Hoa sấu nhỏ li ti tựa như những hạt mưa, mong manh dễ vỡ. Chỉ cần một làn gió thoảng qua những cánh hoa lại rụng đầy dưới gốc. Đến hẹn lại lên, khi tiết trời chớm sang hè, những vạt nắng chói chang trút vàng trên các vòm cây đại thụ, mái ngói rêu phong chính là thời khắc báo hiệu một mùa sấu đua hương khoe sắc. 

Hoa sấu là hoa gì?

  • Tên gọi khác của hoa: Sấu trắng, long cóc. 
  • Tên trong khoa học: Dracontomelon duperreanum pierre.
  • Thuộc họ: Đào lộn hột – Anacardiaceae. 

Cây long cóc là một trong những loại cây hoa miền Bắc sống lâu năm có nguồn gốc từ lâu đời, gắn liền với lịch sử người Việt. 

Phân bố sinh thái

Cây hoa chủ yếu phát triển mạnh tại khu vực nhiệt đới châu Á. Ở nước ta, cây hoa phân bố rải rác tại khu vực các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tây Nguyên. Ngoài ra, cây cũng được trồng rất phổ biến tại vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ

Cây hoa ưa mọc tại những nơi sáng, phát triển nhanh, thường mọc tại những khu vực rừng kín xanh ẩm, độ cao lên tới 600m. Cây rất phù hợp với những loại đất có tầng đất mặt sâu, giàu dinh dưỡng. Cây có hệ thống rễ to lớn tạo nên sắc thái rất đặc biệt cho khu vực rừng ẩm nhiệt đới Việt Nam. 

Cây cho hoa quả mỗi năm, nhưng tỷ lệ đậu còn phụ thuộc vào thời tiết khi cây ra hoa. Cây cũng thường cho đậu quả ít nếu gặp tình trạng mưa nhiều, cây mọc từ hạt là chủ yếu. 

Hoa sấu là cây trồng phổ biến ở nước ta
Hoa sấu là cây trồng phổ biến ở nước ta

Đặc điểm hình thái

Cây sấu là giống cây sống lâu năm, lá thường xanh bán rụng lá. Thân cây mọc thẳng, có thể cao tới 30m, cành nhỏ có cạnh, có lông nhung màu xám tro. Lá cây màu xanh thẫm hình lông chim dài 30 – 45cm với 11 – 17 lá chét mọc so le. Phiến lá chét có hình trái xoan, đầu nhọn gốc tròn dài từ 6 – 10cm, rộng từ 2,5 – 4cm dai, nhẵn, mặt dưới có gân nổi rõ. Cả mặt trên, dưới lá đều nhẵn, mép lá nguyên và có hương thơm khi vò nát ra. 

Hoa thường mọc thành chùm từng cụm, có kích thước ngắn hơn lá. Trên hoa thường có lông, lá bắc to thuôn hình mác, có lông dạng mi. Hoa lưỡng tính, kích cỡ nhỏ, màu trắng lục hơi nhạt, lá đài có lông, phần cánh hoa nhẵn. Hoa thường nở vào tháng 5 – 7, mùa quả từ tháng 8 – 10. 

Quả của cây sấu thuộc dạng quả hạch, hình cầu, khi chín thường có màu vàng hay vàng cam, cùi giòn, chua, có chứa hạt to.  

>>> Xem thêm: Hoa bằng lăng – “Người kể chuyện” những ngày hè xa xôi

Ý nghĩa của hoa long cóc

Cây sấu là giống cây có nhiều ý nghĩa trong phong thủy đặc biệt khi trồng trước nhà. Với hình dáng các cành lá xum xuê, quả sấu mọc thành từng chùm đầy đặn, cây sấu thường biểu trưng cho tài lộc, thịnh vượng và may mắn

Theo quan niệm phong thủy, trồng cây sấu trước nhà sẽ mang lại sự giàu có, thịnh vượng cho gia chủ. Cây sấu trồng trước nhà có thể tạo nguồn năng lượng tốt, thu hút tài lộc. 

Hoa sấu có nhiều ý nghĩa trong phong thủy
Hoa sấu có nhiều ý nghĩa trong phong thủy

Ngoài ra, cây hoa long cóc được ví như “chiếc đồng hồ báo thức” cho mùa hè Hà Nội. Mỗi khi hàng sấu bên đường rụng lá, khoe sắc những chùm hoa trắng xanh cũng là khi mùa hè đang tới rất gần. Loài hoa này từ lâu đã trở thành một phần tâm hồn của người thủ đô gợi nhớ bao yêu thương, kỷ niệm ngọt ngào

>>> Xem thêm: Sắc tím hoa xoan loài hoa của hoài niệm, vấn vương

Công dụng của cây hoa sấu

Cây sấu là giống cây đa tác dụng, phục vụ tối ưu cho đời sống của con người. Những công dụng tuyệt vời của cây hoa phải kể tới đó chính là:

Trang trí, điểm tô cho không gian, tạo bóng mát

Cây hoa có đặc tính dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, cho lá xanh quanh năm. Bởi vậy, cây sấu được ưu tiên lựa chọn hàng đầu để trồng lấy bóng mát như: Trồng ở vỉa hè, sân vườn hay công viên,…Ngoài ra, rễ cây bám chắc nên rất hữu hiệu trong việc sử dụng che chắn bão lũ. 

Trồng lấy gỗ

Gỗ sấu có vân đẹp, màu nhạt, dẻo, ít bị mối mọt tấn công. Vì thế, cây gỗ được sử dụng nhiều trong đóng đồ gia dụng, công nghệ làm ván ép, ván lạng,…

Cây hoa sấu được trồng lấy gỗ
Cây hoa sấu được trồng lấy gỗ

Hữu ích trong y học

Trong y học cổ truyền phương Đông, cây sấu được ví như một vị thuốc. Các bộ phận trên cây đều có những công dụng đặc biệt phải kể tới như:

  • Quả: Điều trị bệnh về nhiệt như: Miệng khô, đau họng, ho, ngứa cổ, bà bầu nôn do thai nghén, giải rượu, trị các bệnh ngoài da như mẩn ngứa, sưng lở ngứa. 
  • Hoa: Chữa ho hiệu quả. 
  • : Lá nấu với nước dùng để rửa các mụn loét, hoại tử. 
  • Vỏ rễ: Điều trị viêm sưng vú. 
  • Vỏ thân: Trị bỏng, tử cung bị xuất huyết.

Thực phẩm ngày hè

Quả sấu tươi thường sử dụng để nấu canh, lấy cùi thịt của quả để làm tương giấm hay mứt sấu, ô mai hay sấu dầm. Canh sấu vị chua, mát có công dụng ăn ngon miệng, tăng cường hệ tiêu hóa rất tốt. Theo các nghiên cứu, trong quả sấu có chứa hàm lượng 80% nước, 44mg% photpho, 3mg% sắt, vitamin C, 1% axit hữu cơ, 1,3% protein,…

>>> Xem thêm: Hoa phượng vĩ tháng 5 ùa về miền ký ức tuổi học trò 

Hoa long cóc trong nghệ thuật

Tháng năm gọi hạ về trong từng vạt nắng hổ phách trong suốt đậu trên mái ngói rêu phủ bụi thời gian. Hoa sấu âm thầm tỏa hương len lỏi trong những thương nhớ của trái tim yêu Hà Nội. Loài hoa đã trở thành đề tài để những người nghệ sĩ thể hiện trọn vẹn cảm xúc của mình:

Thơ hoa sấu

“Hà Nội tiễn xuân – mùa hoa sấu

Mưa nhạt trời, hương sấu đẫm thêm

Nhặt những cành hoa, em thầm đếm:

Triệu vì sao vừa rớt từ đêm

Xòe tay ra, em cho anh em

Hoa đẹp thế, sao gọi là hoa “xấu”?”

(Hoa sấu – Khánh Hà)

“Kìa hoa sấu rụng bên hè

Cho ta nhớ lại tiếng ve thuở nào. 

Tuổi thơ êm ái ngọt ngào

Hái hoa phượng vĩ ép vào trang thơ”

(Mùa hoa sấu rụng – Nguyễn Đình Huân)

“Em xòe ô

Từ cơn mưa tháng ba

Vào đêm hoa sấu

Chùm chùm chong chóng hoa bay”

(Đêm hoa sấu – Đinh Vũ Hoàng Nguyên)

Những vần thơ ngọt ngào gắn liền với hoa sấu 
Những vần thơ ngọt ngào gắn liền với hoa sấu 

Stt hoa sấu

Những câu nói hay lấy hình ảnh hoa long cóc làm chủ đạo các bạn có thể tham khảo:

“Cứ mỗi khi Hà Nội bước vào hè, hương hoa sấu lại thoang thoảng, dìu dịu trong gió như vướng vít bên người, lòng đâu nỡ buông bỏ dòng cảm xúc đang rộn ràng trào dâng trong lồng ngực, chỉ tiếc không thể cất giữ để lâu lâu lại đem ra hít hà cho vơi nỗi nhớ. 

“Hà Nội có hoa sấu, người Hà Nội cũng có những góc ký ức tuổi thơ gắn liền với màu trắng tinh khôi và thuần khiết ấy”. 

“Hoa sấu không kiêu sa như hướng dương, cũng chẳng ngọt ngào như những cánh sen mỏng manh, sấu lặng lẽ cho mình một khoảng trời riêng, vô tư lự cùng thênh thang bầu trời và gió lộng, nhưng vẫn đủ sức khiến trái tim người ngất ngây.”

>>> Xem thêm: Thưởng lãm hoa tường vi nàng thơ của mùa hè rực rỡ

Cách trồng hoa long cóc

Sấu là cây công nghiệp dễ trồng, các bạn có thể trồng được ở những nơi đồi dốc cao hay cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng cây đều có thể cho ra hoa tốt. Cây sống lâu năm, thu hoạch tốt nên ngày càng được ưu tiên lựa chọn canh tác. 

Chuẩn bị

Để trồng cây, các bạn cần đảm bảo đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:

Chọn giống

Theo kinh nghiệm từ những người trồng cây lâu năm trong nhóm Mua Bán Trồng Hoa Đà Lạt ❤️  trồng cây bằng cách chiết cành cho thu hoạch sớm, đều hơn so với khi trồng bằng hạt giống. Khi chọn cây giống, các bạn nên ưu tiên chọn cây cao trên 80cm, thân thẳng, thân đã hóa gỗ, không nhiễm bệnh

Thời vụ trồng

Cây sấu có thể chọn gieo trồng được quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm trồng cây phù hợp nhất khoảng tháng 1, 2 hay 8, 9. Lúc này, thời tiết có mưa, mát mẻ nên rất phù hợp để trồng cây. 

Khoảng cách trồng

Đảm bảo khoảng cách cây trồng từ 5 – 7m cho cây có đủ không gian phát triển tối ưu. Sau khi trồng được 5 – 6 năm thì nên thực hiện tỉa bớt các cây không sai quả

Đất, hố trồng

Cây hoa không kén đất nên người trồng có thể trồng ở nhiều điều kiện đất khác nhau. Tốt nhất nên trồng tại các vùng đất cát pha, thịt nhẹ. Đào hố đảm bảo kích thước tối thiểu 50x50x50cm

Việc đào hố nên tiến hành ít nhất trước khoảng 1 tháng. Hố được đào với kích thước tùy theo bầu cây giống, sao cho đảm bảo kích thước hố to hơn kích thước bầu giống từ 10 – 15cm, chiều sâu hố từ khoảng 30 – 50cm.

Bón lót

Trước khi trồng cây, người trồng nên thực hiện việc xử lý đất trồng trước. Với những vùng cằn cỗi nên xới xáo qua. Trộn phân bón lót với lượng 5kg phân chuồng + 0.2 kg phân lân + vôi bột khử trùng cho đất

Chuẩn bị chu đáo trước khi trồng cây hoa sấu 
Chuẩn bị chu đáo trước khi trồng cây hoa sấu 

Thực hiện

Quy trình tiến hành trồng cây sấu thao tác cụ thể như sau:

  • Bước 1: Cho cây giống vào trong hố. 
  • Bước 2: Lấp đất tới miệng bầu cây giống, không trồng sâu cây sẽ sinh trưởng chậm.  Đảm bảo vị trí đặt sau khi trồng tưới nước hay gặp mưa nước không bị đọng lại gây chết úng. 
  • Bước 3: Nén chặt đất quanh gốc cho cây đứng chắc chắn không bị ngã đổ. 
  • Bước 4: Tưới nước đẫm cho cây để cây ổn định thời gian đầu, nhanh ra rễ. 

>>> Xem thêm: Thông tin về hoa tử đằng loài hoa “ai ngắm cũng phải lòng”

Cách chăm sóc cây sấu

Sau khi thực hiện đúng các bước trồng cây, hoạt động chăm sóc sau khi trồng đặc biệt quan trọng, quyết định tới hiệu quả phát triển của cây, giúp cây sai hoa, sai quả hơn:

Nước tưới

Cây sấu ưa độ ẩm ở mức vừa phải. Trong thời kỳ đầu trồng, cây chưa cho quả thì cần duy trì độ ẩm từ 60 – 70%, ngày tưới 1 lần. Bởi lúc này cây cần độ ẩm để nhanh chóng bén rễ, đặc biệt là trong mùa khô hay khi quả đang lớn, quả chín. 

Cắt tỉa

Khi cây trong giai đoạn phát triển tốt thì cần cắt tỉa định kỳ tạo cành cấp 1, 2, cho cây thông thoáng hơn. Mỗi lần cắt tỉa cành khô, cành héo, sâu bệnh thì vun xới xung quanh gốc với đường kính khoảng 1m trở ra giúp cho đất quanh đó được tơi xốp, thoáng khí hơn. 

Làm cỏ định kỳ quanh gốc để tạo độ thoáng cho gốc, tránh nhiễm sâu bệnh. Sau mỗi trận mưa nên xáo đất, tạo độ thoát nước, tránh tình trạng cây bị ngập úng. 

Bón phân

Mỗi năm sau khi vun xới, phát quang gốc nên bón phân cho cây. Tùy vào mức độ phát triển của cây mà có thể bón liều lượng tăng hay giảm khác nhau. Khi bón phân cần rắc phân rải đều xuống rãnh. Sau đó, lấp kín phân, tưới nước. 

Các bạn nên chọn phân chuồng hoai mục cùng phân NPK bón cho cây. Phân chuồng thường bón vào mùa Xuân hay mùa hè, khoảng 3 – 5kg/gốc. Thời điểm cây ra hoa thì bổ sung thêm NPK bằng cách thực hiện việc bón phân khoảng 2 – 3 lần/năm (năm đầu) khoảng 0.5kg NPK cho mỗi gốc. Trong những năm sau đó thì tăng lượng phân bón thêm 10% mỗi năm. 

Chú ý thời điểm bón phân khi trồng cây hoa sấu 
Chú ý thời điểm bón phân khi trồng cây hoa sấu 

Phòng sâu bệnh

Cây sấu được đánh giá ít nhiễm sâu bệnh hại, tuy nhiên không nên chủ quan cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo phát hiện kịp thời sâu bệnh hại và có phương án khắc phục kịp thời. Một số các sâu bệnh gây hại chủ yếu như: 

  • Thán thư: Hoa sấu thối đen, tự rụng. Bệnh có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của cây sấu. Người trồng nên dùng Benlat C hay Scỏe 250 EC phun từ thời điểm hoa nở tới 2 tháng sâu với 1 lần/tuần, 1 lần/tháng. 
  • Cháy lá: Bệnh có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của lá. Bệnh thường phát triển vào thời điểm mùa mưa. Khi phát hiện cây mắc bệnh thì nên cắt bỏ lá bị bệnh, dùng thuốc Kasumin 2L. phun đều lên cây khoảng 2 lần. 
  • Rầy xanh: Rầy tiết dịch gây bệnh vào mùa nóng, làm cây long cóc kém phát triển. Thời gian cây dễ mắc bệnh là từ tháng 10 năm trước tới tháng 6 năm sau. Các bạn có thể sử dụng Bassa 50EC, Trebon 2.5 EC,… để khắc phục kịp thời. 
  • Muội đen: Do sự bài tiết từ rệp gây hại. Các bạn chỉ cần phun một loại thuốc trừ nấm bệnh như Trebon 2,5 EC có thể khiến bệnh thuyên giảm nhanh. 

Thu hoạch, bảo quản

Cây sấu trồng từ 2 – 3 năm sẽ bắt đầu thu hoạch. Thời gian thu hoạch nên tiến hành từ tháng 6 – 9 Dương lịch. Sau khi thu hoạch thì cắt tỉa thu gọn tán cây, bón phân để cây nhanh chóng hồi phục, chuẩn bị phát cành lộc năm sau. 

Hình ảnh hoa sấu

Giữa cái nắng hè oi ả, Hà Nội vẫn dịu dàng, đằm thắm với những hàng hoa sấu phủ trắng bầu trời. Ngắm nhìn những cành hoa trắng tinh khôi dễ khiến con người như đắm chìm trong biển mây bồng bềnh với những nỗi niềm bồi hồi, xuyến xao. 

Lặng lẽ mùa sấu rụng giữa hè
Lặng lẽ mùa sấu rụng giữa hè
Cánh hoa long cóc khiến bao người ngẩn ngơ
Cánh hoa long cóc khiến bao người ngẩn ngơ
Chùm sấu trắng khẽ chạm nhịp cho tìm thêm xao xuyến
Chùm sấu trắng khẽ chạm nhịp cho tìm thêm xao xuyến
Long thêm vương vấn màu hoa phủ lối tháng tư đường phố
Chùm sầu trắng e ấp trong tán lá xanh
Chùm sầu trắng e ấp trong tán lá xanh
Cốc nước sấu thanh mát ngày hè
Cốc nước sấu thanh mát ngày hè
Hoa sấu rụng vương khắp mặt đường
Hoa sấu rụng vương khắp mặt đường
Cây sấu đưa con người về miền ký ức tuổi thơ
Cây sấu đưa con người về miền ký ức tuổi thơ
Những cung đường Hà Nội gắn với cây sấu già
Những cung đường Hà Nội gắn với cây sấu già
Những khoảnh khắc yên bình bên cây sấu
Những khoảnh khắc yên bình bên cây sấu

Nếu tháng Ba rực trời hoa gạo đỏ, tháng Tư e ấp trong sắc hoa loa kèn thì đầu mùa Hạ là lúc những chùm hoa sấu khoe sắc, tỏa hương dịu nhẹ. Dẫu thời thời gian có qua bao lâu đi chăng nữa, những hàng sấu già vẫn chiếm trọn góc nhỏ trong nỗi nhớ thương của người xa xứ như một người bạn tri kỷ, nghĩa tình. 

Câu hỏi về hoa sấu

Dưới đây là một số những câu hỏi về hoa long cóc được Hoàng Yến Group tổng hợp. Các bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về loài hoa này!

Mùa hoa sấu tháng mấy?

Hoa long cóc nở rộ vào tháng 5. Tuy nhiên, ngay từ tháng 4, khi cái nắng mùa hạ bắt đầu trên những tán cây xum xuê, xanh mướt đã bắt đầu xuất hiện những chùm hoa trắng tinh khôi, tỏa hương thơm nhẹ. 

Hoa sấu có màu gì?

Hoa long cóc kết thành chùm, màu trắng đục, nhỏ li ti như hạt đậu. Cây nào thay lá nhiều sẽ cho hoa nhiều. Hương hoa long cóc thơm nhẹ, thoang thoảng trong gió vô cùng dễ chịu. 

Hoa sấu có mật không?

Có. Mật sấu có màu hơi đỏ, vị chua chua. Tuy nhiên, chỉ những cây trổ hoa dày đặc mới có điều kiện để ong lấy mật. 

Cây sấu có nên ứng dụng trồng trước nhà?

Có. Theo quan niệm phong thủy, trồng cây sấu trước nhà sẽ mang tới tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây cũng giúp tạo năng lượng thu hút tài lộc dễ dàng. Cây hoa cũng có khả năng thanh lọc không khí, tạo được môi trường sống xanh mát. Qua đó, giúp gia chủ có được sự thư thái, tăng cường trạng thái cân bằng trong cuộc sống. 

Điều quan trọng khi trồng cây đó chính là chọn được vị trí trồng sao cho phù hợp. Cây nên trồng tại những khu vực có nguồn ánh sáng tốt, không bị che chắn. Cây nên trồng phía bên trái cửa nhà. Bởi theo quan niệm tâm linh, bên trái sẽ mang tới tài lộc, thịnh vượng. 

Nếu có nhu cầu trồng thì nên chọn cây có hình dáng, kích thước phù hợp với không gian trước cửa nhà. Qua đó, đảm bảo cây không quá to để không che chắn hay gây cản trở cho cửa chính. Nếu không gian còn hạn chế thì có thể chọn cây mini để tránh tạo sự chênh lệch về tỷ lệ. 

Vân Nguyễn 19/02/2023

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *