Hoa tam giác mạch trải dài thành các cánh đồng, chênh vênh trên những phiến đá tai mèo. Những cánh hoa nhỏ xinh khiến khung cảnh núi rừng thêm kì vĩ. 

Mỗi độ cuối thu, chớm đông là lúc các thung lũng, sườn đồi, con đèo tại Hà Giang lại trở nên xinh đẹp lạ thường với mùa hoa tam giác mạch. Cây hoa vốn là đặc trưng của vùng đất này với nhiều ý nghĩa độc đáo. Theo chân Hoàng Yến Group khám phá và tìm hiểu chi tiết về loài hoa này nhé!

Tìm hiểu về hoa tam giác mạch

  • Tên gọi khác: Kiều mạch, mạch ba góc, lúa mạch đen. 
  • Tên trong khoa học: Facgopyrum esculentum Moench. 
  • Họ: Polygonaceae – Họ rau răm. 

Cây hoa kiều mạch được biết tới bởi người H’mong (Người dân tộc thiểu số của Việt Nam). Cây hoa thuộc họ nhà lúa, nảy lên từ mày lúa, ngô nên được gọi là mạch. Lá thường có hình giống như hình tam giác nên được gọi là tam giác mạch. Người dân chủ yếu trồng loại cây hoa này tại các thung lũng hay vách núi sau mùa lúa. Hiện tại, hoa được tìm thấy chủ yếu tại Cao Bằng, cao nguyên đá Hà Giang hay một số nơi khác như: Đà Lạt, Mộc Châu, Ninh Bình, Lào Cai, Cần Thơ,…

Cây hoa tam giác mạch thuộc dạng thân thảo, hình trụ, chiều cao khoảng từ 0.4 – 1.7m. Hoa mọc chụm lại thành từng chùm ở phần ngọn hoặc nách lá. Hoa nở rộ từ tháng 10 tới tháng 1. Khi mới nở thường chỉ là nụ trắng li ti. Sau khi lớn dần sẽ chuyển sang phớt tím hồng rất ngọt ngào. Cuối cùng loài hoa có màu đỏ đậm vô cùng đẹp mắt. 

Các nhánh cây có màu xanh lục hay đỏ. Phần lá bọc ở dưới của thân cây thường có cuống, bẹ, hình tim. Phần lá bọc ở trên ngọn thì không có cuống, có hình mũi giáo. 

Cây hoa có quả, quả thường có màu nâu, đen hay xám. Quả có dạng 3 góc nhọn, hạt thường có nội nhũ bột. 

Hoa tam giác mạch là loài hoa đặc trưng phổ biến của núi rừng
Hoa tam giác mạch là loài hoa đặc trưng phổ biến của núi rừng

Các loại hoa kiều mạch

Hoa kiều mạch có nhiều loại khác nhau, phân loại chủ yếu dựa vào màu sắc. Trong đó, nổi bật nhất là:

Hoa tam giác mạch trắng

Đây là giống tam giác mạch phổ biến, được trồng chủ yếu tại khu vực Cao Bằng. Vẻ đẹp mộc mạc của hoa kết hợp cùng màu xanh của núi rừng, màu xám của những ngọn núi đã mang tới một cảnh quan thiên nhiên vô cùng đẹp mắt. Vào dịp tháng 4 tới tháng 5, có hoa nở trái vụ màu trắng. Những bông tam giác mạch không có màu hồng tím đặc trưng mà mang màu trắng muốt vô cùng đẹp mắt. 

Hoa tam giác mạch tím

Ở Hà Giang, người dân tộc lại trồng loại kiều mạch có màu tím pha hồng mộng mơ. Đây cũng là màu chủ yếu của giống hoa này. Hoa có kích thước bé nhỏ, mong manh, dịu dàng. Những cánh đồng hoa ngọt ngào, thơ mộng càng tô điểm cho vẻ đẹp của nơi địa đầu Tổ quốc. 

