Thông tin về cây
- Tên gọi khác: Cây mồng cua, mò cua, mùa cua.
- Tên trong khoa học: Alstonia scholaris.
- Họ: Apocynaceae -Trúc đào.
- Chi: Hoa sữa.
Nguồn gốc
Giống cây mồng cua được xác định xuất hiện nhiều tại khu vực châu Úc (chủ yếu là các khu rừng nhiệt đới) cùng các quốc gia Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam. Cây hoa nằm trong họ có những loại cây có hoạt tính sinh học và dược tính cao. Cây hoa có đặc thù ưa sáng, sinh trưởng tốt tại khu vực có độ ẩm cao. Cây trồng lớn nhanh và có thể cho nhiều hoa cùng với hương thơm nồng nàn, đặc trưng.
Đặc điểm cây hoa
Cây hoa mồng cua có kích thước trung bình cho tới lớn. Chiều cao của cây hoa có thể tới 20m và rộng 10m. Trong điều kiện trồng lý tưởng, cây hoa có thể đạt tới chiều cao 40m. Vỏ cây khi trưởng thành thường có màu xám, không mùi, rất đắng. Cây thường có nhiều nhựa dạng màu trắng đục và có vị đắng.
Lá cây hoa sữa
Lá của cây thường mọc dạng chùm, có từ 3 – 10 lá. Phần cuống lá dài từ trong khoảng 1 – 3cm (0.3 – 1.18inch). Lá có dạng hình trứng hẹp tới rất hẹp. Phần gốc có dạng hình nón, đỉnh thường có dạng tròn. Mặt trên của các lá thường có dạng bóng, mặt dưới thường có màu xám.
Hoa của cây
Hoa mồng cua có màu trắng, trắng kem như sữa hoặc cũng có thể là màu vàng kem. Hoa mọc tạo thành từng chùm ở đầu cành. Mỗi bông thường có 5 cánh, 5 lá đài xếp thành 4 vòng xoắn khác nhau. Mỗi chùm hoa sẽ khiến các bạn hình dung tới hình dáng của những chiếc phễu nhỏ có chiều dài từ 3 – 5cm.
Hoa có màu phớt xanh khi còn nhỏ, khi nở chuyển màu trắng sữa. Từng bông hoa có mùi thơm nhẹ nhàng. Tuy nhiên, khi cây nở rộ với vô số các chùm hoa thì cho hương thơm nồng nặc.
Tới thời điểm hoa héo thì có thể mọc dạng từng cặp lơi cong hay hơi lượn sóng, chiều dài trung bình trong khoảng từ 30 – 60cm. Mật hoa rất phong phú và được thụ phấn từ côn trùng như các loại bướm và ong. Hoa nở 1 lần/năm từ tháng 10 – 3.
Quả của cây
Quả của giống hoa này dài từ khoảng 25 – 50cm. Hoa có dạng gầy, mọc chúc xuống và có màu nâu, gân dọc.
Hạt hoa sữa
Bên trong quả của cây thường chứa nhiều hạt nhỏ, dẹt, có độ dài 7mm, rộng 2.5mm. Hai đầu hạt tròn hoặc cũng có thể cụt. Phần trên mặt thường xuất hiện lông dạng màu nâu nhạt. Quả khi già thường tự tách làm 2 mảnh. Phần hạt thường có túm lông, phát tán được nhờ gió một cách dễ dàng.
>>> Xem thêm: Hoa diễm châu “hạt ngọc” cho thiên nhiên thêm rực rỡ
Sự tích cây hoa mồng cua
Cây hoa mồng cua gắn liền với nhiều sự tích. Tuy nhiên, được lưu truyền nhiều nhất có lẽ đó chính là mối tình đơn phương của người con gái. Chuyện kể rằng, xưa kia có một cô gái đem lòng yêu một chàng trai trong làng. Thế nhưng, vì ngại ngần mà không dám thổ lộ mà chỉ trút bầu tâm sự với cây hoa nhỏ trước nhà. Một loài cây chưa bao giờ ra hoa.
Thế rồi, một ngày kia anh chàng đi lấy vợ. Cô gái vì quá đau buồn đã rời bỏ thế gian. Linh hồn cô trốn vào trong cây hoa. Từ đó, hoa nở rộ một màu trắng muốt. Đặc biệt, hoa tỏa hương thơm ngát với hy vọng chàng trai sẽ mãi nhớ tới mình. Vì cây hoa khi bị tổn thương, toàn cây sẽ chảy ra một chất nhựa có màu trắng như sữa nên từ đó người đời gọi là hoa sữa.
>>> Xem thêm: Hoa dâm bụt rực rỡ bên hiên cho một vé về với tuổi thơ
Ý nghĩa của cây hoa mồng cua
Những bông hoa mồng cua trắng mang tới cho không gian một cảm giác man mác, bâng khuâng với những nỗi niềm khó tả. Ý nghĩa của giống hoa phải kể tới đó là:
Trong đời sống
Hoa mồng cua vốn là giống hoa đặc trưng của Việt Nam, đặc biệt là thủ đô Hà Nội. Khi hương thơm của cây hoa lan tỏa cũng là thời điểm đón chào một mùa thu mới. Tiết trời thu nhẹ nhàng cùng với hương thơm mát lan tỏa trong không khí, phảng phất trong làn gió khiến cho lòng người luôn có cảm giác say mê và dễ chịu.
Trong tình yêu
Loài hoa biểu trưng cho tình yêu ngọt ngào, say đắm. Với sự tích về loài hoa còn truyền tụng cho tới ngày nay thì cây hoa luôn gắn liền với tấm lòng son sắt, thủy chung, dành trọn cho người mình yêu.
Công dụng của cây hoa mồng cua
Ngoài việc làm đẹp, những công dụng tuyệt vời của cây mồng cua cũng được đánh giá cao như:
Trang trí cảnh quan
Cây có tán thưa, có công dụng hữu ích trong việc làm đẹp cảnh quan đường phố, mang tới bóng mát. Hiện nay, không chỉ riêng Hà Nội mà nhiều địa phương khác đã dùng cây hoa mồng cua để trồng làm bóng mát, trang trí công viên, sân trường, khu đô thị hay các con phố. Đặc biệt, cây hoa còn có khả năng lọc được bụi bẩn, cho không khí luôn trong lành, nhất là những khu vực nội đô, mật độ dân số cao.
Ngoài ra, cây thường được trồng tại nhiều khu vực công cộng, trên vỉa hè hay các khu vực rừng phòng hộ bởi rễ cây thường ăn sâu vào lòng đất, giữ cho đất chắc chắn hơn, chắn gió, bão hiệu quả.
Làm thuốc chữa bệnh
Cây hoa mồng cua đã được nghiên cứu có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu.
Trong Đông y
Cây hoa được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống y học cổ truyền Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Úc, châu Phi,… Cây có vị đắng, tính mát tạo thành một số các bài thuốc được điều chế từ cây như:
- Làm trắng răng: Gỗ cây hoa mồng cua nghiền thành bột mịn pha với nước tạo thành hỗn hợp sệt đánh răng hàng ngày.
- Trị bầm tím: Trộn bột gỗ cây hoa với nước ấm đắp lên vùng bị đau nhức và bầm tím.
- Bệnh ngoài da: Cây hoa có thể điều trị các bệnh liên quan tới ngoài da như: Chàm, ghẻ lở, ngứa ngáy.
- Bệnh xương khớp: Bột gỗ cây hoa trộn với dấm ăn xoa bóp thường xuyên sẽ giảm thiểu được tình trạng này.
Ngoài ra, cây hoa cũng được điều chế để tẩy giun, trị giun sán, trị sốt hay tiêu chảy, kiết lỵ, hen suyễn, loét mãn tính,… hiệu quả.
Trong y học hiện đại
Theo các nghiên cứu từ Tạp chí Food Chemistry, thí nghiệm của các nhà khoa học đã chứng minh trong lá của hoa phơi khô có chiết xuất methanol có tác dụng chống lại α-glucosidase. Đây là một trong những nguyên nhân chính hàng đầu khiến các bạn mắc bệnh tiểu đường. Bởi vậy, dùng loại hoa này như một chất bổ sung thuốc phòng ngừa, điều trị tiểu đường là một yếu tố đặc biệt tiềm năng.
Bên cạnh đó, một số alkaloids từ chiết xuất ethanol từ lá hoa cũng được đánh giá cao khi hỗ trợ chống viêm, giảm ho hen, giảm đau. Đồng thời, chất này cũng hoạt động tương tự như một chất chống ung thư đã được thí nghiệm thành công trên chuột thí nghiệm. Cũng chính vì thế mà thật không ngoa khi nói cây hoa này là “thầy thuốc” với khả năng có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau.
