Hoa sứ sa mạc

Hoa sứ sa mạc

Hoa sứ sa mạc, còn được gọi là “hoa hồng sa mạc,” là một loài cây đặc biệt với vẻ đẹp rực rỡ và kiêu sa, nổi bật trên nền cát nóng khô cằn. Loài hoa này cực kỳ thu hút bởi hình dáng bên ngoài cùng với những giá trị phong thủy và y học mà nó mang lại. Cùng Hoàng Yến Group tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm, cách trồng, chăm sóc và những ứng dụng hữu ích của loài hoa này nhé.

Đặc điểm nổi bật của hoa sứ sa mạc

Hoa sứ sa mạc, tên khoa học là Adenium, là một loài cây mọng nước với thân cây mập mạp, bộ rễ phình to và lá cây thuôn dài, thường mọc tập trung ở đầu cành. Loài cây này rất thích hợp với môi trường nắng gắt và khô hạn, nhưng lại nhạy cảm với độ ẩm cao và lạnh giá.

Cấu trúc của cây

  • Hoa của cây thường có năm cánh mỏng, dạng phễu, với sắc hoa từ trắng, hồng đến đỏ. Những loại hoa sứ lai tạo thường có nhiều cánh kép và màu sắc sặc sỡ hơn.
  • Thân cây sứ sa mạc thường có dạng mập mạp, với bộ rễ phình to và gốc lớn, giúp cây chịu được môi trường khắc nghiệt. 
  • Lá cây có màu xanh bóng hoặc xanh xám, thường rụng lá vào mùa lạnh để chuẩn bị cho mùa hoa nở rộ vào mùa xuân và hè. 

Đặc điểm sinh thái

Cây sứ sa mạc rất ưa nắng và thời tiết hanh khô, kỵ độ ẩm cao và rất nhạy cảm với lạnh giá. Vì thế, cây thường được trồng nhiều hơn ở miền Nam Việt Nam, nơi có khí hậu phù hợp. Đây là một giống cây cảnh quý, thường được những người có gu thẩm mỹ cao và điều kiện kinh tế lựa chọn để trang trí.

Đặc điểm hoa sứ sa mạc
Đặc điểm hoa sứ sa mạc

>>> Xem thêm: Hoa King Protea

Cây hoa sứ sa mạc nên nên trồng ở đâu cho phù hợp?

Biết cách chọn vị trí trồng cây sứ sa mạc là một trong những khiến thức quan trọng để cây phát triển tốt.

Vị trí trồng lý tưởng

Cây sứ sa mạc thường được trồng trong chậu để dễ dàng tạo hình cho bộ rễ và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó. Những vị trí như trước cửa nhà, phòng khách, ban công, sân thượng, hay tiền sảnh công ty đều là những nơi lý tưởng để trưng bày loại cây này. Ngoài ra, mọi người nên trồng cây sứ trong chậu để gia tăng vẻ thẩm mỹ và có thể dễ dàng thay chậu khi bộ rễ phình quá to.

Tại sao nên trồng loài hoa này trong chậu?

Nhiều người chơi hoa sứ đều cho rằng việc trồng cây trong chậu sẽ gia tăng giá trị thẩm mỹ cho cây hơn là trồng ngoài đất vườn. Đặc biệt, khi trồng trong chậu, bạn có thể tạo hình cho bộ rễ, làm tăng giá trị của cây và dễ dàng chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của nó.

>>> Xem thêm: Hoa Corpse

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa sứ sa mạc

Ngoài vẻ đẹp kiêu sa của mình, cây hoa sứ sa mạc còn có ý nghĩa phong thủy sâu sắc, đặc biệt phù hợp với những người làm kinh doanh, buôn bán.

Phong thủy và sự thịnh vượng

Trong phong thủy, cây hoa sứ sa mạc được cho là mang lại nhiều hồng phúc cho gia chủ, giúp công việc kinh doanh thuận lợi và cuộc sống thêm vui vẻ. Đặc biệt, vào dịp Tết, nhiều người Việt thường chọn mua vài chậu sứ để chưng trong nhà, cầu mong năm mới may mắn và thịnh vượng. Cây sứ nở rộ nhiều hoa càng giúp gia chủ thêm sung túc và phát đạt.