>>> Xem thêm: Trắng trời hoa ban sản vật của núi rừng Tây Bắc

Sự tích hoa tam giác mạch

Chắc hẳn nhiều người cho rằng hoa kiều mạch chỉ là loài hoa dại. Thông qua quá trình canh tác của người dân nơi đây đã biết tới và gieo trồng phổ biến rộng rãi. Thế nhưng, thực tế phía sau giống hoa này là cả một câu chuyện. 

Chuyện xưa kể lại rằng, xưa kia có nàng Tiên Gạo, tiên Ngô đi gieo mày trấu, mày ngô. Nơi họ gieo là các khe núi hoang vắng. Vào năm nọ, trong bản tất cả các nhà lúa, ngô đã hết lại nhằm đúng vào năm mất mùa. Khi đó, cái đói hoành hành khắp cả làng, dân làng phải đi khắp nơi để tìm kiếm đồ ăn nhưng đều tuyệt vọng. 

Khi đó, trên núi họ ngửi thấy một hương thơm thoang thoảng. Dân làng lần theo mùi hương đó thì tìm thấy từng cánh đồng hoa tím hồng trải dài bạt ngàn từ dãy núi này sang dãy núi khác. 

Mọi người đã dùng hạt của loại cây này để ăn thay thế cho ngôi, gạo. Vị ngon của cây hoa không khác gì so với những loại thực phẩm khác. Bởi vậy, họ đã sử dụng hạt của loại cây này để ăn thay cho ngô, gạo, và cảm thấy ngon không khác gì so với những loại thực phẩm khác. Bởi vậy, người dân nơi đây đã đặt cho cây hoa với tên gọi tam giác mạch. Kể từ đó cho tới nay, cây hoa này được coi là biểu tượng và là loại cây vô cùng ý nghĩa đối với người dân vùng núi cao. 

Câu chuyện truyền thuyết về loài hoa tam giác mạch 
Câu chuyện truyền thuyết về loài hoa tam giác mạch 

Ý nghĩa hoa tam giác mạch

Căn cứ vào đặc điểm sống của cây hoa, sinh trưởng tốt trong vùng đất đai khô cằn. Dù không được chăm sóc tốt vẫn vươn lên và cho hoa rực rỡ. Vì thế, cây tam giác mạch thường biểu trưng cho sự kiên cường, mạnh mẽ của con người vươn lên trong cuộc sống. Dù cho hoàn cảnh có khó khăn vẫn luôn nỗ lực, hướng tới những mục tiêu quan trọng trong cuộc đời. 

Giữa khô cằn sỏi đá, vách núi cheo leo, hoa kiều mạch chính là một điểm nhấn ấn tượng. Cánh đồng ngập tràn sắc hoa đã điểm tô cho mảnh đất thêm phần tươi đẹp. Nhiều người ví những cánh hoa mỏng manh cũng giống như vẻ đẹp của người con gái, dịu dàng, duyên dáng nhưng không kém phần mạnh mẽ, quật cường. Những bông hoa luôn biết vượt lên nghịch cảnh để tỏa hương, làm đẹp cho cuộc đời. 

Ngoài ra, từ xa xưa đồng bào dân tộc thiểu số đã xem hoa kiều mạch là loài hoa của tình yêu đôi lứa trong sáng, ngọt ngào, thủy chung. Ngoài ra, ở cao nguyên, hoa thường được xem là loài hoa của may mắn cũng như tài lộc. Đặc biệt, bốn lá tam giác mạch khi chụm lại thường biểu trưng cho may mắn, thành công. 

>>> Xem thêm: Say lòng màu hoa sim tím mang hơi thở của đất trời

Hoa tam giác mạch làm gì?

Có lẽ nhiều người chỉ biết tới cây tam giác mạch để phục vụ làm đẹp, tô điểm cảnh quan với lợi thế màu hoa đẹp. Thế nhưng, thực hoa kiều mạch là giống cây mang tới nhiều lợi ích cho con người. Loài hoa này được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau như:

Làm thực phẩm

Hoa kiều mạch mang ý nghĩa về hiện thực đời sống nên khi nhắc tới giống hoa này sẽ nghĩ ngay tới các món ăn đậm chất núi rừng Tây Bắc. 

Làm rau ăn

Trước khi cây trổ những những bông hoa nhỏ xinh xắn cây tam giác mạch non thường được người dân thu hái về và lựa chọn sử dụng như một loại rau thực phẩm. Rau khi luộc lên có vị ngai ngái, nhưng hậu vị thường ngọt, thơm, mang đậm hương vị của vùng cao nguyên đá. Ai đã từng ăn thử một lần chắc chắn sẽ nhớ mãi hương vị của loại rau vô cùng đặc biệt này. 

Bánh hoa tam giác mạch

Phần hạt của hoa được sử dụng làm bánh tam giác mạch, đặc sản mỗi chợ phiên Hà Giang. Đây là loại bánh nướng, bột nghiền ra từ các hạt hoa nhỏ li ti, chỉ bằng nửa hạt đỗ đen của hoa kiều mạch. 

Vỏ bánh bên ngoài có màu xám đen tượng trưng cho màu của đá xám nơi núi rừng. Trước khi bán cho khách, bánh sẽ được hơ qua trên ngọn lửa than củi. Vì thế, đôi chỗ có màu vàng ruộm lấm tấm, mang đậm đặc trưng của núi rừng. 

Giá bánh rất rẻ, thường chỉ khoảng 10.000 sẽ được một chiếc bánh to. Bánh chỉ có mùi hương mà không có vị. Hương bánh cũng chính là hương của núi rừng, thoang thoảng mùi khét của bếp củi khiến lòng người lưu luyến mãi khôn nguôi. 

Bánh hoa kiều mạch thường được bán ở các phiên chợ vùng cao. Bánh thường được ăn kèm với thắng cố rất đậm đà và bắt vị. 

Bánh hoa tam giác mạch tại chợ phiên
Bánh hoa tam giác mạch tại chợ phiên

Nấu rượu

Hoa kiều mạch không chỉ dùng để ăn mà còn là nguyên liệu chính để tạo ra loại rượu hoa có một không hai. Loại rượu vô cùng đặc biệt, phải ủ rất kỳ công. Hạt hoa thường được phơi lên, ủ men và sử dụng nấu như rượu gạo bình thường. Người nấu sẽ trộn kèm thêm 2 phần bột ngô để có thêm vị ngọt thơm. 

Các nguyên liệu nấu rượu đều từ thiên nhiên, rất lành tính. Mặc dù uống dễ say nhưng không khiến người uống có cảm giác choáng váng hay mệt mỏi sau khi thức dậy. Ly rượu trong vắt, có cảm giác nồng nồng ngai ngái của rượu ngô Bắc Hà, lại có vị ngăm ngăm, cuối vị chuyển vị ngọt dịu giống như rượu Vodka. 

Đặc sản mật ong kiều mạch

Một trong những đặc sản của vùng tam giác mạch đó chính là mật ong tam giác mạch. Những con ong hút nhụy hoa mang về vị ngọt của hoa, kết tinh trong từng giọt mật. Loại mật ong này trong vắt là một đặc sản rất quý hiếm của vùng núi phía Bắc. 

Làm thuốc chữa bệnh

Theo kinh nghiệm dân gian, lá hoa kiều mạch có công dụng hữu hiệu trong việc chữa bệnh. Nếu như ăn thường xuyên sẽ giúp sáng mắt, tốt cho thính lực. Người dân thường dùng thân, lá hoa để sắc lên thành vị thuốc chữa các bệnh liên quan như: Dạ dày, ung thư trực tràng, táo bón, hay huyết áp,… 

Hoa kiều mạch còn là loại thuốc bổ, có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh. Hoa có vị chát, hơi ngọt, tính bình. Hoa thường có công dụng tuyệt vời trong thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tiêu thũng

Những trường hợp người thường xuyên suy nhược cơ thể hay có tình trạng ra mồ hôi trộm thường xuyên, chỉ cần hấp hạt hoa với mực và nấm, cùng một vài gia vị khác sẽ có thể hồi phục cơ thể rất nhanh. 

Theo nhiều nghiên cứu y khoa, trong cây hoa kiều mạch có chất rutin tự nhiên. Hoạt chất này dùng làm thuốc phòng ngừa các tình trạng tai biến mạch máu do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp cũng như rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch gây ra.

Ngoài ra, đây cũng là chất bảo vệ da ngăn ngừa tình trạng ung thư da do tác dụng chống oxy hóa, hấp thu ánh nắng tối đa ở trên da.

Hoa tam giác mạch có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh
Hoa tam giác mạch có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh

Phẩm màu tự nhiên

Lá, phần non của hoa kiều mạch ở một số nước dùng như thực phẩm. Phẩm màu xanh gồm bột xay lá khô được dùng như phẩm màu tự nhiên. Phẩm màu tạo màu xanh cho món ăn vô cùng đẹp mắt.

Làm mỹ phẩm tự nhiên

Đây là công dụng mới nhất của hoa đã được nhiều người áp dụng. Để chăm sóc da, các bạn chỉ cần dùng hạt hoa xay mịn, trộn cùng sữa chua hay sữa tươi không đường thành hỗn hợp. Tiếp đó, bôi một lớp mỏng lên trên bề mặt khoảng 15 phút và rửa sạch lại. Lúc này, làn da của các bạn sẽ trắng sáng, mịn màng trông thấy chỉ sau thời gian ngắn. 

Phục vụ du lịch

Hoa kiều mạch chính là “đại sứ du lịch” của tỉnh Hà Giang. Giờ đây, khi cuộc sống tốt hơn, người dân không còn lựa chọn trồng tam giác mạch tự phát mà phát triển đồng loạt, có tính chiến lược để phục vụ cho mục đích du lịch. Mỗi khi mùa hoa nở, thu hút rất nhiều du khách tới đchụp ảnh, tham quan, khám phá về hoa cũng như vẻ đẹp hùng vĩ miền sơn cước. 

>>> Xem thêm: Hoa hiên “siêu chảnh” năm nở một lần, công dụng thần kỳ

Hoa kiều mạch trong nghệ thuật

Hoa kiều mạch là biểu tượng đẹp của núi rừng, là cảm hứng vô tận cho những người nghệ sĩ sáng tác. Những tác phẩm nghệ thuật tôn vinh được vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng cùng loài hoa đẹp và ấn tượng. 

Bài thơ về hoa tam giác mạch

Tam giác mạch là loại hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Vẻ đẹp của hoa càng trở nên thi vị hơn dưới ngòi bút của các nhà thơ. Cho tới nay, những vần thơ về hoa không khỏi khiến mỗi người thêm xao xuyến mỗi lần nghe tới:

“Nhũ hoa tam giác mạch

Nở hồng trên ngực đồi

Nắng tháng Mười trinh bạch

Chiều ngập ngừng không trôi”

(Những chiều tam giác mạch – An Thơ)

“Tháng mười rồi tam giác mạch trổ hoa

Cao nguyên ngất ngây màu hoa chờ đợi

Chẳng phải đợi mối tình nồng phơi phới

Đợi người cha sẽ cởi bỏ giận hờn”.

(Tháng mười về Hà Giang – Nguyễn Mận)

Bài hát mùa hoa tam giác mạch

Có nhiều ca khúc viết về hoa kiều mạch – Một loài hoa biểu tượng của núi rừng Tây Bắc. Từng lời ca khi được phổ nhạc đã thể hiện được trọn vẹn vẻ hoang sơ của núi rừng, cả không gian bao la, trùng điệp như hiện rõ trước mắt người nghe:

“Mùa hoa tam giác mạch” là một ca khúc nổi tiếng được viết từ chính những trải nghiệm thực tế của GS, TS, Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí. Sau những ngày được ngắm sắc hoa, uống rượu tam giác mạch, nghe tiếng khèn,… đã giúp ông viết nên những lời ca về mùa hoa nơi đây:

“Ơ… Trời Hà Giang xanh

Núi Hà Giang giăng

Từ đỉnh Mã Pí Lèng

Nhìn Hà Giang đẹp như bức tranh

Những thửa ruộng hoa tam giác mạch

Trải mênh mông trên cao nguyên đá

Níu chân người xa.”

Loài hoa tam giác mạch xuất hiện nhiều trong thơ ca, nhạc họa
Loài hoa tam giác mạch xuất hiện nhiều trong thơ ca, nhạc họa

Stt hay về hoa tam giác mạch

Loài hoa kiều mạch rực rỡ nơi góc trời mang tới cho người chứng kiến những cảm xúc khó tả. Càng đọc càng gợi nhớ về một mùa hoa và hương vị quê hương. Đã có những câu nói hay liên quan tới giống hoa này, các bạn hãy cùng tham khảo nhé!

“Tay gõ gõ cây bút bi quen thuộc,… lục lại những tấm hình cứ giữ cẩn thận mà sao quên mất,… Chốn đô thị xô bồ sao bằng một mùa hoa tam giác mạch nở ngợp cả đất trời, sao bằng những cung đèo hiểm trở đầy phấn khích, sao bằng cái mùi lạnh tê tái mà xuýt xoa hoài”.

“Đi để ngắm mùa hoa tam giác mạch thơ mộng, thả hồn trong những cung đèo, ngắm nhìn dòng sông Nho Quế huyền thoại, những làn mây bồng bềnh của đất trời, để hiểu cuộc sống của người dân đặc biệt là trẻ nhỏ vùng cao”.

“Em đã ghé thăm nơi ấy khi mùa hoa chỉ vừa mới bắt đầu. Em không thể nhìn thấy sự rực rỡ nhất. Cũng như em gặp anh, lúc chúng ta không phải là sự lựa chọn của nhau”.

Cách trồng hoa tam giác mạch

Với nhu cầu hiện đại ngày nay, các bạn hoàn toàn có thể trồng hoa kiều mạch ngay tại nhà. Với vẻ đẹp mong manh làm say lòng người, hoa được nhiều người tìm kiếm, chia sẻ cách trồng tại nhà để mang hương vị của núi rừng trong không gian sống thêm thơ mộng và lãng mạn:

Chuẩn bị trước khi trồng

  • Hạt giống: Chọn hạt giống khỏe mạnh, không mắc sâu bệnh, không bị hỏng. 
  • Chậu trồng: Chọn chậu trồng cây có lỗ thoát nước. Chọn chậu có đủ độ sâu, lượng đất phù hợp để đảm bảo cho cây hoa có được không gian, dinh dưỡng đủ để phát triển. 
  • Đất trồng: Chọn đất trồng đảm bảo tính tơi xốp, có nhiều chất dinh dưỡng.
  • Dụng cụ trồng: Cuốc, xẻng. 
  • Thời vụ trồng: Thời điểm phù hợp để trồng hoa vào tháng 8. Thời gian này, điều kiện độ ẩm, ánh sáng vô cùng thuận lợi cho cây có thể phát triển một cách tối ưu. Tam giác mạch sẽ ra hoa khoảng từ 4 – 8 tuần sau đó. 

Cách trồng hoa tam giác mạch từ hạt

  • Bước 1: Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng từ 2h. Sau đó, vớt ra để vào khăn giấy ăn mịn có tẩm nước lạnh. Rải đều hạt vừa ngâm lên miếng vải và gấp vào ủ ẩm trong vòng 2 ngày. 
  • Bước 2: Xử lý đất trồng hoa bằng cách làm sạch cỏ, lên luống và loại bỏ mầm sâu bệnh. Tiếp tục làm mềm đất, tưới ẩm để cho đất luôn được tơi xốp. 
  • Bước 3: Sau khi ủ hạt thì thực hiện gieo trồng. Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, đất trồng sẽ có những cách thức khác nhau để ươm trồng hoa. Có những nơi gieo hạt sâu khoảng 2.5cm ở dưới đất, theo đường thẳng. Tuy nhiên, cũng có những vùng, người trồng chỉ cần đặt hạt trên đất ẩm cây cũng sẽ tự nảy mầm và lên nhanh. 
  • Bước 4: Sau khi gieo hạt, để cây tại vị trí râm mát khiến cho cây khá yếu, phải dùng cọc chống cho cây. Khi nhận đủ ánh sáng, tam giác mạch phát triển cứng cáp hơn. Sau khoảng 4 – 5 ngày, nếu trồng đúng cách sẽ có thể nảy mầm. Tuy nhiên, thời gian có thể rút ngắn hay kéo dài hơn phụ thuộc và độ ẩm, nhiệt độ trong môi trường. 
  • Chỉ sau 1 tháng, cây sẽ phát triển nhanh, bắt đầu nhú hoa. Hoa thường sẽ nở trong vòng hơn 1 tháng rồi tàn. 
Cách thức trồng hoa tam giác mạch đơn giản từ hạt
Cách thức trồng hoa tam giác mạch đơn giản từ hạt

Cách chăm sóc cây hoa kiều mạch

Sau khi hạt hoa đã nảy mầm, người trồng cần chú ý chăm sóc cây để đảm bảo có được sự phát triển tốt:

Nước tưới

Thực hiện tưới cây hàng ngày để tạo được độ ẩm cho đất, giúp hoa có thể phát triển tốt hơn. Khi tưới nên chọn tưới vào buổi sáng sớm khi mặt trời mới lên cây thì hoa sẽ hấp thu được tốt hơn. Tránh tưới nước vào thời điểm giữa trưa hay khi nắng gắt hoa sẽ bị héo và chết nhanh. 

Ánh sáng

Cây hoa kiều mạch có nhu cầu ánh sáng cao. Loài cây ưa ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp ít nhất khoảng 6 – 8h mỗi ngày. Để đảm bảo cho cây hoa phát triển khỏe mạnh, ra hoa tốt thì nên đặt hoa tại vị trí có ánh sáng tự nhiên đủ. Tuyệt đối tránh đặt tại các khu vực bị che phủ hay có bóng râm quá lâu trong ngày.

Nhiệt độ

Hoa tam giác mạch là giống hoa ưa nhiệt. Nhiệt độ nảy mầm của hạt hoa nên duy trì trong khoảng từ 15 – 30 độ C. Các bạn nên trồng cây vào thời điểm mùa xuân hay mùa hè để đảm bảo nhiệt độ sao cho phù hợp. 

Đất trồng

Đất trồng nên chọn đất giàu dinh dưỡng, có thể thoát nước tốt, có độ pH trong khoảng từ 5.5 – 6.5. Trước khi trồng, có thể lựa chọn trộn đất với phân hữu cơ để để có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng tối ưu cho cây. 

Chọn đất trồng hoa tam giác mạch có độ pH phù hợp
Chọn đất trồng hoa tam giác mạch có độ pH phù hợp

Nước tưới

Cây tam giác mạch yêu cầu độ ẩm đều, không quá ẩm ướt. Thực hiện tưới nước cho cây khi đất trong chậu đã khô. Tránh thực hiện tưới nước quá nhiều sẽ gây thấm tới gốc, cây bị mục nát. 

Phân bón

Trong quá trình trồng cây, các bạn không bón phân vì rễ hoa dễ bị tổn thương, gây chết cây. Khi cây lớn có thể sử dụng phân đạm hòa loãng với nước theo tỷ lệ 1 xô nước + 1 năm phân đạm. Nếu có điều kiện thì bón phân ủ mục, phân chuồng để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. 

Cắt tỉa 

Thường xuyên cắt tỉa cây để thúc đẩy sự phát triển, tạo hình cho cây có dáng đẹp. Đồng thời, loại bỏ cỏ dại ở xung quanh cây để tránh tình trạng cạnh tranh tài nguyên. Qua đó, giữ cho cây được phát triển khỏe mạnh, an toàn. 

Phòng sâu bệnh

Kiểm tra cây hoa thường xuyên để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bệnh hay sâu bệnh. Nếu có các triệu chứng bất thường cần xử lý ngay để bảo vệ cây khỏi bệnh hại. Việc chăm sóc định kỳ cẩn thận sẽ giúp cho cây hoa phát triển và cho hoa đều, đẹp. 

Mua hoa tam giác mạch ở đâu?

Cây hoa kiều mạch hiện không chỉ được trồng phổ biến ở khu vực miền núi. Các bạn hoàn toàn có thể trồng hoa ở khắp mọi nơi để phục vụ cho nhu cầu trang trí, làm đẹp cảnh quan. 

Để trồng cây các bạn có thể mua hạt giống tại khắp các cửa hàng cây cảnh, shop bán hoa tại gần khu vực mình sinh sống. Hoặc cũng có thể mua tại các cửa hàng cung cấp giống tại các gian hàng trên các kênh thương mại điện tử Lazada, Shopee,… Hiện mức giá của hoa thường dao động trong khoảng từ 15.000 – 20.000đ/gói hạt giống cây hoa kiều mạch. Các bạn cũng có thể tham khảo thêm trong nhóm Mua Bán Trồng Hoa Đà Lạt ❤️ để biết thêm thông tin về địa chỉ cung cấp giống hoa chất lượng với giá thành phải chăng. 

Cảnh đẹp Hà Giang trong mùa hoa tam giác mạch

Mùa hoa kiều mạch gây thương nhớ mỗi độ hoa nở. Những hình ảnh đẹp vào mùa hoa chắc chắn sẽ khiến các bạn không khỏi ngỡ ngàng về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của quê hương, đất nước:

Mùa hoa kiều mạch nở trải dài các cánh đồng
Mùa hoa kiều mạch nở trải dài các cánh đồng
Những bông hoa li ti tô điểm cho không gian kỳ vĩ, thơ mộng
Những bông hoa li ti tô điểm cho không gian kỳ vĩ, thơ mộng
Sắc hoa trắng, hồng phớt khi mới nở
Sắc hoa trắng, hồng phớt khi mới nở
Hoa kiều mạch nở thành chùm, chụm lại thành hình chóp nón
Hoa kiều mạch nở thành chùm, chụm lại thành hình chóp nón
Những cô gái dân tộc giữa đồi hoa kiều mạch
Những cô gái dân tộc giữa đồi hoa kiều mạch
Du khách thích thú checkin giữa cánh đồng kiều mạch
Du khách thích thú checkin giữa cánh đồng kiều mạch
Rượu hoa kiều mạch nổi tiếng chợ phiên vùng cao
Rượu hoa kiều mạch nổi tiếng chợ phiên vùng cao
Hoa kiều mạch có thể được sử dụng làm thuốc
Hoa kiều mạch có thể được sử dụng làm thuốc
Ruộng tam giác mạch khoe sắc lung linh trong tiết trời se lạnh
Ruộng tam giác mạch khoe sắc lung linh trong tiết trời se lạnh
Lễ hội hoa kiều mạch nổi tiếng
Lễ hội hoa kiều mạch nổi tiếng

Cao nguyên đâu chỉ có núi, đá nơi đây còn có những cánh hoa tam giác mạch xinh đẹp, giàu ý nghĩa biểu tượng và công dụng hữu ích. Với hướng dẫn cách thức trồng, chăm sóc chi tiết trên đây của Hoàng Yến Group các bạn hoàn toàn có thể đưa cả đất trời Tây Bắc thu nhỏ trong vườn nhà với sắc hoa kiều mạch rực rỡ, đậm chất núi rừng. 

Câu hỏi về hoa kiều mạch

Dưới đây là một số những câu hỏi liên quan về cây hoa kiều mạch các bạn có thể tìm hiểu để nắm bắt cụ thể trước khi trồng cây:

Vườn hoa tam giác mạch đẹp nhất

Khi hoa kiều mạch nở rộ ở miền sơn cước cũng là lúc thu hút rất nhiều du khách gần xa nô nức chuẩn bị hành trình đến với miền địa đầu Tổ quốc để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp quyến rũ, dịu dàng của loài hoa này. Một số vườn hoa đẹp nhất được nhiều người yêu thích mà các bạn không thể bỏ lỡ:

  • Thung lũng Sủng Là: Đặc biệt là làng văn hóa Lũng Cẩm. Tại đây, các bạn sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, thoáng đãng, tách biệt với nhịp sống hối hả của thành phố. 
  • Cao nguyên đá Đồng Văn: Cánh đồng hoa bạt ngàn trải dài khắp cao nguyên đá. Khi vào mùa hoa bung nở những cánh hoa mong manh, hồng tím đan xen với nhau dệt tấm áo rực rỡ. 
  • Chân đèo Mã Pí Lèng: Đèo Mã Pí Lèng dài khoảng 20km nằm cheo leo giữa mây trời. Phía dưới là sông Nho Quế thơ mộng, uốn khúc với làn nước trong xanh. Ngay tại chân đèo, các bạn có thể nhìn thấy “biển” hoa kiều mạch rực rỡ, bao la. 
  • Chân cột cờ Lũng Cú: Dưới chân cột cờ Lũng Cú có một cách đồng hoa nở rộ đẹp mê hồn mỗi độ thu về. Từ trên cao, những cánh hoa mềm mại như thiếu nữ đôi mươi e ấp. 

Hoa kiều mạch nở tháng mấy?

Hoa kiều mạch nở rộ từ tháng 10 – 12. Màu hoa sẽ thay đổi theo thời gian từ trắng sang hồng nhạt, hồng đậm và đỏ tím, sau đó sẽ tàn lụi. Loài hoa vốn được trồng nhiều tại khu vực miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Sơn La, Lào Cai,… nhưng chủ yếu là Hà Giang. Tại đây, hoa có mặt ở khắp nơi từ sườn đồi, ruộng bậc thang, khe đá tai mèo, cung đường, chân núi, vách đá,…

Lễ hội hoa tam giác mạch

Lễ hội hoa kiều mạch Hà Giang được tổ chức thường niên tại cao nguyên đá Hà Giang. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của loài hoa đặc trưng này. Đồng thời, lan tỏa nét đẹp văn hóa của đồng bào tới với các du khách trên mọi miền Tổ quốc. 

Thời gian lễ hội diễn ra cũng là lúc hoa nở rộ từ tháng 10 – tháng 11 mỗi năm. Có nhiều địa điểm diễn ra lễ hội mà các bạn có thể chọn lựa như: Sủng Là, Phố Là, Phố Cáo, Ma Lé, Lũng Cú, Lũng Táo,…

Trong lễ hội sẽ diễn ra các hội thi xuyên suốt. Bên cạnh đó là các trò chơi hấp dẫn như: giải chạy Việt dã, thi làm bánh tam giác mạch, đua thuyền, trò chơi dân gian như: Đánh đu, ném pao, bập bênh,…

Ngoài ra, đến với lễ hội du khách cũng sẽ có cơ hội được thưởng thức các món ăn ngon như: bánh tam giác mạch, cháo ấu tẩu, rêu nướng. 

Vân Nguyễn 20/01/2024

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *