Phân vi sinh hay còn gọi là phân bón vi sinh là những chế phẩm chứa các chủng vi sinh vật đã được tuyển chọn phù hợp với những tiêu chuẩn kỹ thuật mà các vi sinh vật được sử dụng làm chế phẩm sinh học. Các chủng vi sinh vật này được bố trí theo mật độ ≥108 CFU/mg hoặc CFU/ml.
Các chủng vi sinh vật dùng để sản xuất phân bón vi sinh: vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ,…
Các thành phần trong phân vi sinh
Có chứa những chế phẩm của các loài vi sinh vật có ích như vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn,…Đặc biệt, trong đó còn chứa các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng,…Các vi sinh vật này có chức năng hòa tan lân, cố định đạm, phân giải các chất hữu cơ và thúc đẩy cây trồng tăng trưởng. Ngoài ra, nó còn giúp tạo ra hợp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng bằng cách vận động. Đồng thời, nó giảm thiểu lượng tồn dư chất độc hóa học bên trong đất.
Phân biệt phân hữu cơ,phân vi sinh và phân hữu cơ vi sinh :
Những công dụng của phân vi sinh
– Chúng ta đều biết phân bón vi sinh an toàn và thân thiện đối với cây trồng. Ngoài ra, còn mang lại nhiều công dụng hữu ích hơn nữa. Như:
+ Quá trình cải tạo đất diễn ra nhanh chóng hơn nhờ sự vận động của các vi sinh vật được bổ sung. Phân bón vi sinh cung cấp nguồn dinh dưỡng cao, giúp đất cải thiện chai sạn, trở nên màu mỡ, phì nhiêu.
+ Hỗ trợ đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng; giúp cây trồng được cung cấp nhiều dưỡng chất để sinh trưởng vượt trội, cho năng suất cao.
+ Các vi sinh vật có khả năng làm giảm lượng hóa chất trọng đất trồng; giúp phân hóa các chất độc hại, phân giải các chất tồn đọng chuyển hóa thành nguồn khoáng hữu ích cho cây trồng.
+ Phân bón vi sinh mang tính chất thân thiện với môi trường; an toàn với sức khỏe nhà nông cũng như bảo vệ sinh vật trong môi trường canh tác.
+ Sản phẩm phân vi sinh góp phần mở rộng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Các loại phân vi sinh phổ biến hiện nay
Cố định đạm
Cố định đạm là những loại phân bón có chứa các vi khuẩn hay các vi sinh vật có khả năng cố định nitơ từ không khí thành dạng cây trồng có thể sử dụng và dễ hấp thu. Vi sinh vật có định đạm có hai kiểu đó là Vi sinh vật cố định đạm tự do và vi sinh vật cố đinh đạm cộng sinh.
Phân vi sinh hòa tan lân
Phân bón vi sinh hòa tan lân là phân bón giúp hòa tan các hợp chất photpho vô cơ. Các sinh vật có trong loại phân bón này bao gồm Bacillus megaterium, B. circulans,… Các vi sinh vật này có chức năng tiết ra axit hữu cơ. Yếu tố lân, photpho được chúng phân giải và chuyển thành các hợp chất dễ tan cho cây hấp thu. Ngoài ra, các thành phần trong phân vi sinh hòa tan góp phần giúp cây tạo ra màng tế bào axit nucleic. Điều này giúp rễ phát triển mạnh và thúc đẩy chu trình chuyển hóa quả chín trên cây.
Phân vi sinh kích thích cây sinh trưởng
Bao gồm các vi khuẩn, xạ khuẩn, nhóm Azotobacter, Gibberella fujikuroi và các loại nấm có trong môi trường. Những loại này tiết ra các chất Auxin, Gibberellin giúp kích ứng khả năng phát triển bộ rễ của cây. Nó cũng có thể chi phối điều hòa chu trình trao đổi chất trong đất. Đặc biệt, loại phân bón này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.
Phân vi sinh ức chế mầm bệnh
Có chứa các vi sinh vật tạo ra thể kháng sinh. Nó bao gồm các hợp chất có thể kìm hãm và ngăn ngừa các loại vi sinh vật gây hại cho cây trồng. Đồng thời, nó tạo ra các enzym và chất kháng sinh giúp cho cây có một sức đề kháng tốt, chống được các sâu bệnh.
Phân vi sinh phân giải chất hữu cơ
Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ với xenlulozo là thành phần chính. Đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt. Các vi sinh vật giúp điều tiết và phân giải mùn, hợp chất hữu cơ. Điều này hỗ trợ cây trồng dễ dàng hấp thu xenlulozơ màu mỡ trong đất và nhanh chóng tăng trưởng khỏe mạnh.
Phân vi sinh phân giải silicat
Phân bón hữu cơ vi sinh phân giải kali/ silic là những sản phẩm phân bón hữu cơ chứa các vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất chứa silic, kali như silicat… để giải phóng kali và silic dưới dạng ion cho cây trồng dễ hấp thu.