Tạo hình bonsai và giá trị thẩm mỹ

Bên cạnh giá trị phong thủy, cây hoa sứ còn có thể uốn rễ, cành để tạo hình bonsai, là “cực phẩm” của những người có bàn tay khéo léo. Cây bonsai thể hiện dấu ấn cá nhân của chủ nhân, đồng thời tạo nên sự sang trọng cho không gian trưng bày. Những thế cây được uốn nắn còn biểu trưng cho ý nguyện của gia chủ về sự bình an, ấm no và trường thọ.

Ý nghĩa phong thuỷ của hoa
Ý nghĩa phong thuỷ của hoa

>>> Xem thêm: Hoa Sea Poison Tree

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây hoa sứ sa mạc

Quá trình trồng và chăm sóc cây hoa sứ sa mạc đòi hỏi sự tỉ mỉ và chú trọng đến nhiều yếu tố như:

Chọn chậu trồng

Cây sứ sa mạc rất ưa khô hạn, vì vậy nên chọn những chậu không tráng men, dễ hút nước và thoát nước tốt. Chậu trồng bằng xi-măng hoặc đá mài sẽ là lựa chọn tuyệt vời, giúp cây không chỉ phát triển tốt mà còn tăng thêm giá trị thẩm mỹ. Đảm bảo chậu trồng phải có lỗ thoát nước lớn ở đáy và có thêm đế kê để tránh ngập úng bộ rễ.

Trộn đất trồng

Đất trồng hoa sứ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, pH lý tưởng khoảng 6 (hơi chua) và thoát nước tốt. Một hỗn hợp đất trồng hoa sứ có thể bao gồm 25% đá Perlite, 25% đá núi lửa Pumice, 20% phân bò hoặc phân trùn quế đã xử lý và 30% Akadama hoặc Peat Moss để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Nhân giống cây hoa sứ

Cây hoa sứ có thể được nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Hạt giống cần được thụ phấn từ cây mẹ khỏe mạnh và gieo trong đất ấm để nhanh nảy mầm. Tuy nhiên, phương pháp giâm cành và lai tạo thường được ưa chuộng hơn do một số giống sứ có thời gian sinh trưởng rất chậm, mất nhiều năm mới nở hoa.

Chăm sóc cây hoa sứ

Cây hoa sứ cần được trồng ở nơi có ánh sáng mạnh, không sợ nắng gắt. Về tưới nước, cây không cần nhiều nước nhưng phải đảm bảo đất khô trước khi tưới lại để tránh ngập úng. Ngoài ra, cây sứ rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, nên cần có biện pháp giữ ấm vào mùa đông, đặc biệt là các giống Adenium Somalense và Adenium Crispum.

Cách trồng và chăm sóc hoa
Cách trồng và chăm sóc hoa

>>> Xem thêm: Hoa Torch Ginger

Ứng dụng cây hoa sứ sa mạc trong y học hiện nay

Ngoài giá trị về thẩm mỹ, cây hoa sứ còn được sử dụng trong y học cổ truyền, đặc biệt là trong y học châu Phi.

Chất độc và công dụng y học

Mặc dù cây hoa sứ chứa chất độc trong nhựa cây, vỏ và các bộ phận khác, nhưng chính những chất này lại có công dụng chữa bệnh. Ví dụ, chiết xuất từ cây sứ có tác dụng tương tự như digitalis, một loại thuốc điều trị suy tim sung huyết và rối loạn nhịp tim. 

Ngoài ra, chiết xuất từ rễ cây còn có khả năng làm chậm sự phát triển của trực khuẩn Bacillus subtilis. Nhờ vậy, loài cây này có thể được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu, tiêu diệt chấy rận và trị viêm mũi.

Lưu ý khi trồng cây trong nhà

Do cây hoa sứ có chứa chất độc, nên khi trồng trong nhà, cần đặt cây ở nơi tránh xa trẻ em và thú cưng để tránh nguy hiểm. Tuy nhiên, với những biện pháp cẩn thận, cây hoa sứ không chỉ làm đẹp không gian sống và bạn cũng có thể sử dụng nó trong một vài trường hợp nhất định.

>>> Xem thêm: Hoa Vua

Với bài viết trên, bạn đã có thể nắm được những thông tin cần thiết về cây hoa sứ sa mạc này. Hoàng Yến Group hy vọng rằng, bạn sẽ tự tin hơn trong việc lựa chọn và trồng loại cây này tại nhà hay nơi làm việc của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Ngọc Lan, 23/08/2024

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *