Phân heo là sản phẩm phân hữu cơ giúp làm tơi xốp đất và nâng cao năng suất cây trồng. Dòng phân chuồng này hiện nay được ứng dụng phổ biến.

Ước tính, một con lợn có kích thước có trọng lượng khoảng 50kg sẽ tạo ra khối lượng phân là lên tới 720 kg/năm. Cùng với các chất thải thực phẩm phát sinh trong quá trình chăn nuôi. Tổng số chất thải hàng năm khi nuôi chỉ một con lợn cưng có thể lên tới 1000 kg. Con số này hẳn sẽ khiến nhiều người giật mình bởi chúng thực sự không hề nhỏ. Các biện pháp xử lý nguồn chất thải này cần được tính toán cẩn thận. Và ủ phân heo là hướng đi từ lâu đã được áp dụng trong nông nghiệp.

Phân heo chuồng là gì?

Khái niệm về phân chuồng hẳn đã không còn xa lạ với bà con nông dân. Trong đó, phân heo là một sản phẩm thuộc dòng phần này. Chúng được tạo nên bởi quá trình ủ hỗn hợp bao gồm: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Dòng phân này hoàn toàn có thể tự sản xuất tại nhà và từ lâu đã gắn bó với hoạt động chăn nuôi gia súc kết hợp trồng cây, trồng lúa của người nông dân.

Phân heo là dạng phân hữu cơ giàu dinh dưỡng.

Phân heo ( phân lợn ) cung cấp hàng loạt các chất dinh dưỡng có giá trị không chỉ đối với cây trồng mà còn là sự hỗ trợ bổ sung chất hữu cơ cho đất. Với thành phần mang tới hàng loạt các chất hữu cơ và vô cơ như: N, P, K, S,… Phân chuồng từ chất thải của heo sẽ giúp cho đất được tơi xốp. Đồng thời giúp tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học…

Phân ủ với chất thải từ lợn vốn đã quá quen thuộc với nhà nông. Bởi từ lâu, dạng phân bón này đã được biết tới các ứng dụng rộng rãi. Trong quá khứ, khi nền nông nghiệp còn có phần lạc hậu, phân chuồng thường được ủ bằng truyền thống. Ngày nay, hoạt động này có thêm sự hỗ trợ của các chế phẩm sinh học giúp tăng chất lượng phân bón.

Thành phần của phân heo bao gồm những gì?

Không chỉ giúp tận dụng tối đa nguồn chất thải của gia súc. Phân heo còn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời dành cho cây trồng. Điều này đến từ hàm lượng các chất khoáng hữu cơ trong loại phân bón này luôn cực kì ấn tượng. Các nghiên cứu nông nghiệp đã chỉ ra rằng:

Thành phần của phân lợn rất đa dạng các chất tốt cho cây trồng.

– Thành phần dinh dưỡng đa lượng có trong phân heo có chứa các dưỡng chất với tỷ lệ như sau: 82% H20, 0.8% N, 0.41% P2O5, 0.09% CaO, 0.1% MgO,….

– Thành phần dinh dưỡng vi lượng trên 10 tấn phân chuồng bao gồm: 50 – 200g BO, 500 – 2000g Nm, 2 – 10g Co, 50 – 150g Cu,….

Chất lượng và giá trị của loại chuồng này cũng thay đổi tùy theo cách ủ, tỷ lệ chất độn cũng như tính chất ban đầu của chất thải.

Phân heo có tốt không?

Phân heo là chất thải phát sinh trong quá trình tiêu hóa – hấp thu – đào thải của heo. Vì vậy, chúng được đánh giá là một nguồn ô nhiễm, đe dọa tới môi trường với mùi hôi khó chịu và làm ô nhiễm nguồn nước ngầm khi thẩm thấu xuống đất. Tuy nhiên, nếu được xử lý đúng cách, dạng phân chuồng này lại được xem là “vàng đen” của những cánh đồng.

phân heo
Sử dụng phân chuồng giúp làm tơi xốp đất trồng.

Sản phẩm phân chuồng mang lại nhiều lợi ích về nông nghiệp khi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng và đất. Thậm chí, với những trang trại chăn nuôi heo với số lượng lên tới hàng nghìn con. Việc có cơ chế xử lý phân lợn đúng cách sẽ. Từ đó, giúp bà con nông dân thu về nguồn kinh tế không hề nhỏ từ việc bán loại phân bón này.

Ở góc độ rộng lớn hơn, phân heo còn được đánh giá vô cùng thân thiện với môi trường. Vì vậy, dù đã xuất hiện rất lâu nhưng dạng phân bón này vẫn được nhiều người sử dụng trong mục đích cải tạo đất. Phân heo khô giúp giữ độ ẩm cho cây, tăng độ mùn đồng thời làm đất tơi xốp hơn, hỗ trợ làm giảm độ chặt của đất. Từ đó, chúng tạo điều kiện lý tưởng cho việc trồng cây, canh tác, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Phân tích những ưu điểm – hạn chế của dòng phân heo

Để bà con hiểu rõ về phân heo và ứng dụng tốt trong các hoạt động sản xuất. Dưới đây là những phân tích chi tiết từ chuyên gia nông nghiệp của Hoàng Yến Group về ưu – nhược của dòng phân bón này.

Phân lợn có rất nhiều ưu điểm tuyệt vời cho trồng trọt.

Ưu điểm

– Các chất hữu cơ giàu có trong loại phân chuồng này giúp cải thiện cấu trúc đất rất đáng kể. Các kiểm nghiệm thực tế đều cho thấy. Đất đai khi được bón phân heo sau một thời gian đều có độ mùn, tơi xốp và tăng khả năng giữ nước lên đáng kể.

– Phân lợn giúp tăng cường kết cấu đất trồng, ngăn chặn tình trạng khó cắm rễ của cây.

– Phân bón tổng hợp thường bao gồm các phân tử hóa học không có carbon gây rối loạn về tính chất đất khi chúng không tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi. Mặt khác, trong khi đó dòng phân hữu cơ như phân heo lại vô cùng giàu có carbon. Hoạt chất này khi phối hợp cùng NPK sẽ thúc đẩy khả năng nuôi sống vi khuẩn. Dưới sự hoạt động của các vi khuẩn có lợi, đất đai sẽ trở nên giàu dinh dưỡng hơn. Đây là quá trình sinh học tự nhiên giúp làm giàu cho đất vô cùng tối ưu về hiệu quả. Điều này giải thích tại sao nói phân chuồng hữu cơ là sản phẩm bền vững trong nông nghiệp.

– Cuối cùng, nếu như các dòng phân bón tổng hợp, phân vô cơ ngấm sâu vào đất hay nguồn nước có thể gây tác động xấu tới môi trường đặc biệt là sinh vật và con người. Vậy thì phân hữu cơ thường với kết cấu bền vững và thân thiện với môi trường sẽ hạn chế tối đa điều này.

– Sử dụng phân lợn là chìa khóa giúp làm giảm lượng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu. Từ đó dòng phân bón này mang tới cơ chế chăm sóc cây trồng xanh tốt. Phân hữu cơ cũng được chứng minh cho cây tăng khả năng thụ quả, đơm trái, tăng năng suất cây trồng rất hiệu quả.

Hạn chế của phân lợn

Mặc dù là dòng phân chuồng mang lại hàng loạt các ưu điểm. Tuy nhiên, phân heo cũng tồn tại những nhược điểm nhất định mà bà con nên chú ý:

– Phân chuồng từ chất thải của heo thường không có sẵn. Chúng phải trải qua quá trình ủ, tốn thời gian.

– Các đánh giá, so sánh cũng cho thấy loại phân này do trải qua quá trình phân giải của vi sinh vật. Chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ thấp hơn so với các loại phân bón tổng hợp khác. Do đó, khi sử dụng trong nông nghiệp, phân chuồng. Người ta thường cần dùng với số lượng lớn, tốn nhiều nhân công và tốn thêm chi phí vận chuyển.

– Quy trình ủ phân cần được áp dụng theo đúng kỹ thuật để loại bỏ mầm bệnh.

– Sử dụng phân chuồng đôi khi sẽ khiến đất chua vì khi phân lên men có chứa axit hữu cơ. Do đó, bà con cần bắt buộc phải bón cùng với vôi để trung hóa đất.

Gợi ý những cách thức sử dụng nguồn chất thải làm phân heo

Có nhiều cách để tạo nên nguồn phân chuồng với chất thải từ lợn dành cho bà con áp dụng. Trong đó 2 kỹ thuật sản xuất phân phổ biến bao gồm:

Cách ủ phân heo

Kỹ thuật ủ phân chuồng vốn đã có mặt từ rất lâu và cho tới nay vẫn được nhiều hộ gia đình áp dụng. Chúng được đánh giá mang lại rất nhiều lợi ích cần thiết cho cây trồng. Tuy nhiên, để chất phân phát huy tối đa công năng thì cần bà con ủ đúng quy trình.

Cách ủ phân heo truyền thống.

Cách ủ nóng

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và xác định địa điểm ủ phân heo hợp lý. Cụ thể, bà con cần chuẩn bị lượng phân tùy theo nhu cầu sử dụng. Chú ý, phân cần được chất theo từng lớp và không được nét chặt. Ngoài ra, cần có nước sạch và các dụng cụ dùng để trộn phân. 

Bước 2: Dùng nước sạch tưới nhằm giúp hỗn hợp phân bón đạt độ ẩm lý tưởng khoảng 60 – 70%.

Bước 3: Sử dụng thêm 1 – 2% supe lân, 1% vôi bột để trộn thêm (để cân bằng độ PH).

Bước 4: Cuối cùng, bạn cần trét bùn phủ kín vào phân để tiến hành ủ trong khoảng 30 ngày. Trong suốt quá trình ủ. Mỗi ngày cần tưới lượng nước vừa đủ giữ ẩm để phân đạt chất lượng tốt nhất.

Cách ủ phân heo nguội

Bước 1: Chuẩn bị lượng phân tươi theo nhu cầu và xếp lớp. Mỗi lớp phân cần rắc trộn thêm 1 – 2% phân lân và nén chặt lại.

Bước 2: Trét bùn phủ kín bên ngoài để tiến hành ủ trong khoảng 6 tháng. Cách ủ phân heo nguội cũng có thể dùng thêm một số loại men vi sinh. Chúng sẽ giúp rút ngắn thời gian ủ.

Sử dụng máy ép phân heo mini

Bên cạnh cách thức ủ truyền thống. Ngày nay, nguồn chất thải từ heo hiện nay còn được sử dụng tạo phân chuồng theo cách nhanh chóng và hiện đại hơn. Đó là sự xuất hiện của thiết bị máy ép phân heo mini. Sản phẩm này rút ngắn quá trình tạo phần chuồng mà vẫn mang đến nguồn phân bón chất lượng. Chúng đạt chất lượng khi sử dụng cho đất và cây trồng.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị này vô cùng đơn giản. Nguồn nguyên liệu sẽ được động cơ của máy hút lên từ hầm chứa. Sau đó toàn bộ phận sẽ di chuyển vào ống dẫn tới buồng ép. Tại đây với các khe hở giữa trục vít và rãnh vít được sắp đặt để độ hẹp thu nhỏ, áp lực lên bùn thải sẽ lớn dần. Từ đó, nước sẽ được tách khỏi bùn và chảy ra từ khe hở. Sự di chuyển của các vòng xoay cũng giúp làm sạch khe hở, phòng tránh kẹt máy. Bã bùn sau khi lọc sẽ được đẩy dần ra ngoài.

Các dòng máy ép mini sử dụng trong hộ gia đình thường có thể tích buồng chứa khoảng 18 – 24l. Như vậy, trung bình mỗi giờ, năng suất làm việc của thiết bị này sẽ cho ra khoảng 500kg phân tươi.

Tổng kết

Phân heo sản phẩm phân bón có nhiều ưu điểm vượt trội, tốt cho cây trồng và đất đai. Chúng không chỉ giúp người chăn nuôi gia súc giải quyết bài toán về chất thải. Mà còn mang lại sự tiết kiệm về kinh phí trồng trọt, làm màu đất đai và đặc biệt là nâng cao năng suất cây trồng. Vì vậy, bà con nên hãy tận dụng tối đa nguồn phân này để ứng dụng vào trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả nhé!

Sử dụng phân heo có gây ô nhiễm môi trường không?

Các hoạt chất hữu cơ trong phân heo đều được thẩm thấu và chuyển hóa thành dinh dưỡng cho đất. Vì vậy, chúng là sản phẩm phân bón không gây hại cho môi trường.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *