Tháng 5, trời nắng vàng như rót mật. Trên khắp các sườn đồi được nhuộm tím bởi màu hoa sim. Cánh hoa mỏng manh, phảng phất màu tím biếc – Màu của tình yêu, sự thủy chung, son sắt,… có thể làm say lòng bất cứ ai mỗi lần ngắm nhìn. Hãy cùng Hoàng Yến Group cùng tìm hiểu chi tiết hơn về loài hoa đẹp mắt này nhé!

Thông tin về cây hoa sim 

  • Tên gọi khác: Hồng sim, cương nhẫm, dương lê, đào kim nương. 
  • Tên trong tiếng Anh: Isenberg bush, rose myrtle. 
  • Tên trong khoa học: Rhodomyrtus tomentosa. 
  • Họ: Myrtaceae – Họ sim, hương đào. 
  • Chi: Rhodomyrtus. 

Nguồn gốc giống hoa

Cây hoa hồng sim có nguồn gốc từ khu vực Nam và Đông Nam Á, từ Ấn Độ tới Philippines, cả Indonesia. Sau đó, cây hoa đã được nhân giống và trồng phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có nước ta. Cây sim mọc hoang tại các khu vực ven biển, rừng tự nhiên, khu rừng ngập nước. Cây hoa có thể mọc ở độ cao lên tới 2400m so với mực nước biển. 

Hoa đào kim nương trước đây là giống cây mọc hoang dại tại các khu vực trung du, miền núi, triền đồi, núi tạo thành từng bụi rất đẹp mắt. Hiện nay, cây hoa rất được ưa chuộng để trồng phục vụ cho nhu cầu trang trí sân vườn, công viên hay các khu du lịch,… Cây thường được trồng tạo hàng rào, thảm hoa có giá trị thẩm mỹ cao. 

Hoa sim là giống hoa mọc phổ biến ở nước ta
Hoa sim là giống hoa mọc phổ biến ở nước ta

Đặc điểm cây hoa

Cây sim tím thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, mọc dạng bụi. Chiều cao của cây hoa thường rơi vào trong khoảng 1 – 1.5m. Có cây còn có thể cao lên tới 2m. Thân cây có màu nâu, thường có lớp lông dày, ngắn ở trên thân. Phần lớp lông này tương đối mềm mại đối với cây thân non. 

Hoa sim thuộc dòng lưỡng tính. Mỗi bông thường có 5 cánh, hình dáng của cánh thường có dạng trứng ngược. Màu hoa khá đa dạng: Đỏ, hồng, trắng bên ngoài, nhuộm tím ánh hồng. Nhị của hoa thường có chiều dài trong khoảng từ 10 – 16mm, có dạng sợi nhỏ có màu hồng với đầu phấn vàng. Mỗi bông đều có nhiều nhị. 

Hoa mọc dạng đơn, đối xứng với nhau. Mặt sau của lá thường có lông tơ mềm màu trắng hay hơi vàng. Khi chạm vào lá sẽ nhận thấy phiến lá bóng, nhẵn với 3 gân dọc hiện rõ và xuất phát ở gần cuối của cuống lá. Lá thường có hình elip hay ovan. Thông thường, sẽ có chiều dài từ 5 – 8cm, chiều rộng từ 2 – 4cm, cuống dài từ 3 – 5cm.

Cây sim còn cho ra quả. Quả được tạo ra khi hoa tàn với kích thước khoảng từ 10 – 15mm x 8 – 10mm. Phần vỏ của quả có màu xanh khi còn non, chưa chín. Khi quả đã chín thì chuyển sang màu đen, mềm, phủ lớp lông tơ mềm ở phía ngoài. Phía bên trong của quả thường có nhiều hạt, khoảng 40 – 45 hạt. Khi bổ đôi quả có thể thấy các hạt xếp hình giống như bông hoa. Hạt được phát tán nhờ chim, động vật có vú ăn quả. 

>>> Xem thêm: Nồng nàn hương hoa sữa giữa tiết trời khi sang thu

Các loại hoa hồng sim

Hồng sim là giống cây mọc hoang dại cũng như được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Các bạn có thể phân loại hồng sim căn cứ trên nhiều yếu tố gồm:

Theo màu sắc

Nếu căn cứ theo màu sắc của cây có thể phân chia thành hồng sim và tiểu sim. Mặc dù hình dạng, cách trồng hai loại này có sự giống nhau. Tuy nhiên, 2 loại cây lại có sự khác biệt liên quan tới màu sắc, và đều mang tới giá trị kinh tế cao cho người trồng cụ thể là:

Hồng sim

Hồng sim là giống hoa có màu hồng tím, vỏ mỏng, dịu ngọt được ưa chuộng hơn tiểu sim. Trái hồng sim chỉ trồng được trong vòng 1 năm và có thể cho thu hoạch được từ 2 – 3 lần. Hồng sim có thể dùng ăn tươi, làm mứt hay nước ép, rượu sim rất ngon miệng, giàu dưỡng chất. 

Tiểu sim

Cây tiểu sim có trái màu đen hơn giống hồng sim. Vỏ quả khá dày, cứng, có vị chua ngọt. Tiểu sim được trồng thời gian lâu hơn so với hồng sim. Khoảng từ 2 – 3 năm cây hoa mới có thể thu hoạch. Tiểu sim được sử dụng để tạo thành nhiều món ăn ngon như chè, bánh, mứt, nước ép,…

Phân loại hoa sim dựa theo màu sắc
Phân loại hoa sim dựa theo màu sắc

Theo môi trường sống

Dựa theo môi trường sống của các giống cây hoa sim, có thể phân biệt thành các loại như sau:

Sim bonsai – sim cảnh

Loại cây sim cảnh thường có các lá đơn mọc đối nhau, mép hình trái xoan hay bầu dục. Các lá của cây thường có độ dài trong khoảng từ 5 – 9cm, rộng từ 2 – 5cm, cuống lá cây dài từ 3 – 6mm. Phần mặt trên của lá dạng nhẵn, sọc dọc. 

Khi cây ra hoa có thể mọc dạng chùm hoặc cũng có thể mọc đơn, cánh dài khoảng từ 5 – 7mm. Mỗi bông hoa thường có 5 cánh. Mỗi cánh hoa thường có hình trứng rộng. Hoa thường cho nhiều màu, chủ yếu là hồng hay tím nhạt. 

Cây hoa đặc biệt phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ nhiệt đới. Đặc biệt là vùng có lượng mưa hàng năm vượt quá 1200mm. Cây có thể phát triển trên nhiều loại đất trồng khác nhau. Tuy nhiên, không chịu được vùng đất phèn hoặc đá vôi. 

Cây hoa được tạo dáng cây cảnh, trang trí không gian thêm phần đẹp mắt. Loại cây ưa nắng nên có thể đặt ở nhiều vị trí không gian khác nhau như ban công, sân vườn. Bởi đây là giống sim cảnh, thân không quá lớn, có thể đặt ở nhiều không gian khác nhau. 

Sim rừng

Đây là các giống hồng sim mọc dại trong rừng được đưa về để nhân giống, chăm sóc. Có nhiều cây thuộc dạng cổ thụ, thân to, chiều cao trên 2m. Phần thân cây có nhiều hình dáng vô cùng lạ mắt, kiểu dáng độc lạ, được uốn cũng như tỉa từ khi còn nhỏ. 

Giống cây này mọc dạng bụi, cho các chùm hoa đẹp mắt. Quả sim cũng có màu tím, màu đẹp không kém, ăn rất ngon và có vị ngọt. 

Sim Thái

Đây là giống hồng sim có nguồn gốc từ Thái Lan và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Đông Á. Cây thuộc giống cây bụi, có màu tím, rất sai hoa, quả nên các công trình thi công sân vườn rất phù hợp để trồng cây hoa này. Quá trình vận chuyển, trồng cây tương đối đơn giản bởi cây dễ sống, tiết kiệm tối ưu thời gian cho việc chăm sóc. 

Cây sim Thái là giống cây phù hợp với khí hậu vùng nhiệt đới cùng các khu vực vùng có khí hậu cận nhiệt đới. Đây là giống cây rất thích hợp ở những nơi có lượng mưa đạt trên 1200mm/năm. Do đó, giống cây này đặc biệt thích hợp với tất cả các vùng khí hậu nước ta. Trồng cây có thể trồng trong chậu hay ngoài đất và có thể uốn thành cây thân gỗ bonsai đặt trong các chậu nhỏ. 

Giống hoa sim Thái phù hợp trồng làm cảnh
Giống hoa sim Thái phù hợp trồng làm cảnh

Sim tím

Cây sim thuộc chi sim, họ hương đào, nguồn gốc từ các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ. Đôi khi cũng có thể tìm thấy tại các khu vực thuộc các nước Philippines, Indonesia. Cây hoa thuộc loại cây mọc hoang trong môi trường rừng, dạng bụi hay đơn lẻ. Cây hoa thường có nhiều cành, dáng bonsai. 

Hoa sim tím thường có 5 cánh, cánh có màu tím thẫm, tím nhạt hoặc trắng. Cây hoa mọc đơn lẻ hay theo chùm có khoảng 3 hoa. Tới sau khi hoa đào kim nương tàn sẽ tạo thành sim tím. 

>>> Xem thêm: Vẻ đẹp hoa dạ yến thảo xứng danh “nữ hoàng hoa ban công”

Ý nghĩa của cây đào kim nương

Ẩn chứa phía sau vẻ đẹp của cây đào kim nương là những ý nghĩa vô cùng độc đáo:

Trong đời sống

Người xưa tin rằng, những cánh sim tím thể hiện cho sự kiên trì, bền bỉ cũng như niềm tin trong cuộc sống. Loài hoa thường sinh trưởng tốt trong điều kiện khô cằn để nở bung những cánh hoa hồng phớt nhỏ nhắn, xinh xắn. Đây cũng là lời nhắn gửi về sự vươn lên vượt qua mọi nghịch cảnh để tỏa sáng. 

Trong văn hóa các quốc gia

Trong văn hóa của nhiều quốc gia cũng có đề cập tới ý nghĩa của loài hoa này:

Hy Lạp cổ: Hoa đào kim nương được tôn kính, trồng nhiều ở khu vực xung quanh đền thờ hay những nơi thờ phụng. 

  • Thời Testament cổ: Cây hoa được xem là biểu tượng của hòa bình. 
  • Thời Victoria: Con gái của Nữ hoàng Victoria trong lễ cưới trọng đại đã mang các cành hoa màu tím của cây sim từ vườn hoa của mẹ. Từ đó, trở đi, bất cứ cô dâu hoàng gia nào khi tổ chức lễ cưới cũng đều có một sim bên mình. Đây cũng được xem là một niềm may mắn cũng như hạnh phúc trong hôn nhân, khẳng định về một tình yêu trọn vẹn, lâu bền. 
  • Thành Aten: Hoa đào kim nương là biểu tượng cho quyền lực, sức mạnh của các quan tòa thành khi đội trên đầu. 
Hoa sim có nhiều ý nghĩa trong văn hóa của các quốc gia
Hoa sim có nhiều ý nghĩa trong văn hóa của các quốc gia

Trong tình yêu

Cánh sim tím mong manh, mang nét đượm buồn như hình ảnh những cô gái nhỏ chờ đợi tình yêu của đời mình. Theo quan niệm từ xa xưa, sim tím tượng trưng cho tình yêu đôi lứa bình dị, trong sáng. Tình yêu giản đơn như những bông sim tím rất đỗi thân quen. Màu tím của hoa cũng ẩn chứa ý nghĩa biểu trưng cho sự thủy chung trong tình yêu. Ở nhiều nơi trên thế giới, trong lễ thành hôn có sử dụng loại hoa này phục vụ cho trang trí như một lời chúc cho may mắn, gắn bó bền lâu trong hôn nhân. 

>>> Xem thêm: Đắm chìm trong sắc tím hoa cát cánh nơi cao nguyên lộng gió

Công dụng hoa hồng sim

Cây hoa sim có nhiều công dụng gắn liền với đời sống con người. Trong đó, đặc biệt là đối với sức khỏe:

Công dụng y học

Cây hoa được điều chế thành thuốc chữa bệnh là lý do hàng đầu khiến một loài cây dại có thể trở thành giống cây quý hiếm. Hầu hết các bộ phận của cây đều được chế biến làm thuốc để chữa nhiều bệnh:

Trong Đông y

Từ lâu trong Đông y, cây sim đã được coi là một dược liệu quý giá được sử dụng tại nhiều quốc gia. Trong y học dân gian Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia thường dùng để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh liên quan tới tiêu chảy, kiết lỵ hoặc kích thích hệ miễn dịch. 

  • Ở Thái Lan, các bộ phận của cây còn được sử dụng làm thuốc hạ sốt, chống tiêu chảy. Đồng thời, còn là nguyên liệu tối ưu trong các bài thuốc chống lão hóa
  • Ở Indonesia, lá sim thường được sử dụng để điều trị các vết thương ở ngoài da, chống nhiễm trùng. Không những vậy, lá cây còn có thể cầm máu, mau lành da. Khi bị thương, chỉ cần rửa sạch lá, xay nhuyễn, đắp vào miệng vết thương sẽ có thể cầm được máu nhanh chóng, hiệu quả. 

Phần rễ, thân cây có công dụng hỗ trợ tuần hoàn, điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ. Bên cạnh đó, dược liệu từ sim còn có công dụng bổ huyết. Qua đó, cung cấp nguồn chất dinh dưỡng cần thiết cho máu, tăng cường sức khỏe. Người bị suy nhược, phụ nữ sau sinh nếu thiếu máu có thể uống nước sắc từ quả sim + đậu đen + lá dâu non để bồi bổ cho cơ thể. Theo quan niệm dân gian, cây hoa còn được cho là có công dụng dưỡng thai, hỗ trợ phụ nữ trong quá trình mang thai, sinh sản. 

Y học hiện đại

Công dụng chống oxy hóa của cây sim được đánh giá rất cao thông qua các nghiên cứu của các nhà khoa học Geetha, Jeong, Lavanya và các cộng sự được công bố vào năm 2010, 2012, 2013. Theo đó, trong quả sim có chứa các hợp chất phenolic có khả năng chống oxy hóa mạnh. 

Ngoài ra, trong quả sim còn có chứa lượng acid amin vô cùng dồi dào, đặc biệt là tryptophan. Đây là một trong những tiền chất giúp tổng hợp hormone serotonin, có liên quan tới việc cân bằng cảm xúc, hành vi cũng như tâm trạng rất tốt. 

Công dụng hữu ích của hoa sim trong y học
Công dụng hữu ích của hoa sim trong y học

Làm rượu sim

Cây sim có nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe và cũng được sử dụng để làm rượu sim. Đây là một loại rượu truyền thống rất được ưa chuộng. Loại rượu này có tác dụng bổ máu, bổ thận tráng dương, góp phần chống lão hóa. Đây là một trong những cách thức an toàn và hiệu quả nhất để tận dụng được một cách tối ưu nhất những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. 

Chiết xuất inh dầu

Các bộ phận khác nhau của cây hoa như: Hoa, quả, lá được sử dụng để chiết xuất thành tinh dầu. Tinh dầu có chứa những hợp chất có hương thơm dễ chịu, đặc trưng riêng của cây hoa. Mùi hương có thể gọi được cảm giác thư giãn, làm dịu tâm hồn và giảm tình trạng căng thẳng

Theo nhiều thông tin cho biết tinh dầu hồng sim cũng được ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, chiết xuất nước hoa và hương liệu cho hàng loạt những sản phẩm chăm sóc da, tạo mùi thơm như: Sữa tắm, nước tắm, hay những sản phẩm làm đẹp khác. 

Chống xói mòn đồi thấp

Ở nước ta, cây hoa hồng sim là thực vật rất quen thuộc tại nhiều tỉnh thành tại vùng trung du, vùng núi thấp, độ cao phân bố có thể lên tới 1000m. Cây thường mọc rải rác, tập trung trên các đồi cây bụi, đồng cỏ,… cùng với những thực vật khác như: Mua, cánh kiến, dền trâm, guột,… để tạo thành một quần thể cây bụi hạn chế được quá trình rửa trôi cũng như chống xói mòn tại vùng đồi thấp. 

Giá trị thương mại

Giá trị kinh tế của cây hoa được thể hiện thông qua việc sử dụng quả sim để làm thức uống lên men vô cùng nổi tiếng là rượu sim tại đảo Phú Quốc (phía Nam Việt Nam). 

Hoa đào kim nương trong nghệ thuật

Trong nghệ thuật hoa đào kim nương đã để lại những ấn tượng vô cùng mạnh mẽ với những trái tim yêu hoa, yêu nghệ thuật. Những cánh hoa mong manh, màu tím biểu tượng cho một tình yêu thủy chung đã trở thành niềm cảm hứng bất tận của biết bao tác giả, nhà văn, nhà soạn nhạc,… để cho ra đời những tác phẩm vẫn còn rất được yêu thích cho tới ngày nay:

Bài hát câu chuyện hoa sim

“Chuyện hoa sim” là ca khúc nổi tiếng nhất có liên quan tới hình ảnh những chùm sim tím. Đây là ca khúc thuộc thể loại nhạc vàng của nhạc sĩ Anh Bằng, sáng tác từ sau năm 1975. Bài hát dựa trên bài thơ “Màu tím hoa sim” của nhà thơ Hữu Loan. 

“Rừng hoang đẹp nhất hoa màu tím

Chuyện tình thương nhất chuyện hoa sim

Có người con gái xuân vời vợi

Tóc còn ngăn ngắn chưa đầy búi”

“Những đồi hoa sim” cũng là một ca khúc rất được yêu thích thể hiện nỗi lòng thông qua hình ảnh đồi sim tím. Ca khúc cũng được nhạc sĩ Dzũng Chinh sáng tác vào năm 1960 dựa trên ý của bài thơ “Màu tím hoa sim” của thi sĩ Hữu Loan. 

“Những đồi hoa sim ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt

Vào chuyện ngày xưa nàng yêu hoa sim tím còn tóc búi vai

Mấy lúc xông pha ngoài trận tuyến ai hẹn được ngày về”

Ca khúc “Chuyện hoa sim” nổi tiếng
Ca khúc “Chuyện hoa sim” nổi tiếng

Bài thơ về chùm sim tím

Chùm sim tím gắn bó với đồi núi khô cằn những vẫn mạnh mẽ đơm hoa kết trái và trở thành một trong những biểu tượng quen thuộc trong thơ ca:

“Mời anh về thăm mùa sim đang chín

Tận mắt nhìn sắc tím mọng ngọt ngon

Không hồng hào đỏ thắm những màu son

Nhưng đậm đà vị núi non hoang dã”

(Mùa sim chín – Mạc Phương)

“Rồi một ngày anh trở lại đồi sim

Tìm nơi ấy…. một tình yêu màu tím

Nơi ngày xưa…. có chuyện tình ngọt lịm

Nàng yêu sim… bên lữ khách đa tình”.

(Tìm lại đồi sim – Phú Sĩ)

Sự tích hoa sim

Trong dân gian còn truyền lại nhiều câu chuyện liên quan tới cây sim tím. Trong đó, nổi tiếng nhất là câu chuyện giữa Thái tử Lang Bá và cô gái miền sơn cước xinh đẹp tên là Hoa Sim. Cả hai gặp nhau trong một lần Thái tử vào rừng săn bắn. Ngay từ lần đầu chạm mặt cô gái, chàng đã đem lòng yêu mến. 

Thế nhưng, chuyện tình của Thái tử không theo ước nguyện. Thái tử thuộc dòng dõi hoàng tộc, còn nàng chỉ là thường dân nên khó có thể kết duyên trăm năm. Vua Qủy và đồng bọn đã tìm mọi cách vu oan cho cô gái là thất tiết khiến Thái tử nghi ngờ khiến nàng phải đi biệt xứ. 

Cuối cùng, cô gái đã phải quyên sinh vì người mình yêu. Thân xác cô gái sau khi chết đã hóa thành một loài hoa có màu tím biếc như biểu trưng cho tấm lòng chung thủy, son sắc với người thương. Lang Bá sau khi hiểu tấm lòng trinh bạch của người phụ nữ mình yêu đã vô cùng hối hận, chọn đặt tên cho loài hoa ấy theo tên của nàng – Hoa sim. 

Sự tích loài hoa sim và tình yêu thủy chung
Sự tích loài hoa sim và tình yêu thủy chung

Cách trồng cây đào kim nương

Cây sim là giống cây dễ trồng do đặc tính cây mọc dại nên không yêu cầu quá cao về điều kiện trồng vẫn có thể nhanh chóng thích nghi và phát triển. 

Chuẩn bị:

  • Chọn địa điểm: Trồng tại vị trí có ánh sáng mặt trời đầy đủ, gió thoáng mát. Khu vực có ánh sáng tốt sẽ giúp cho cây hoa phát triển cũng như nở hoa tốt hơn. 
  • Đất trồng: Đất trồng nên đảm bảo đủ thông thoáng, giàu chất dinh dưỡng, độ pH trung tính hơi kiềm trong khoảng 6.0 – 7.5. 
  • Dụng cụ: Xẻng, cuốc, rựa, dao sắc, bao tải lớn. 

Trồng bằng cây con

Để trồng cây sim các bạn cần thực hiện đúng các bước thực hiện đảm bảo kỹ thuật như sau:

Thực hiện

  • Bước 1: Chặt bớt cành cây, lá của cây sim chỉ để lại phần thân lớn. Từ thân tới phần chặt khoảng từ 1 – 1,5m (tùy vào kích thước cây cổ thụ hay nhỏ). 
  • Bước 2: Xác định kích thước chiều cao, ngang của cây sim để tính toán bầu bứng. Không nên dùng xẻng bứng quá gần gốc bầu mà nên cách khoảng 20 – 30cm tính từ gốc ra để lấy được bầu. 
  • Bước 3: Tạo bầu đất hình tròn/vuông quanh cây sim rừng. Từ đó, bắt đầu thực hiện đào từ ngoài vào trong. Để tách rễ với đất khi đào thì nên chặt bằng dao rựa sắc. Chú ý chặt dứt khoát để tránh làm hỏng rễ. 
  • Bước 4: Tiếp đó, để vào vị trí râm mát. Thực hiện bọc bầu đất ở rễ lại với bao tải lớn và vẫn giữ được độ thoáng khí. 
  • Bước 5: Đào hố sâu vừa phải khoảng 0.2 – 0.3 m (tùy theo kích thước của cây sim giống). Khoảng cách giữa các hố cần đảm bảo khoảng 1m để cây có thể sinh trưởng cũng như phát triển được tốt, ít bị cạnh tranh về nguồn dinh dưỡng hay nguồn nước. 
  • Bước 6: Đặt cây vừa bứng vào trong hố. Chú ý nén chặt đất tại gốc và tưới một ít nước ngay sau khi trồng (không tưới quá nhiều). 
Trồng hoa sim bằng cây con rất phổ biến
Trồng hoa sim bằng cây con rất phổ biến

Lưu ý khi trồng

  • Bứng cây sim già, không ra lá, mầm, hoa khi bứng. Không bứng vào thời điểm lá chồi. Nên thực hiện bứng vào thời điểm lá chồi, buổi sáng hay chiều muộn, có thể bứng khi trời mưa. 
  • Khi trồng lưu ý không để hở phần rễ của cây sim rừng. Khi mới bứng về không nên trồng liền mà nên để khô nhựa tại thân, rễ rồi mới tiến hành trồng. 
  • Không nên chọn vị trí trồng ở nơi có nhiều nắng, nhiều cây sống xung quanh vì sẽ bị cạnh tranh dinh dưỡng. 
  • Cây sim mới trồng nên thực hiện tưới từ 2 – 3 lần/tuần để có thể cung cấp đủ nguồn nước giúp cây phát triển nhanh. 

Trồng bằng hạt giống

Ngoài cách thức trồng bằng cây con phổ biến các bạn cũng có thể trồng bằng hạt giống cây sim. 

  • Bước 1: Chuẩn bị hạt giống cây sim rừng. Ngâm hạt với nước ấm khoảng 5h rồi ủ vào bên trong cát ẩm từ khoảng 3 – 4 ngày. 
  • Bước 2: Khi thấy hạt nhú mầm trắng thì mang bầu hay ươm ở trong đất đã chuẩn bị làm tơi xốp và nhiều mụn. Mặc dù cây hoa có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất nhưng chủ yếu vẫn nên chọn dạng đất sạch, tơi xốp để cây có thể phát triển một cách tốt hơn. Nếu như chọn cách trồng trong chậu thì cần làm sạch cỏ dại, xử lý trước khi gieo hạt. Khi gieo xong thì phủ lên lớp đất vừa đủ giúp cho hạt có thể dính vào bên trong đất. 
  • Bước 3: Tưới nước phun sương giữ ẩm mỗi ngày cho cây, để nó tại nơi có ánh sáng nhẹ. Sau khoảng từ 7 – 10 ngày thì hạt cây hoa sẽ bắt đầu nảy mầm. Khi đó, các bạn có thể mang cây ra vị trí ánh sáng tốt hơn để cây có thể phát triển được tối ưu. 

Cách chăm sóc cây hoa đào kim nương

Trồng và chăm sóc cây hoa đào kim nương là một quy trình đơn giản, dễ dàng, có thể thực hiện. 

Tưới nước

Cây sim cần được tưới nước đều đặn, đảm bảo cho đất luôn ẩm ướt. Tuy nhiên, cần tránh tưới quá nhiều nước gây ra tình trạng ngập úng. Nếu thời điểm mùa mưa thì không cần tưới thêm. Tuy nhiên, trong mùa khô hanh thì cần tưới nước thường xuyên. 

Bón phân

Thực hiện bón phân hữu cơ vào thời điểm mùa xuân, mùa thu để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây. Chú ý thực hiện bón phân NPK với tỷ lệ cân đối cho cây có thể phát triển mạnh, nở hoa tốt hơn. 

Bón phân nên tiến hành vào thời điểm trời mưa hay tưới nước nhẹ sau khi bón. Không nên thao tác bón khi trời nắng có thể gây chết cây. 

Cắt tỉa cây

Thường xuyên thực hiện cắt tỉa các cành cây non, cành khô. Từ đó, giúp cho cây có thể phát triển đều đặn và giữ được dáng cho cây. Đối với những cây trồng làm cảnh, thời điểm uốn cây phù hợp là khi đã ra lá già, rễ cắm sâu chắc không nên uốn ngay khi mới trồng. 

Cắt tỉa hoa sim thường xuyên cho cây 
Cắt tỉa hoa sim thường xuyên cho cây 

Kiểm soát sâu bệnh

Chú ý theo dõi, kiểm soát sâu bệnh. Nếu như nhận thấy có dấu hiệu bị sâu bệnh tấn công thì cần xử lý kịp thời thông qua các biện pháp phun thuốc sinh học, hóa học phù hợp. 

Nếu không có kinh nghiệm trồng cây hay lo ngại những vấn đề liên quan tới việc chăm sóc thì nên truy cập vào nhóm Mua Bán Trồng Hoa Đà Lạt ❤️ để tham khảo ý kiến từ những chuyên gia hay người có kinh nghiệm trồng để đảm bảo thành công trong việc trồng cũng như chăm sóc cây hoa. 

Ảnh hoa sim đẹp 

Một số hình ảnh đẹp về cây sim tím đẹp mắt được ghi lại dưới góc nhìn của các nhiếp ảnh gia. Cùng chiêm ngưỡng để ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp của giống hoa này nhé!

Cây hoa đào kim nương nở hoa rực rỡ 
Cây hoa đào kim nương nở hoa rực rỡ 
Cây đào kim nương có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh
Cây đào kim nương có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh
Cây đào kim nương có hương thơm nhẹ nhàng
Cây đào kim nương có hương thơm nhẹ nhàng
Loài hoa thường mọc nhiều tại miền núi
Loài hoa thường mọc nhiều tại miền núi
Cây sim thường nở hoa thành chùm 
Cây sim thường nở hoa thành chùm 
Cây hoa không được chăm sóc thường xuyên nhưng vẫn sống khỏe
Cây hoa không được chăm sóc thường xuyên nhưng vẫn sống khỏe
Mùa sim tím khiến lòng người man mác
Mùa sim tím khiến lòng người man mác
Cây sim tím thường mọc thành bụi
Cây sim tím thường mọc thành bụi
Loài sim tím biểu tượng cho tình yêu son sắc
Loài sim tím biểu tượng cho tình yêu son sắc
Quả sim tím và vị ngọt tuổi thơ
Quả sim tím và vị ngọt tuổi thơ

Cây hoa sim không chỉ đơn thuần là cây cảnh trang trí đẹp mắt mà còn có nhiều công dụng rất tốt đối với sức khỏe. Hy vọng những thông tin được chúng tôi tổng hơn kể trên sẽ giúp ích cho các bạn có được những hiểu biết cụ thể về hoa cũng như phương thức trồng hoa hiệu quả nhé!

Câu hỏi về cây hoa đào kim nương

Cùng tham khảo một số câu hỏi liên quan tới cây hoa đào kim nương được Hoàng Yến Group tổng hợp sau đây nhé!

Hương thơm có gì đặc biệt?

Cây sim tím là cây hoa có hương thơm tinh tế và vô cùng lôi cuốn. Hương thơm của hoa được đánh giá là sự pha trộn giữa mùi ngọt ngào và dịu nhẹ. Khi cây sim nở, không gian xung quanh sẽ ngập tràn hương thơm quyến rũ, tạo cảm giác dễ chịu và vô cùng thư giãn. 

Vào thời điểm cây hoa nở rộ, hương thơm thu hút được sự chú ý của nhiều loại côn trùng như ong, bướm. Những nốt hương tinh tế, lôi cuốn của cây khiến cho đã làm cho nó trở nên đặc biệt. Đây cũng là một sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời trong việc trang trí cảnh quan cũng như không gian yên bình, thư giãn. 

Có nên trồng cây sim tím không?

Có. Nhắc tới cây sim rừng nhiều người lầm tưởng cho rằng đây chỉ là loại cây mọc dài tại những nơi khô cằn, sỏi đá và nắng gắt. Tuy nhiên, thực tế các bạn hoàn toàn có thể trồng tại vườn nhà để phục vụ trang trí cảnh quan. Không những thế, giống hoa này còn có nhiều công dụng với sức khỏe nên được nhiều người “săn lùng”.

Lưu ý khi sử dụng cây sim tím làm thuốc

Khi quyết định sử dụng các chế phẩm thuốc từ cây sim tím các bạn cần tham khảo sự tư vấn từ các chuyên gia, y bác sĩ trước khi sử dụng các bộ phận của cây trong điều trị bệnh lý:

  • Trường hợp thai phụ, phụ nữ đang cho con bú khuyến cáo không nên tự ý dùng cây sim bởi lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn. 
  • Sử dụng cây sim không được khuyến nghị sử dụng thường xuyên với trẻ nhỏ do báo cáo về các bằng chứng khoa học vẫn chưa hoàn thiện rõ ràng. 
  • Không nên dùng nếu từng có tiền sử dị ứng với các thành phần trong cây hoa. 

Vân Nguyễn 20/01/2024

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *