây Bắc
Các giống hoa mận
Hiện tại, ở nước ta có nhiều giống mận hoa đẹp, cho trái ngon mang tới nhiều giá trị kinh tế. Trong đó, phổ biến nhất vẫn phải kể tới đó là giống:
Mận tam hoa
Giống hoa mận được trồng nhiều tại khu vực tỉnh Sơn La, Lào Cai. Cây thường cho năng suất cao, chất lượng tốt, ra hoa chủ yếu vào tháng 2 – 3, quả chín vào khoảng tháng 4 – 5 mỗi năm.
Quả mận tam hoa thường to, tròn, chín thường có màu tím sẫm. Đây vốn là loại mận phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.
Mận hậu
Giống cây được trồng chủ yếu tại Sapa (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái). giống hoa này thường cho quả to, ngọt, chất lượng tốt, được xuất khẩu nhiều sang Malaysia, Singapore,….với giá trị kinh tế lớn. Quả mận hậu thường chín muộn, thời gian thu hoạch vào khoảng cuối tháng 6.
Mận cơm (Mận rừng hoa đỏ)
Giống mận này quả nhỏ, ít chua, giòn, vị hơi chát. Mận cơm cũng là một trong những giống mận bắc được trồng phổ biến ở nước ta.
Mận tả van
Đây là giống mận đặc biệt trồng tại các vùng núi cao như Si Ma Cai, Bắc Hà, Tả Van Chư. Cây hoa tương đối kén đất, đòi hỏi trồng trên độ cao trên 1500m, nhưng lại có vị ngon ngọt, giòn rất đặc trưng.
>>> Xem thêm: Tan chảy trước trước thiên đường hoa cải trắng ngày cuối đông
Hoa mận có ý nghĩa gì?
Mận bắc biểu trưng cho may mắn, ẩn chứa ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Loài hoa còn là biểu tượng cho sự gắn kết yêu thương trong gia đình, tài lộc và khởi đầu cho những thuận lợi, tốt lành.
Do đặc thù cây sinh trưởng tốt trong khu vực khí hậu khắc nghiệt chứng tỏ sức sống tiềm tàng của con người nơi đây. Ngoài ra, cây hoa cũng thể hiện tình cảm ấm áp của gia đình khi hội tụ, sum vầy. Loài hoa vốn được coi là biểu tượng của tình yêu, gia đình, bạn bè với sự gắn kết tình người với nhau.
Theo quan niệm của người Trung Hoa, loài hoa trắng tinh khôi này còn đại diện cho người phụ nữ. Những người phụ nữ với vẻ ngoài nhẹ nhàng, ngọt ngào những ẩn chứa sức mạnh tiềm tàng, luôn vươn lên mạnh mẽ trước bất cứ khó khăn, nghịch cảnh nào.
Hoa mận dùng làm gì?
Mận bắc có nhiều ứng dụng trong đời sống. Một số những lợi ích tuyệt vời của giống hoa phải kể tới đó chính là:
Tô điểm cảnh quan
Cây mận vốn là giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Cây thích ứng với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Cây hoa vốn có tán rộng, màu hoa trắng tinh khiết góp phần làm đẹp cho cảnh quan sân vườn, biệt thự, khu đô thị, công viên, nhà hàng hay xí nghiệp,…. Đồng thời, tạo nên diện tích bóng râm lớn. Bởi vậy, có rất nhiều người có nhu cầu tìm giống trồng cây mận trong khuôn viên nhà ở, công trình.
Phục vụ y học
Trong các tài liệu Đông y, hoa mận có thể sử dụng để chữa sốt cao, chứng co giật cho trẻ em. Các bạn có thể dùng lá giã ra đắp trực tiếp hay sắc thành nước uống. Nhân trong hạt mận vị ngọt, tính bình có thể chữa tán ứ hay tổn thương bị tím do va đập mạnh.
Rễ mận vị đắng, tính lạnh thường được sử dụng giúp hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc cũng như chữa các bệnh như: Đái đường, đái buốt, đau răng, nhọt độc. Ngoài ra, ăn nhiều quả mận cũng hỗ trợ phòng được bệnh thiếu máu.
Vỏ rễ mận (lý căn bì) – vỏ trắng ở rễ có vị đắng, mặn, tính lạnh, quy kinh can. Vỏ rễ có công dụng thanh nhiệt, giải trừ uất nhiệt, tiểu đường, điều trị khí hư, đau răng hay lở loét,…
Nhựa cây mận trong Đông y gọi là lý thụ giao (nhựa khô ở thân cây). Nhựa thường được dùng điều trị mắt có màng, giảm đau, tiêu sưng hữu hiệu.
Lá mận (lý thụ diệp) vị ngọt, chua, tính bình điều trị sốt cao, kinh giật ở trẻ nhỏ, giảm ho, điều trị vết thương.
Trái cây giàu dinh dưỡng
Vị mận chua, thanh mát nên được nhiều người yêu thích. Trong quả mận được nghiên cứu có chứa hàm lượng lớn vitamin, chất xơ, kali, đường tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Qua đó, tăng cường sức đề kháng cũng như cải thiện được hệ tiêu hoa, làm đẹp da, giữ dáng rất hiệu quả.
>>> Xem thêm: Thổn thức hoa tam giác mạch trên các cao nguyên đá
Hoa mận trong nghệ thuật
Từ lâu, mận bắc đã luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong nghệ thuật. Loài hoa xuất hiện nhiều trong thi ca, nhạc họa thể hiện trọn vẹn những giá trị cùng tâm tư của người nghệ sĩ:
Bài thơ mùa hoa mận
“Cây mận cuối vườn dẫn mùa xuân
Từ phút ban sơ, tới ngõ gần
Biêng biếc lá rờn trong sắc gió
Giấy hồng điều bà dán trước sân”
(Hoa mận báo tin mùa xuân – Đỗ Hương)
“Ô kìa! Có phải mùa xuân
Thung xa, hoa mận trắng ngần giang tay
Một trời hoa trắng, hương bay
Như mơ, như thực, như say, như là,…”
(Hoa mận mùa xuân – Sưu tầm)
Stt hoa mận
Những stt hay về mận bắc được nhiều người lựa chọn để thể hiện tâm tư:
“Về Mộc Châu đi em mận mọng căng ngày hội hái quả cao nguyên xanh, cải vàng đón em về với Mộc Châu xanh”.
“Xuân đến, xuân đi, hoa mận nở. Gái xuân giũ lụa trên sông Vân”.
“Ngàn hoa đỏ thân thương ngời tinh tú. Khắp núi rừng đào, mận nhú mầm tươi”.
“Những bông mận trắng vẫn nở tung giữa bạt ngàn giá lạnh nhắc nhở điều gì đó đã ngủ quên nơi núi rừng hoang vắng”.
Cách trồng hoa mận
Cây mận vốn sinh trưởng tốt tại vùng núi cao. Vì thế, để cây có thể phát triển tốt tại các khu vực đất trồng ở nhiều khu vực cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng:
Đặc điểm sinh trưởng
Mận là giống cây có tốc độ sinh trưởng trung bình. Thời điểm mới trồng, cây thường phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, qua thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây thường có xu hướng phát triển chậm lại.
Thông thường, cây hoa sẽ sinh trưởng thuận lợi nhất trong điều kiện:
- Độ ẩm: Rễ mận nằm khá nông, đòi hỏi độ ẩm không khí, đất trồng cao. Khu vực có lượng mưa đạt từ 1600 – 1700mm/năm.
- Nhiệt độ: Cây ưa vùng khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 22 – 24 độ C. Mận thường có khả năng chịu được lạnh tốt, nhiệt độ giảm xuống 0 ℃ cây vẫn có sức chống chịu.
- Ánh sáng: Cây ưa sáng vừa phải, thích hợp trồng tại những khu vực có độ cao 2.000m so với mực nước biển.
Chuẩn bị
Để có cây mận đẹp, cho ra nhiều hoa, nhiều quả người trồng cần chọn được những cây giống khỏe mạnh, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt. Giống mận tốt nên được tách ra từ những cây bố mẹ từ 4 – 5 tuổi. Cây hoa thường không bị sâu bệnh hại, ra hoa quả hàng năm.
Cách thức nhân giống
Cây mận chủ yếu được nhân giống bằng phương thức ghép mắt hay ghép cành. Người trồng có thể tiến hành ghép quanh năm, tránh vào những ngày mưa nhiều ảnh hưởng tới chất lượng của mắt ghép. Đối với phương thức ghép cành có thể tiến hành vào thời điểm tháng 4 – 5 và tháng 12 – 1 năm sau.
Ngoài ra, người trồng cũng có thể nhân giống bằng phương thức gieo hạt. Trước khi tiến hành gieo phải xử lý phần vỏ gỗ của hạt để đảm bảo được tỷ lệ hạt nảy mầm cao.
Kỹ thuật trồng
Thời điểm phù hợp nhất để trồng cây mận bắc chính là vụ Xuân từ tháng 2 – tháng 3. Các bạn cần đảm bảo được khoảng cách giữa các cây từ 4 – 5m cho cây có đủ không gian để có thể phát triển.
Trước khi trồng nên chuẩn bị hố hình vuông, kích thước lớn hơn kích thước của bầu đất từ 15 – 30cm. Tiếp tục rải phân chuồng hoai mục, phân NPK xuống lòng hố trước khi trồng ít nhất khoảng 15 ngày.
Các bước tiến hành trồng cây đạt chuẩn kỹ thuật được thực hiện như sau:
- Bước 1: Đào một hố nhỏ tại vị trí chính giữa. Bỏ túi nilon, dây quấn xung quanh của bầu đất, tránh làm vỡ bầu ảnh hưởng tới bộ rễ của cây.
- Bước 2: Đặt cây vào vị trí giữa hố, lấp đất và nén chặt lại. Cố định cây với khung, cọc đã được chuẩn bị.
- Bước 3: Tưới khoảng 10 – 15l nước cho mỗi gốc. Sử dụng cỏ khô hay rơm rạ phủ vào gốc giữ ẩm cho cây.
- Bước 4: Có thể tháo cọc chống sau khoảng 2 – 3 tháng khi cây đã bén rễ, đâm chồi xanh.
>>> Xem thêm: Đắm chìm trong sắc tím hoa cát cánh nơi cao nguyên lộng gió
Cách chăm hoa mận
Đối với cây mận, người trồng có thể trồng làm cây cảnh ngoài trời hay trong chậu cỡ lớn. Để đảm bảo cho cây luôn khỏe mạnh, các bạn cần nắm rõ các bước chăm sóc như sau:
Nước tưới
Chú ý giữ ẩm tối ưu cho đất trồng, tránh để khô khiến cây mận bị yếu, cho năng suất thấp. Người trồng cần tưới nước đầy đủ, đặc biệt là khoảng thời gian khi cây mới trồng, đang đậu quả.
Bón phân
Người trồng cần chú ý tới những thời điểm bón phân cho cây cụ thể như sau:
- Tháng 3: Thời gian này cây cần nhiều dinh dưỡng nuôi cành, hoa, quả. Người trồng cần cung cấp đủ 30kg phân chuồng hoai mục + 600g đạm ure + 150g kali clorua.
- Tháng 7: Sau khi thu hoạch quả, cây mận bắc sẽ cần nguồn dinh dưỡng để hồi phục. Lượng phân cần cung cấp gồm 100g supe lân + 125 ure + 75 kali clorua.
- Tháng 11: Thời điểm trước khi cây ngủ đông cần cung cấp dinh dưỡng gia tăng tuổi thọ cho cây. Đồng thời, hạn chế lá rụng, phòng sâu bệnh. Lượng phân cần cung cấp là 100g phân lân supe + 125 ure + 75 kali clorua.
- Khi thao tác bón phân, người trồng cần đào rãnh theo hình tán cây, độ sâu khoảng từ 10 – 20cm. Đồng thời, chú ý rắc đều phân, lấp đất và tưới đẫm nước.
Tỉa cành, quả
Trong thời điểm mận rụng lá người trồng nên thực hiện tỉa cành, loại bỏ cành non, cành bệnh để tập trung được nguồn dinh dưỡng nuôi những cành khỏe mạnh tiếp tục phát triển.
Nhằm giúp quả mận ra đều, đẹp các bạn nên tiến hành tỉa quả. Đây là bước quan trọng hạn chế được tình trạng gãy cành, tăng năng suất cho cây. Người trồng nên tỉa quả bằng tay vào khoảng tháng 4. Chú ý không để cả chùm, tạo khoảng cách giữa các quả cách nhau từ 4 – 5cm.
Phòng sâu bệnh
Do có nguồn gốc từ vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt nên cây mận thường không bị nhiều sâu bệnh hại tấn công. Tuy nhiên, các bạn cần phải chú ý tới một số loại sâu bệnh thường gặp như:
- Rệp: Rệp tấn công cây khoảng tháng 11 – 12 (nhất là khi lá cây rụng). Nên dùng thuốc Trebon hay Applaud,… để phòng trừ.
- Sâu đục ngọn: Nên dùng Padan, Regent để tiêu diệt.
- Sâu đục thân: Sâu thường tấn công thân, cành, tạo thành rãnh, lỗ sâu. Các bạn nên dùng thuốc Decis 0,1%, Trebon tẩm vào bông, vải rồi nhét trực tiếp tại vết đục.
- Bệnh phấn trắng: Đây là loại nấm thường ký sinh trên mặt lá, khiến lá bị cháy, rụng dần. Đối với loại bệnh này nên dùng thuốc Aliette 800WG hay Nativo 750WG,… phòng trừ hiệu quả.
Khi phun thuốc nên phun vào thời điểm buổi sáng hay chiều, tránh phun vào buổi trưa nắng nóng. Khi thực hiện phun nên phun đều trên lá, cành, trái của cây, tránh để sót hay phun quá liều lượng.
>>> Xem thêm: Lung linh sắc hoa mai vàng cho không khí Xuân thêm rộn ràng
Cách cắm hoa mận
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về không chỉ những cành đào, cành mai mà mận bắc cũng được nhiều người yêu thích chưng trong nhà. Để cắm hoa đẹp các bạn có thể tham khảo cách thức cắm như sau:
Cách chọn hoa đẹp
Muốn có được bình hoa mận đẹp thì bước lựa chọn hoa cực kỳ quan trọng. Tùy theo sở thích mà các bạn có thể chọn những cành có nhiều hoa nở hay cành nhiều nụ. Tuy nhiên, muốn chơi Tết lâu, hoa nở đẹp thì nên chọn cành có nhiều nụ. Nếu chọn cành có nhiều hoa thì quá trình vận chuyển về nhà có thể khiến các cành hoa bị dập nát, thiếu thẩm mỹ.
Ngoài ra, người trồng cũng nên chọn cành có kích thước sao cho phù hợp với không gian của vị trí dự định trang trí. Trong đó, tránh chọn những cành quá to, ảnh hưởng tới diện tích.
Ưu tiên chọn những tán cành mận tròn, nhánh phân bố đều. Không nên chọn các cành có tán lệch hay các nhánh đâm lên không cùng bắt đầu từ một điểm trên thân gốc. Nên chọn những cành có dăm nhỏ, mọc vút thẳng ra ngoài tán, nụ hoa rải đều các cành.
Chọn mua cành mận trước Tết khoảng 1 tháng. Khi mua về, ngâm cành trong nước ấm và đặt tại nơi có ánh nắng cho hoa ra nụ.
Cách cắm cành mận bắc
Cách thức cắm cành mận chưng Tết không quá khó khăn:
Chuẩn bị:
- Cành mận: Chọn cành nụ đều, chưa bung.
- Dao, kéo sắc để cắt cành, tỉa hoa.
- Bình/lọ chứa nước đủ sâu, rộng để cắm hoa.
Thực hiện:
- Bước 1: Trước khi cắm cành, các bạn cần cắt gốc sao cho đảm bảo kích thước phù hợp nhất với bình hoa đã chuẩn bị. Có thể hơ gốc mận trong lửa nhưng không nên hơ quá lâu. Hoặc cũng có thể để ngọn lửa thổi trực tiếp lên cành, lá, hoa.
- Bước 2: Lấy từng cành hoa, lau nhẹ nhàng cho sạch bụi, chất bẩn với khăn mềm, bông gòn ẩm.
- Bước 3: Cắt, tỉa lá không cần thiết hay lá héo. Vệ sinh lọ hoa sạch sẽ, cho nước khoảng 30 – 35 độ vào khoảng 2/3 bình.
- Bước 4: Cắm các cành dài to ở giữa, phía ngoài là các cành nhỏ.
Cách chăm cành hoa tươi lâu
Để lọ hoa mận tươi lâu các bạn nên chú ý tới vị trí đặt bình, lọ tại nơi thoáng, mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Đồng thời, giữ cho bình luôn sạch.
- Chú ý thay nước thường xuyên để đảm bảo cho hoa được cung cấp đủ nước giữ tươi, sống lâu hơn.
- Đối với những chậu nguyên cây thì nên tiến hành tưới nước thường xuyên để cây có thể sinh trưởng tốt.
- Nếu muốn hoa tươi lâu thì nên cho thêm vài viên vitamin B1 hay thuốc dưỡng hoa vào trong bình hay hòa tan trong nước, tưới vào gốc cây.
- Khi hơ gốc mận nên chọn chỗ cắt lát để hàn kín mạch nhựa bị tổn thương của hoa, đặt hoa tại vị trí thoáng mát. Tránh cắm cành mận tại khu vực gần quạt hay nơi thờ cúng. Khi đốt, không nên để ngọn lửa quá gần gốc mận. Đặc biệt khi đốt, chỉ nên đốt dưới lửa vừa. Ngọn lửa quá lớn sẽ tắc các mạch, không cho nước, dinh dưỡng lên nuôi cành.
Cách kích thích hoa mận nở
Nếu tới gần thời điểm ra hoa nhưng cây mận vẫn chưa ra hoa thì các bạn cần thực hiện các biện pháp kích hoa:
Cắt tỉa cây mận
Bước đầu tiên để kích thích cây mận ra hoa đó chính là cắt tỉa cây. Việc cắt tỉa cực kỳ quan trọng vì giúp tán cây mở ra, cho phép nhiều ánh sáng mặt trời xuyên qua cành. Thời điểm nên tỉa cây vào cuối đông hay đầu xuân ngay trước khi chồi phình ra.
Khi tỉa cây cần loại bỏ phần gỗ chết hay cành bệnh, cành mọc um tùm, chỉ để lại cành to khỏe nhất.
Bón phân cho cây
Cây mận cần đầy đủ nguồn dinh dưỡng để ra hoa. Nếu cây không ra hoa có thể do đất nghèo dinh dưỡng. Để đảm bảo cây hoa luôn nhận được nguồn dinh dưỡng cần thiết, các bạn nên thực hiện bón phân thường xuyên.
Phân bón nên sử dụng là loại phân có chứa lượng nito, photpho, kali. Thời gian bón phân vào đầu mùa xuân, ngay khi chồi bắt đầu nhú và một lần tiếp theo vào đầu mùa hè.
Cung cấp đủ nguồn sáng
Cây mận muốn ra hoa đẹp cần đủ ánh sáng mặt trời. Người trồng cần đảm bảo cây hoa nhận được ít nhất 6h ánh sáng mỗi ngày.
>>> Xem thêm: Hồng thắm sắc hoa đào Tết cổ truyền của người Việt
Hoa mận giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện đang bày bán nhiều cây mận giống với mức giá rẻ. Giá bán sẽ phụ thuộc vào từng vườn ươm, cửa hàng, kích thước, độ tuổi của cây. Bên cạnh đó, tùy theo khoảng cách vận chuyển hay dịch vụ đi kèm do nhà vườn cung cấp mà mức giá cũng có sự khác nhau.
Để mua được giống cây chất lượng với mức giá hợp lý các bạn nên liên hệ trực tiếp tới các cửa hàng cung cấp cây giống uy tín. Hiện có nhiều kênh bán giống hoa trên các sàn thương mại như Shopee, Lazada,… vô cùng thuận tiện cho khách hàng khi được vận chuyển tận nơi. Trước khi mua các bạn có thể tham khảo tại Mua Bán Trồng Hoa Đà Lạt ❤️ để có thêm thông tin về các giống chất lượng, mức giá hợp lý.
Hình ảnh hoa mận
Đông qua, Xuân tới những cành mận trắng nảy lộc, đơm hoa, khoác lên mình màu áo mới trắng tinh khôi. Hãy cùng ngắm nhìn những hình ảnh tuyệt đẹp của cây mận bắc để thêm yêu loài hoa quê hương nhé!
Hoa mận nở trắng các triền đồi, thung lũng trên cao nguyên với vẻ đẹp tinh khiết, ngọt ngào. Hy vọng những thông tin về loài hoa kể trên từ Hoàng Yến Group sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa, công dụng cũng như thức để trồng thành công loài hoa của núi rừng ngay tại vườn nhà.
Câu hỏi về hoa mận
Tìm hiểu thêm thông tin về cây mận thông qua một số những câu hỏi thường gặp như sau:
Hoa mận có mùi gì?
Mận bắc có mùi hương vô cùng độc đáo, thú vị. Hoa mang tới sự tươi mới, ngọt ngào. Hương mận tạo cảm giác vui tươi và rạng rỡ, gợi lên bao kỷ niệm mùa xuân, hạ.
Lễ hội hoa mận vùng cao
Theo tập tục của người dân vùng cao, thời điểm mận bắc nở cũng là lúc diễn ra các lễ hội cổ truyền, gắn với tập quán của người đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là cơ hội để du khách mọi miền đất nước hòa mình vào không gian lễ hội với đủ sắc màu văn hóa với những trải nghiệm cực kỳ thú vị.
Một số những lễ hội nổi tiếng phải kể tới như:
- Lễ hội Lồng Tồng (dân tộc Tày).
- Lễ hội Gầu Tào (dân tộc Mông).
- Lễ hội nhảy lửa (dân tộc Dao).
- …
Trồng cây mận trước nhà có được không?
Có. Bởi cây mận không tốn nhiều công chăm sóc, thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Khi cây lớn còn tạo bóng mát, tạo cảm giác vô cùng dễ chịu. Cây còn cho hoa, quả ngon miệng, giàu dinh dưỡng.
Ngoài ra, theo phong thủy cây mận còn là biểu tượng cho ý nghĩa tốt đẹp, may mắn, cho các thành viên gia đình luôn gắn kết, yêu thương nhau, giúp gia đình đón được tài lộc, hanh thông.
Tuy nhiên, có một số các lưu ý khi trồng cây trước nhà đó là:
- Không nên trồng ở giữa lối đi. Đây là khu vực thu hút tối đa nguồn khí dương khí tích cực. Trồng chắn giữa sẽ ảnh hưởng tới việc đón nhận dương khí của ngôi nhà.
- Nên trồng cây tại khu vực có diện tích lớn để khi cây trưởng thành có đủ không gian phát triển.
- Tỉa, cắt lá thường xuyên để cây không quá um tùm, rậm rạp, tích tụ nguồn âm khí không tốt.
Vân Nguyễn 19/02/2024