Làm đồ nội thất
Xưa kia, gỗ cây hoa mồng cua thường được sử dụng để đóng băng gỗ cao cấp bởi có vân gỗ đẹp, thớ gỗ mịn màng. Khoảng những năm 90, người Trung Quốc cũng săn lùng gỗ cây hoa này để làm quan tài cho các vị Hoàng đế vì quan niệm rằng xác khi được chôn trong quan tài gỗ này sẽ mất nhiều thời gian phân hủy hơn. Hiện nay. gỗ của cây hoa này được ứng dụng làm sập, bàn ghế, đồ thờ cúng,… vừa đảm bảo tính thẩm mỹ không những vậy còn có độ bền cao.
Cảm hứng trong nghệ thuật
Nếu như hoa mai báo hiệu mùa xuân về thì hoa sữa là loài hoa dành cho mùa thu. Những cánh hoa có vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng đầy tinh tế đã đi vào thơ ca, nhạc họa tạo được ấn tượng riêng biệt, khiến biết bao trái tim xao xuyến.
Bài hát hoa sữa
Rất nhiều nhạc sĩ đã dành những lời hoa mỹ dành riêng cho loài hoa. Cho đến nay, những câu hát ấy còn vang mãi, khiến lòng người thêm bâng khuâng cứ mỗi độ hoa nở:
“Hoa sữa vẫn ngọt ngào
Đầu phố đêm đêm
Có lẽ nào anh lại quên em”
(Hoa sữa – Hồng Đăng)
“Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa
Cái rét đầu đông khăn em hiu hiu gió lạnh
Hoa sữa thôi rơi ta bên nhau một chiều tan lớp
Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về”.
(Hà Nội mùa vắng những cơn mưa – Trương Qúy Hải)
Bài thơ hoa sữa
giống hoa mang nét đẹp của sự thanh tao, trang nhã, hấp dẫn. Khi mùa hoa nở rộ cùng hương thơm quyến rũ, đặc trưng đã làm xao xuyến biết bao tâm hồn của những người yêu hoa, mê hoa. Các nhà thơ đã mượn vẻ đẹp của các chùm hoa để làm cảm hứng sáng tác:
“Lối nhà em cứ thơm nồng hoa sữa,
Theo chân em nẻo ấy tiễn em về,
Bao nồng nàn, bao say đắm đê mê,
Để đêm về con tim anh thổn thức!”
(Nỗi buồn hoa sữa – Hoàng Minh Tuấn)
“Tháng mười một rồi còn thu nữa không anh?
Sao hoa sữa vẫn ngọt ngào trên phố
Chân bước đi góp nhặt từng nỗi nhớ
Đông hay Thu? Nhòa nhạt mốc thời gian.”
(Mùa hoa sữa muộn – Nguyễn Lan Hương)
>>> Xem thêm: Công dụng trên cả tuyệt vời của hoa nhài ai cũng nên biết
Cách trồng cây hoa mồng cua
Quá trình trồng cây hoa mồng cua tương đối đơn giản. Do đặc thù cây hoa có sức sống mãnh liệt, khả năng thích nghi tốt nên các bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian trong việc gieo trồng
Chuẩn bị trồng cây
Trước khi trồng cây các bạn cần phải đảm bảo chuẩn bị đầy đủ:
- Đất trồng: Cây hoa này phù hợp với mọi loại đất. Tuy nhiên, không nên chọn đất quá cằn cỗi. Sau đó, trộn thêm xơ dừa, phân chuồng gia tăng mức độ tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Bầu đất cần có lỗ thoát nước tránh tình trạng bị úng rễ.
- Đào hố: Trước khi trồng cần thực hiện các bước đào hố. Kích thước của hố từ 60*60*60 hoặc lớn hơn bầu đất. Chú ý nên đào trước khoảng 1 tuần để khử được độc. Đồng thời, giảm mầm bệnh có bên trong đất. Tiếp đó, thực hiện bón lót với phân chuồng và lấp hố chờ tới ngày trồng cây.
- Thời điểm: Chọn thời điểm sau tiết lập xuân và vào mùa mưa.
- Môi trường: Cây hoa mồng cua phù hợp với mọi môi trường, từ những nơi nghèo chất dinh dưỡng tới nơi giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, do đặc thù cây hoa là cây thường xanh nên sẽ cần tới nhiều ánh sáng. Bởi vậy, người trồng cần trồng hoa tại những vị trí thoáng mát, có nhiều ánh sáng mặt trời, nhiệt độ nóng ẩm. Ngoài ra, diện tích trồng mỗi cây hoa cũng nên cách khoảng 1km để có thể đón được nhiều ánh sáng, cây mọc cao và tán rộng, có khả năng sinh trưởng tốt.
Thực hiện trồng cây
Để cây sống sót và sinh trưởng tốt, người trồng nên áp dụng biện pháp giâm cành. Phương thức thực hiện để trồng cây hoa vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Chọn cành giâm bánh tẻ, mập mạp, khỏe mạnh.
- Bước 2: Cắt một đoạn dài khoảng 15 – 20cm và thực hiện tỉa bớt lá.
- Bước 3: Nhúng cành vào trong dung dịch kích rễ. Đồng thời, cắm vào bầu đất đã được chuẩn bị trước đó. Thực hiện tưới nước, che chắn đều đặn. Chỉ sau khoảng 2 tuần cành sẽ bén rễ cũng như sinh trưởng giống như cây mới.
- Bước 4: Khi cây phát triển đạt tới 40cm trở lên thì có thể tiến hành tách bầu, trồng ra đất. Xé vỏ bầu và đặt bầu đất vào bên trong hố. Khi đặt bầu cần lưu ý giữ cho bầu và thân thẳng, lấp đất và nén chặt xuống.
- Bước 5: Thực hiện bón phân vi sinh từ 0,2 – 1kg/cây. Có thể bón thêm phân chuồng giúp cho cây có được sự phát triển tốt nhất.
– Trường hợp trồng cây tại các khu vực công cộng, khi mới trồng nên tiến hành rào chắn một cách cẩn thận giúp cho cây có thể phát triển được một cách toàn diện, không bị gãy, đổ từ các tác động bên ngoài.
– Trường hợp cây trồng đã trưởng thành có chiều cao hơn 1.5m thì cần thực hiện dựng rào, cọc để neo giữ hiệu quả. Qua đó, tránh tình trạng cây bị gãy đổ, ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của cây.
Chăm sóc cây hoa mồng cua
Để cây phát triển tốt hoạt động chăm sóc cây hoa cần được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:
Tưới nước
Cây hoa mồng cua chỉ cần tưới khi cây còn nhỏ với tần suất 2 – 3 lần/tuần. Khi tưới cần thực hiện đủ làm ẩm đất nhưng không được quá nhiều sẽ khiến cho cây gặp tình trạng úng rễ. Khi cây đã lớn có thể không cần tưới. Hoặc cũng có thể tưới 1 lần/tuần vào thời điểm thời tiết nắng nóng.
Bón phân
Tương tự như hoạt động tưới nước, nhu cầu dinh dưỡng của cây hoa thường không cao. Vì thế, các bạn chỉ cần tiến hành bón phân khoảng 4 tháng/lần. Khi cây đã trưởng thành, rễ đâm sâu thì không cần thực hiện bón phân. Các bạn cũng có thể tham gia truy cập vào nhóm Mua Bán Trồng Hoa Đà Lạt ❤️ để học hỏi thêm kinh nghiệm bón phân cũng như chăm sóc cây hoa mồng cua chuẩn kỹ thuật từ người trồng nhiều lâu năm để áp dụng hiệu quả.
Ánh sáng
Cây hoa sữa thường được trồng tại các khu vực công cộng. Vì thế, người trồng cần phải đảm bảo được không gian phù hợp và có đủ nguồn sáng giúp cây có thể phát triển, sinh trưởng tốt. Khi trồng cây nên chọn vị trí thoáng mát, có nhiều ánh sáng cây mới có thể mọc cao, tán rộng và sinh trưởng tốt.
Phòng sâu bệnh
Theo các nghiên cứu, dịch mủ trong cây hoa có khả năng xua đuổi được côn trùng, sâu bệnh. Vì thế, nên cây hoa thường ít gặp các vấn đề liên quan tới sâu bệnh gây hại.
Tuy nhiên, có một vấn đề thường gặp nhất ở cây đó là tình trạng sâu ăn lá. Sâu ăn hết chất diệp lục khiến cho cây bị trụi lá, héo cành. Đối với tình huống này các bạn cần phát hiện sớm để thực hiện xịt thuốc, xử lý sâu cho cây hoa mắc bệnh. Đồng thời, triển các biện pháp như tỉa cành, bảo vệ những cây hoa chưa bị sâu tấn công, gây hại.
Ảnh hoa sữa hà nội đẹp
Giữa tiết trời se lạnh cuối thu, đất trời trở nên dịu dàng, lãng mạn hơn với những chùm hoa mồng cua và hương thơm bay trong gió. Hãy cùng ngắm nhìn chùm ảnh đẹp về cây hoa để cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của cây hoa này nhé!
Từ lâu, hoa sữa đã tạo nên một phần nét thanh lịch của người Tràng An. Hoa cũng được nhiều yêu thích bởi vẻ đẹp cuốn hút và hương thơm có 1 – 0 – 2. Ngắm nhìn hoa trái tim mỗi người không khỏi xao xuyến, bâng khuâng về một không gian thẫm đẫm hương hoa.
Câu hỏi về cây hoa sữa
Một số câu hỏi – đáp về hoa mồng cua được Hoàng Yến Group tổng hợp dưới đây hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm được những thông tin cụ thể về giống hoa đặc biệt này!
Mùi hoa sữa thế nào?
Mùi hương của hoa mồng cua rất đặc trưng, dễ ngửi thấy. Trên con đường lớn chỉ cần vài cây hoa các bạn đã có thể cảm nhận được hương thơm ngào ngạt đặc biệt của cây hoa. Hương thơm của hoa cũng đã tạo nên nét đặc trưng cho vẻ đẹp của mùa thu.
Hoa sữa nở vào mùa nào?
Khi tiết trời chuyển sang thu từ giữa tháng 9 hay đầu tháng 10 là thời điểm mà những chùm hoa mồng cua đầu tiên hé nở. Hương thơm lúc nào thoang thoảng, dễ chịu và thơm ngát cho những góc phố ở Hà Nội. Với những người yêu hoa, thích mùi hương đặc trưng của hoa thì có thể coi đây là một mùa đẹp nhất, quyến rũ nhất.
Vì sao nhiều người dị ứng hoa mồng cua?
Theo Lương y đa khoa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Hà Nội, cây hoa mồng cua có khả năng gây dị ứng cao, đặc biệt là phấn hoa. Bản chất mùi hoa nồng, nếu như ngủi, đứng từ xa với hương thơm thoang thoảng sẽ cho cảm giác dễ chịu.
Tuy vậy, nếu như đứng ở cự li gần, ngửi nhiều trong thời gian dài, mùi hương xộc vào mùi sẽ gây khó chịu với người có cơ địa nhạy cảm. Trong đó, đặc biệt là những người có tiền sử bị dị ứng. Những sợi lông hay phấn hoa bay theo gió lẫn vào trong không khí, khi hít phải cũng dễ bị dị ứng, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Vỏ cây hoa mồng cua làm gì?
Vỏ cây hoa mồng cua được thu hái quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất là khi vào mùa xuân hạ. Bởi lúc này, cây chưa ra hoa, quả nên dưỡng chất còn tập trung nhiều tại vỏ. Sau khi thực hiện hái vỏ về thì cạo bỏ lớp sần bên ngoài và thực hiện phơi/sấy khô để dùng dần.
Theo nhiều nghiên cứu y khoa vỏ cây thường được ứng dụng để phục vụ giải độc trong một số các bài thuốc Đông y. Ngoài ra, vỏ còn có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh liên quan tới đường ruột một cách rất hiệu quả.
Có nên trồng cây hoa mồng cua trước nhà?
Cây hoa mồng cua rất thích hợp trồng lấy bóng mát trước nhà. Hơn nữa, hương hoa nồng nàn nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc có nên trồng cây hoa trước nhà hay không còn phụ thuộc nhiều vào sở thích của gia chủ. Nếu yêu thích cây hoa, không dị ứng với mùi hương thì hoàn toàn có thể trồng ngay trước cửa nhà.
Cây hoa mồng cua có độc không?
Mặc dù các bộ phận của cây hoa mồng cua có rất nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng mùi hương lại có độc đối với những trường hợp người có tiền sử dị ứng. Nếu trồng với số lượng nhiều, phải ngửi trong thời gian dài tạo ra mùi hương nồng dẫn tới các biểu hiện hoa mắt, chóng mắt, đau đầu hay khó thở,…
Vân Nguyễn 19/1/2024